Threaded View
-
11-03-2012 09:01 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 12/03 - 16/03/2012
TECHNICAL VIEW
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 12/03 - 16/03/2012
(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index, HNX-Index, VS 100), chứng khoán Mỹ (Dow Jones), Châu Á (Nikkei 225) và Châu Âu (FTSE 100)
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VN-Index – Test lại vùng kháng cự mạnh. Tuần vừa qua, VN-Index đã test lại một trong những vùng kháng cự quan trọng trong trung hạn: vùng 470 – 485 điểm. Trong vòng 12 tháng trở lại đây, vùng 470 – 485 điểm đã có ít nhất 3 lần quan trọng báo hiệu thành công sự đảo chiều mạnh của giá. Vì vậy, sự sụt giảm mạnh trong các phiên gần đây sau khi đến gần vùng này đã khiến giới đầu tư lo lắng về khả năng lặp lại kịch bản của tháng 02/2011 và tháng 09/2011.
Một tín hiệu khác cũng rất đáng chú ý trong tuần là khối lượng đột biến mạnh trong phiên giao dịch ngày 06/03/2012 và sau đó liên tục sụt giảm mạnh trong các phiên tiếp theo. Đây có thể coi là một dấu hiệu cảnh báo lớn của thị trường về khả năng đảo chiều mạnh trong tương lai bởi vì trong hầu hết các trường hợp đột biến khối lượng trong quá khứ thì theo sau đó thường là một giai đoạn điều chỉnh kéo dài.
Giới phân tích kỹ thuật cũng cho rằng không nên đánh giá thấp dấu hiệu cảnh báo đảo chiều từ mẫu hình engulfing bear. Vì trong vòng 12 tháng qua mẫu hình này đã báo hiệu chính xác 2 lần điều chỉnh mạnh là tháng 06/2011 và tháng 09/2011.
Phân kỳ giá xuống của MACD Histogram với VN-Index cũng đã xuất hiện sau gần 2 tháng hình thành. Vì vậy, nếu như trong tuần sau SMA 200 cũng không thể trụ vững thì việc thoát ra khỏi thị trường là cần thiết đối với nhà đầu tư để tránh sự thua lỗ nặng.
HNX-Index – Cơ hội hay rủi ro? Đa số các nhà phân tích đều cho rằng việc HNX-Index điều chỉnh mạnh trong các phiên gần đây là một cơ hội bắt đáy mới cho những nhà đầu tư lỡ nhịp sóng tăng vừa rồi.
Mặc dù có phiên đột biến khối lượng lớn nhất trong lịch sử vào ngày 06/03/2012 nhưng khối lượng vẫn duy trì mức khá cao trong các phiên cuối tuần. Điều này cho thấy lực cầu phần nào vẫn đang duy trì khá ổn định chứ không hẳn là nhà đầu tư đang tìm cách tháo chạy một cách hoảng loạn khỏi thị trường.
Nhiều khả năng khi HNX-Index test lại đường internal trendline (tương đương vùng 68 – 71 diểm). Sẽ có phục hồi nếu khối lượng duy trì ổn định và không sụt giảm tiếp tục xuống bên dưới đường trung bình 20 phiên gần nhất.
Chúng tôi cũng chờ đợi sự xuất hiện của những mẫu hình nến đảo chiều tăng điểm như Hammer, Doji, Spinning top... để củng cố và làm gia tăng hơn nữa khả năng hồi phục trở lại của HNX-Index khi đến gần vùng 68 – 71 điểm. Tuy nhiên, nếu vùng này bị phá vỡ hoàn toàn thì việc bán ra và đứng ngoài thị trường là cần thiết.
VIETSTOCK INDEX
VS 100: Giảm nhẹ (-0.94%) trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 09/03/2012, VS 100 tiếp tục quá trình điều chỉnh đã có từ các phiên trước đó.
Những phiên giao dịch biến động mạnh gần đây cũng như sự đột biến khối lượng vào giữa tuần đã phần nào cho thấy tâm lý thận trọng đang lớn dần.
VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 09/03/2012, VS-A/D HOSE đạt mức 0.27, tức số mã tăng giá bằng 0.27 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.4, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 0.4 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 0.22 lần và VS-U/D HNX bằng 0.24 lần.
