Threaded View
-
04-03-2012 11:03 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 05/03 - 09/03/2012
TECHNICAL VIEW
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 05/03 - 09/03/2012
(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index, HNX-Index, VS 100), chứng khoán Mỹ (Dow Jones), Châu Á (Nikkei 225) và Châu Âu (FTSE 100)
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VN-Index – Vẫn duy trì trên SMA 200. Trong tuần vừa qua, điều được giới phân tích kỹ thuật đánh giá cao nhất là VN-Index vẫn duy trì được trên trên SMA 200 – một trong những ngưỡng kỹ thuật hết sức quan trọng. Tín hiệu này cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa giai đoạn hiện nay và tháng 06/2011.
Một điểm khác cũng rất đáng chú ý là nhóm chỉ báo dao động liên tục duy trì trong vùng overbought nhưng VN-Index vẫn giữ vững đà tăng trưởng tốt. Điều này cũng cho thấy động lực tăng trưởng đang được duy trì khá ổn định.
Thanh khoản trong tuần biến động rất mạnh nhưng nhìn chung đều ở mức cao (trên 55 triệu đơn vị/phiên). Nếu như xu hướng này tiếp tục trong tuần tới thì khả năng duy trì được đà bứt phá là lớn.
Trong tuần tới, điều mà giới phân tích quan tâm nhất là liệu phân kỳ giá xuống của MACD Histogram có hoàn thành hay không? Nếu điều này xảy ra (khi MACD Histogram xuống dưới mức 0) và khối lượng dịch chuyển xuống dưới đường trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 48 triệu đơn vị/phiên) thì khả năng có thoái lùi mạnh khá cao. Khi đó, cần thận trọng khi muốn bắt đáy thị trường.
HNX-Index – Khối lượng biến động mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 28/02/2012, HNX-Index đã có phiên giao dịch có khối lượng cao nhất trong lịch sử. Điều này cũng góp phần làm cho tuần vừa rồi trở thành một trong những tuần có mức độ biến động khối lượng mạnh nhất. Giới đầu tư lo ngại sự không ổn định này có thể gây hại cho đà tăng trưởng.
Những phiên tăng giảm đan xen với những cây nến dài chứng tỏ tâm lý thay đổi mạnh và nhanh chóng.
Đà tăng khá mạnh đã giúp HNX-Index về rất gần trendline kháng cự trung hạn. Điểm test đường này có thể tạo thành một turning point quan trọng của giá. Nhiều người đang so sánh giai đoạn hiện nay với tháng 09/2011. Khi đó giá cũng vừa mới phá vỡ SMA 100 và sau đó khoảng gần 2 tuần test lại trendline nhưng thất bại.
Điều này cho chúng ta một định hướng quan trọng cho tuần tới: nếu như không vượt được trendline trung hạn (tương đương vùng 70 – 72 điểm) thì việc bán ra và đứng ngoài thị trường là cần thiết.
VIETSTOCK INDEX
VS 100: Tăng mạnh (+2.78%) trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 02/03/2012, VS 100 tiếp tục đà tăng trưởng đã có từ trước đó.
Tuy nhiên, những phiên giao dịch biến động mạnh gần đây cũng như sự đột biến khối lượng vào giữa tuần đã phần nào cho thấy tâm lý chốt lời đang lớn dần.
Có thể tiếp tục giữ cổ phiếu nếu khối lượng của VS 100 duy trì được mức hiện nay trong những phiên tới, còn nếu kịch bản ngược lại xảy ra thì nên tạm thoát ra khỏi thị trường.
VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 02/03/2012, VS-A/D HOSE đạt mức 3.81, tức số mã tăng giá bằng 3.81 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 26.31, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 26.31 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 3.85 lần và VS-U/D HNX bằng 45.26 lần.
SMA 5 ngày của VS-Arms VN duy trì ở mức 0.28, đây là mức thấp của chỉ số này nên khả năng tăng trưởng trong thời gian tới vẫn còn khá cao.
