Threaded View
-
13-03-2012 01:05 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Để chấm dứt những cú sốc tăng giá
Để chấm dứt những cú sốc tăng giá
Xung quanh việc điều hành giá xăng, TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách ĐH Kinh tế HN, cho rằng đã đến lúc để thị trường vận hành đầy đủ nhằm tránh những cú sốc tăng giá.
- Với giá xăng dầu vừa tăng ngày 7-3 cộng với khả năng điều chỉnh giá điện khoảng 10%, tôi tính toán năm nay lạm phát có thể tăng thêm so với tiềm năng cũ của nó khoảng 1,6%. Chúng ta luôn cố kiềm chế giá xăng dầu nhưng bản thân việc kiềm chế đó luôn phát sinh những trục trặc không đáng có cho nền kinh tế.
Khi Nhà nước phải buông, nghĩa là chúng ta đã không còn đủ nguồn lực để kiềm chế giá. Các cây xăng biết điều đó nên tự chọn thời điểm để dừng bán, để đưa các nhà làm chính sách vào thế buộc phải quyết định. Vì vậy thay vì nhích dần lên theo đúng tín hiệu thị trường, giá xăng dầu lại được điều chỉnh tăng mạnh, giật cục. Điều này rất dễ sinh ra những cú sốc, tác động mạnh mẽ hơn đến tâm lý tăng giá. Nhà nước đã định hướng xăng dầu theo thị trường thì đây nên là thời điểm khẳng định chấm dứt tình trạng “be bờ đắp đập” để ngăn tăng giá.
VN đã định hướng để xăng dầu theo giá thị trường và có riêng một nghị định cho việc này từ năm 2009. Nếu giá xăng dầu tại VN theo thị trường sâu hơn, chắc chắn nó sẽ giúp điều hành kinh tế của Chính phủ bài bản hơn, lúc thật cần thiết phải can thiệp thì Chính phủ cũng còn nhiều công cụ, dư địa để điều chỉnh.
* Nhưng như thế sẽ rất khó kiềm chế lạm phát theo đúng mục tiêu?
- Một điều phải khẳng định là giá xăng dầu ở rất nhiều nước trên thế giới hiện vẫn cao hơn VN. Tuy nhiên, lạm phát của họ lại thấp hơn VN rất nhiều, chỉ 2-6%/năm. Nên nguyên nhân cơ bản của lạm phát tại nước ta chắc chắn không phải giá xăng dầu. Vì vậy, tôi cho rằng đã đến lúc VN nên dứt điểm chuyển điều hành giá xăng dầu theo đúng cơ chế thị trường.
Việc đó chắc chắn đem lại nhiều cái lợi. Thứ nhất là giúp Chính phủ tập trung hơn vào những giải pháp căn cơ, giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây lạm phát. Thứ hai là giúp tránh được những cú sốc cho thị trường và đặc biệt giúp tạo một thị trường xăng dầu vận hành lành mạnh, có tăng có giảm, dễ tiên đoán hơn, chống được đầu cơ, găm hàng, tạo áp lực tăng giá...
* Việc giữ giá xăng dầu ít nhất cũng giúp người dân giảm được chi phí trong một thời gian?
- Đúng. Nhưng việc chúng ta giữ giá hiện nay thường chỉ tạo sự ổn định rất ngắn hạn. Sau đó, khoảng thời gian giữ giá thấp thực chất không còn nhiều ý nghĩa vì mức tăng giá sau đã bù ngay cho những lần không tăng trước đó. Và áp lực lạm phát do tâm lý, tạo tình trạng té nước theo mưa có thể còn mạnh hơn việc cứ để giá xăng dầu theo thị trường, người tiêu dùng dần quen với giá lên xuống đúng nhịp thế giới.
Một điều nữa có thể khẳng định là với việc can thiệp thị trường hiện nay, người tiêu dùng hưởng lợi không đáng kể, ít hơn rất nhiều các đại lý, tổng đại lý xăng dầu. Và các đại lý xăng dầu có lẽ thích cách điều hành này hơn cả. Bởi chỉ cần một cú giật cục, mua được vài xe xăng về găm lại, khi giá tăng một cây xăng có thể lãi từ 200 triệu đến cả tỉ đồng. Điều này lý giải tại sao thời gian qua các cơ quan chức năng tốn không ít ngân sách mua xăng dầu đổ vào xe đi kiểm tra, xử lý nhưng kết quả vẫn có hàng loạt cây xăng kiên quyết đóng cửa, bán hàng nhỏ giọt... đến tận khi tăng giá. So với những mục tiêu thu được, trong tình hình giá thế giới biến động mạnh như hiện nay, chúng ta không nên tập trung nhiều nguồn lực vào việc giữ xăng dầu như thế.
* Nghĩa là cứ để giá xăng dầu theo thị trường mà minh bạch, còn hơn cứ giật cục, tăng thì nhanh còn giảm thì chậm?
- Nếu giữ được giá xăng dầu, nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc... còn lợi hơn VN rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả các nước đều phải chấp nhận thị trường, thậm chí cả tình trạng các nhà đầu tư đầu cơ, mua đi bán lại xăng dầu. Nên phải khẳng định cách điều hành của các nhà nước khó lòng vượt qua được quy luật thị trường, hành động cũng khó nhanh bằng thị trường, sức mạnh của nhà nước cũng khó lòng đè bẹp thị trường.
Vấn đề là khi cho xăng dầu theo thị trường phải tạo một thị trường và thiết chế cũng như cơ chế giám sát, xử lý nghiêm minh cho nó. Phải thúc đẩy cạnh tranh, hạ điều kiện kinh doanh để các thành phần kinh tế có thể tham gia thị trường xăng dầu dễ dàng hơn. Không nên để tình trạng các doanh nghiệp cùng nhìn nhau, định giá giống nhau và cùng kêu như hiện nay.
Quy định theo thị trường nhưng điều hành theo kiểu cũCầm Văn Kình
Theo nghị định 84/2009 được Chính phủ thông qua, xăng dầu chính thức theo thị trường với nguyên tắc giá xăng tăng đến 7%, doanh nghiệp được tự điều chỉnh giá, chỉ phải thông báo với liên bộ Tài chính - Công thương. Tuy nhiên do lạm phát tăng, cơ chế điều hành xăng dầu luôn được vận dụng theo quy định trong trường hợp đặc biệt “việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Nhà nước công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá”. Vì vậy cơ chế điều hành mấy năm qua cơ bản vẫn gần như cũ. Nhờ đó, một số thời điểm thời gian giữa các lần tăng giá được giãn ra, nhưng bù lại có những lần tăng giá... sốc. Như ngày 24-2-2011, giá xăng tăng đến 2.900 đồng/lít, ngày 7-3-2012 tăng 2.100 đồng/lít trong khi những lần giảm thường chỉ 500 đồng/lít.
Tuổi Trẻ
Xem bài viết: Để chấm dứt những cú sốc tăng giá
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
TCR - CHẬM NHƯNG CHẮC!!!
By had1711 in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 67Bài viết cuối: 10-11-2009, 06:05 PM
Bookmarks