SMA 5 ngày của VS-Arms VN duy trì ở mức 0.45, đây là mức trung bình của chỉ số này nên khả năng tăng trưởng trong thời gian tới không cao.
II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ
Bên mua chiếm ưu thế cả tuần
Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần qua là 90.18 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 34.083 lệnh. Trung bình lệnh mua (4,081 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (4,440 đơn vị/lệnh).
Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là 63.16 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 30,536 lệnh. Trung bình lệnh mua (3,457 đơn vị/lệnh) cũng nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (3,770 đơn vị/lệnh).
HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX hiện nay là: 79.51% cash/ 20.49% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HNX tiếp tục hồi phục khá, gợi ý rằng sự thận trọng đang dần giảm bớt trong những phiên gần đây.
HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 93.44% cash/ 6.56% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE đã đột ngột giảm xuống mức thấp. Như vậy, sự thận trọng đã tăng trở lại trên HOSE và việc mua vào nên tạm thời dừng lại nếu như khối lượng tiếp tục sụt giảm trong những phiên tới.
Theo advisor VS-EMA (Shorterm) thì trạng thái MUA vẫn đang được duy trì trên cả hai sàn nên trong ngắn hạn, khả năng tăng trưởng của thị trường vẫn còn. Điều cần chú ý là nên thận trọng, tránh đua lệnh giá cao nhằm hạn chế thua lỗ ngắn hạn.
III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, FTSE 100, NIKKEI 225
Dow Jones: Ngắn hạn – Phục hồi nhẹ. Dài hạn – SMA 50 chống đỡ tốt
Sau phiên giảm điểm mạnh ngày 06/03/2012, DJIA đã phục hồi nhẹ trong hai phiên giao dịch gần đây. Điều này cho thấy nguy cơ giảm sâu trong ngắn hạn của thị trường Mỹ không thực sự lớn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất hiện nay là DJIA cần phải vượt qua được ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Nếu điều này xảy ra thì một chu kỳ phục hồi mới sẽ bắt đầu.
Sự đi xuống của thanh khoản cũng đã chững lại. Tín hiệu này cho thấy sự thận trọng của các nhà đầu tư trên thị trường Mỹ đã giảm bớt phần nào.
Dài hạn: Sau khi Swing Trd2 và Swing Trd3 của RMO Trade Mode cho tín hiệu bán mạnh thì DJIA đã suy giảm mạnh và test lại SMA 50. Tuy nhiên, ngưỡng này đã hoàn thành tốt vai trò chống đỡ của mình.
Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng dài hạn của DJIA vẫn chưa thể bị đảo ngược khi mà các MA dài hạn vẫn đang trụ vững.
Nikkei 225: Bắt đầu điều chỉnh
Trong tuần trước, Nikkei 225 đã vượt qua vùng đỉnh cũ của giai đoạn tháng 07/2011 và ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Tuy nhiên, trong các phiên gần đây, chỉ số này lại rơi xuống dưới Fibonacci Retracement 161.8%. Như vậy, tín hiệu phá vỡ chỉ là tín hiệu nhiễu.
Mặt khác, Nikkei 225 cũng sắp phá vỡ EMA 10. Nếu trong vài phiên tới EMA 20 cũng bị phá vỡ thì nguy cơ điều chỉnh mạnh sẽ diễn ra.
FTSE 100: Phá vỡ trendline trung hạn
FTSE 100 đã phá vỡ trendline trung hạn khi nhóm chỉ số dao động liên tục duy trì trong vùng overbought trong một thời gian khá dài.
Dự kiến vùng chống đỡ gần nhất của giá là vùng đỉnh cũ (tương đương vùng 5,550 – 5,650 điểm).
Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK
Xem bài viết: Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 12/03 - 16/03/2012
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Phân tích kỹ thuật - Thị trường chứng khoán thế giới
By tigeran in forum CLB PHÂN TÍCH KỸ THUẬTTrả lời: 37Bài viết cuối: 04-04-2016, 02:15 PM -
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 05/03 - 09/03/2012
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 04-03-2012, 11:03 PM -
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 27/02 - 02/03/2012
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 26-02-2012, 05:00 PM -
Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 16 - 20/01/2012
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 15-01-2012, 03:41 PM -
Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 19 - 23/09/2011
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 19-09-2011, 08:45 AM
Bookmarks