-
12-03-2010 11:12 AM #1
Phân tích kỹ thuật không phải là chuyện đùa!
Phân tích kỹ thuật không phải là chuyện đùa!
Đăng ngày: 13:04 06-03-2010 Thư mục: Kiến thức Phân Tích Kỹ thuật
- Quan trọng
Thế nào là phân tích kỹ thuật?
Phân tích kỹ thuật (PTKT) là nghiên cứu các hoạt động của thị trường tài chính. Những người phân tích kỹ thuật nhìn vào sự thay đổi giá cả diễn ra hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc bất kỳ một khoảng thời gian cố định nào đó diễn ra dưới dạng đồ họa, gọi là đồ thị. Vì vậy mà có tên phân tích đồ thị. Người phân tích đồ thị chỉ phân tích đồ thị giá trong khi đó người phân tích kỹ thuật nghiên cứu những chỉ báo xuất phát từ sự thay đổi giá và bản thân đồ thị giá.
Người phân tích kỹ thuật xem xét hoạt động giá trên thị trường tài chính thay vì các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Người PTKT tin rằng nếu có một thông tin liên quan đến một thị trường hoặc chứng khoán thì bạn vẫn không thể đánh giá chính xác thị trường sẽ phản ứng thế nào với thông tin đó. Cùng một lúc có quá nhiều yếu tố tương tác với nhau đến nỗi có thể những thông tin quan trọng dễ dàng bị bỏ qua thay vì được coi là “tâm điểm của ngày”.
Những người PTKT tin rằng tất cả những thông tin liên quan được phản ánh vào giá, ngoại trừ trường hợp những tin sốc như thiên tai hoặc hành động của chúa. Những yếu tố này, tuy nhiên cũng sẽ được phản ánh nhanh chóng.
PTKT bao hàm những dữ kiện cơ bản
Những người phân tích căn bản tin rằng có nguyên nhân và hệ quả giữa các yếu tố căn bản và sự thay đổi giá cả. Có nghĩa là, nếu tin cơ bản là tốt thì giá sẽ tăng, và nếu tin xấu thì giá sẽ giảm. Tuy nhiên, phân tích dài hạn sự thay đổi giá trong thị trường tài chính trên thế giới cho thấy những tương quan này chỉ có trong ngắn hạn hoặc rộng hơn rất ít. Và không có tương quan giữa giá cả và các yếu tố cơ bản trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, điều ngược lại lại đúng. Thị trường chứng khoán là dự báo tốt nhất của xu hướng căn bản trong tương lai. Thông thường, giá cả thường tăng trong một xu hướng tăng trong khi kinh tế vẫn còn đang trong thời kỳ suy thoái (vị trí B trong đồ thị trên), nghĩa là mặc dù không có lý do nào cho xu hướng tăng như vậy cả. Ngược lại, giá cả bắt đầu giảm trong một xu hướng giảm trong khi kinh tế vẫn đang phát triển (vị trí A) và không có yếu tố cơ bản nào cho lý do bán. Xu hướng cơ bản thường có độ trễ nhiều tháng so với xu hướng thị trường chứng khoán. Hơn nữa, điều này không chỉ đúng với thị trường chứng khoán và kinh tế mà còn đúng với xu hướng giá cả của các tài sản cá nhân và thu nhập của công ty. Giá chứng khoán ở đỉnh trước khi thu nhập lên cao điểm và xuống đến đáy trước khi thua lỗ tối đa.
Mục đích của phân tích kỹ thuật là xác định những thay đổi xu hướng xảy ra trước xu hướng căn bản và chưa có ý nghĩa nếu so sánh với xu hướng căn bản hiện tại.
Cảm xúc mạnh hơn tỷ lệ
Hiểu rõ chính bản thân bạn và những kiến thức về thị trường chứng khoán sẽ sớm theo sau. Cái tôi và xúc cảm quyết định nhiều hơn đến những quyết định của nhà đầu tư chứng khoán hơn bất cứ điều thú nhận nào khác.