II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ
Mô hình Định lượng trở lại thận trọng
Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần qua là 115.25 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 28,420 lệnh. Trung bình lệnh mua (4,368 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (4,445 đơn vị/lệnh).
Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là 141.37 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 30,802 lệnh. Trung bình lệnh mua (3,946 đơn vị/lệnh) lớn hơn so với trung bình lệnh bán (3,808 đơn vị/lệnh).
HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX hiện nay là: 86.18% cash/ 13.82% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HNX tiếp tục duy trì mức khá thấp. Điều này đã cho thấy sự thận trọng vẫn còn cao bất chấp sự bứt phá của giá.
HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 86.25% cash/ 13.75% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE cũng duy trì mức tương đối thấp. Như vậy, sự thận trọng đã tăng trở lại trên HOSE và việc mua vào nên tạm thời dừng lại nếu như khối lượng sụt giảm trong những phiên tới.
III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, FTSE 100, NIKKEI 225
Dow Jones: Ngắn hạn – Vẫn giằng co mạnh. Dài hạn – Phân kỳ đã hoàn thành
Các phiên tăng giảm đan xen xuất hiện liên tiếp cho thấy tâm lý trên thị trường Mỹ đang giằng co khá mạnh. Mặc dù có khởi sắc nhưng DJIA vẫn không vượt qua được ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Tín hiệu này cho thấy sức ép của ngưỡng Fibonacci 161.8% là rất lớn khi mà giá đã bước qua tuần thứ 3 liên tiếp duy trì bên dưới nó.
Sự đi xuống của thanh khoản cũng rất đáng chú ý. Tín hiệu này thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư trên thị trường Mỹ đang lên cao.
Dài hạn: Đường Swing Trd2 đã hoàn thành đoạn phân kỳ thứ 3 với DJIA và cắt xuống dưới Swing Trd3 tạo thành tín hiệu bán mạnh của RMO Trade Mode. Điều này có thể đánh dấu sự chấm dứt của đà tăng trưởng trung hạn của thị trường Mỹ.
Nguy cơ giảm sâu của thị trường Mỹ là không quá cao nhưng cần phòng ngừa trường hợp sụt giảm mạnh bất ngờ (thrust down) trong các phiên tới.
Nikkei 225: Vượt lên trên ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%
Thanh khoản liên tục duy trì ổn định giúp cho đà bứt phá của thị trường Nhật Bản ngày càng mạnh dần lên. Trong các phiên điều chỉnh Nikkei 225 nhận được sư hỗ trợ khá tốt của EMA 10 và EMA 20.
Nikkei 225 đã vượt qua vùng đỉnh cũ của giai đoạn tháng 07/2011 và ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Trong vài phiên tới có thể xuất hiện hiện tượng throwback.
FTSE 100: Test lại trendline trung hạn
FTSE 100 đang có dấu hiệu yếu đi sau một giai đoạn tăng trưởng khá dài và chuẩn bị giảm điểm khi mà nhóm chỉ số dao động liên tục duy trì trong vùng overbought trong một thời gian khá dài.
Nếu xuất hiện điều chỉnh mạnh thì trendline trung hạn, các đường MA ngắn hạn như SMA 10, SMA 20 cũng như các mức đỉnh cũ (đã bị phá vỡ) sẽ chống đỡ cho giá.
Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK
Xem bài viết: Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 05/03 - 09/03/2012
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Phân tích kỹ thuật - Thị trường chứng khoán thế giới
By tigeran in forum CLB PHÂN TÍCH KỸ THUẬTTrả lời: 37Bài viết cuối: 04-04-2016, 02:15 PM -
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 27/02 - 02/03/2012
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 26-02-2012, 05:00 PM -
Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 16 - 20/01/2012
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 15-01-2012, 03:41 PM -
Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 03 - 07/10/2011
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 02-10-2011, 09:14 PM -
Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 05 - 09/09/2011
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 03-09-2011, 11:06 PM
Bookmarks