Trong nhiều năm, chúng tôi đã làm việc với các nhà quản lý tiền tệ và ủy ban đầu tư chuyên nghiệp và thấy rằng họ đã lệ thuộc rất nhiều vào đám đông và các lỗi cảm xúc vô lý khác như bất kỳ nhà đầu tư mới nào. Trong hầu hết trường hợp, họ đã có thông tin tốt hơn, nhưng các sự kiện riêng lẻ không đủ để ra các quyết định có lợi nhuận. Những yếu tố con người, bao gồm một phạm vi xúc cảm từ lo sợ đến tham lam, đóng vai trò lớn hơn trong quá trình ra quyết định hơn hầu hết nhận thức của các nhà đầu tư.
Trong thực tế, hầu hết nhà đầu tư hành động ngược lại với lời khuyện lý trí là mua thấp, bán cao dựa trên phản ứng cảm xúc rất dễ đoán đối với giá tăng và giảm. Sự giảm giá đầu tiên xuất hiện để chống lại nỗi sợ bị lỗ ớ giá thấp hơn khi cơ hội tuyệt vời nhất. Giá tăng lúc đầu xuất hiện như là cơ hội tốt cuối cùng để bán được dẫn đến lòng tham xui khiến mua vào ở mức giá cao hơn. Lý do được thay thế bởi cảm xúc và nhận thức tương ứng với những chu kỳ đều đặn, do đó những ai nhận ra hiện tượng và xu hướng thay đổi trên đồ thị có thể đạt được lợi nhuận tốt từ những kiến thức này. Trong lịch sử, điều này luôn là chỉ báo của thị trường.
Lạc quan, bi quan, lòng tham và nỗi sợ hãi
Tại sao không có nhiều người kiếm được nhiều tiền hơn trong thị trường chứng khoán? Bởi vì, như chúng ta thấy, con người bị thúc đẩy bới lòng tham (lạc quan) khi mua và nỗi sợ hãi (bi quan) khi bán. Con người bị thúc đẩy mua và bán bởi sự thay đổi cảm xúc từ lạc quan đến bi quan và ngược lại. Họ đã tạo ra những kịch bản căn bản dựa trên trạng thái cảm xúc, nó ngăn cản họ nhận ra rằng yếu tố chi phối chính là cảm xúc.
Đồ thị trên cho thấy nếu nhà đầu tư mua dựa trên sự tự tin hoặc sự lạc quan là họ mua ở gần đỉnh. Ngược lại, nếu nhà đầu tư lo lắng hoặc đầu hàng, họ bán gần đáy. Nhà đầu tư vẫn có ấn tượng lạc quan về xu hướng tăng vừa qua sau khi giá đã qua đỉnh và trong phần lớn xu hướng giảm sau đó. Ngược lại, họ vẫn bi quan bởi ấn tượng về xu hướng giảm trước đó trong suốt quá trình ở đáy thị trường và phần lớn thời kỳ tăng điểm tiếp theo. Họ điều chỉnh kịch bản từ lạc quan sang bi quan sau khi trở nên bi quan bởi áp lực của xu hướng giảm hoặc sau khi trở nên lạc quan dưới áp lực của xu hướng tăng.
Sau khi đã trở nên bi quan, nhà đầu tư tạo kịch bản bi quan, họ mong đợi thị trường sẽ xuống nữa khi đã đến lúc để mua vào. Tương tự, trong một xu hướng tăng khi trạng thái chuyển từ bi quan sang lạc quan. Nhà đầu tư hình thành kịch bản tăng sau khi trở nên lạc quan, trong khi phần lớn xu hướng tăng đã kết thúc. Cảm xúc là trở ngại đối với phân tích căn bản. Nhà đầu tư phải học cách mua khi họ lo sợ (bi quan) và bán khi họ cảm thấy phởn phơ (lạc quan). Điều này nghe có vẻ dễ (đơn giản chỉ là ý kiến trái ngược) nhưng nếu không có đồ thị thì rất khó để đạt được. Mục đích chính của PTKT là giúp nhà đầu tư xác định điểm đảo chiều mà họ không thể nhìn thấy bởi các yếu tố riêng lẻ hoặc các yếu tố tâm lý khác. Nếu bạn không có khả năng đọc đồ thị thì hãy tin tưởng chúng tôi qua những bài PTKT.
VNTA
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks