Lý do nước ngoài mua ròng gần 2.000 tỷ
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 5 của 5

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2010
      Bài viết
      872
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Lý do nước ngoài mua ròng gần 2.000 tỷ

      Thứ 4, 17/02/2010, 10:18
      Vốn ngoại trên TTCK Việt Nam: Hình thái mới, hướng chảy mới


      Một số ngân hàng phát hành P-notes đầu tư vào Việt Nam gồm Deutsche Bank, HSBC, Citigroup và Merill Lynch.



      st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

      Dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã quay lại các thị trường mới nổi trong năm 2009. Theo số liệu của Viện Tài chính quốc tế (IIF) thì sau khi dòng vốn ĐTNN có dấu hiệu chảy ra đáng kể khỏi các thị trường mới nổi trong năm 2008, dòng vốn này đã quay trở lại mạnh mẽ trong quý II/2009 (hình 1).

      Tờ Financial Times công bố số liệu của EPFR Global tháng 10/2009 cho thấy kết quả tương tự. Theo số liệu của EPFR Global, dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư nhắm vào thị trường mới nổi đã đạt mức 63,1 tỷ USD vào tháng 10/2009, cao hơn mức kỷ lục 52,7 tỷ USD của năm 2007.

      Vốn ngoại vào các thị trường cổ phiếu mới nổi: Tăng kỷ lục

      Ông Alan Conway, Trưởng bộ phận thị trường cổ phiếu mới nổi của Công ty quản lý tài sản Schroders nhận định, trong vòng 25 năm qua, chưa bao giờ ông thấy mối quan tâm đến các thị trường mới nổi lại tăng nhanh đến như vậy. Một trong n
      hững nguyên nhân là do NĐT bắt đầu nhận ra các thị trường mới nổi hồi phục nhanh hơn các thị trường đã phát triển. Ngoài ra, kinh tế Mỹ cho thấy những dấu hiệu hồi phục bắt đầu từ quý II/2009 cũng củng cố niềm tin là sức cầu mạnh lên của kinh tế Mỹ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi.


      Nguồn: IIF

      Số liệu của IIF cho thấy, các thị trường mới nổi của châu Á là khu vực dẫn đầu trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn này bắt đầu chậm đi trong quý III/2009, sau khi bùng nổ vào quý II. NĐT từ các nước phát triển đã thận trọng hơn trước cảnh báo về những đợt tăng giá "nóng" và khả năng hình thành "bong bóng" giá cổ phiếu mới ở một số thị trường mới nổi chủ chốt như Trung Quốc.

      Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo với các khách hàng của mình là giá cổ phiếu một số thị trường mới nổi không còn rẻ nữa từ giữa quý III/2009; trong giai đoạn này, nhiều nhà kinh tế học cũng lên tiếng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế thế giới.

      Sự kiện Dubai World diễn ra vào những tháng cuối năm 2009 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho NĐT tại các thị trường mới nổi. Hiệu ứng của sự kiện này khiến nhà ĐTNN đòi hỏi một "phần bù rủi ro" lớn hơn, nghĩa là họ muốn tìm kiếm những thị trường mà giá cổ phiếu còn rẻ tương đối so với mức độ rủi ro của nó. Họ xem xét mối quan hệ giữa chất lượng các khoản vay nợ của DN đến giá cổ phiếu. Những DN có dấu hiệu rủi ro về nợ vay sẽ không được ưa chuộng và phải chấp nhận một mức giá cổ phiếu thấp hơn để hấp dẫn NĐT.

      Vốn ngoại vào Việt Nam: Không biến động mạnh

      Khi khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, vốn ĐTNN tại nhiều quốc gia đã bị rút ra, nhưng tại Việt Nam, không thấy dòng vốn này biến động mạnh. Thứ nhất là do thông tin về dòng vốn ĐTNN vào TTCK không được thống kê rõ ràng, do đó khó có sự phản ánh chính xác và kịp thời trên các phương tiện truyền thông về diễn biến dòng vốn này.
      Thứ hai là do việc rút vốn ra khỏi Việt Nam không dễ dàng trong bối cảnh nguồn cung USD không phải luôn thông suốt. Nếu bất chấp hậu quả mà rút vốn thì tổn thất của nhà ĐTNN do biến động tỷ giá là không nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, không có tình trạng rút vốn ào ạt khỏi Việt Nam.

      Khi dòng vốn nước ngoài bắt đầu quay lại các thị trường mới nổi, có thể họ đặt mục tiêu quay lại những thị trường mới nổi quen thuộc hơn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và các thị trường mới nổi ở châu Âu trước khi quay lại Việt Nam. Cộng với việc thống kê về vốn nước ngoài ở Việt Nam chưa rõ ràng, nên chúng ta không cảm nhận được sự di chuyển trở lại của vốn nước ngoài vào Việt Nam.

      Theo báo cáo "Taking Stock" của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 12/2009 thì lượng vốn đầu tư danh mục vào Việt Nam sụt giảm từ mức tăng 6,2 tỷ USD trong năm 2007 xuống mức giảm 0,6 tỷ USD trong năm 2008 và được ước tính không có thay đổi đáng kể trong năm 2009 (hình 2). Có tài liệu trích nguồn số liệu từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội tháng 11/2009 là nguồn vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam khoảng 500 triệu USD.

      Tuy không có đột biến trong dòng vốn ngoại vào và ra trên TTCK Việt Nam, nhưng năm 2009 đã nổi lên một vài sự kiện đáng chú ý, đó là vấn đề về chứng chỉ tham gia đầu tư (P-notes) và "sự kiện rút vốn".

      Bàn về P-notes

      Trong năm qua, P-notes nhận được nhiều mối quan tâm của giới đầu tư chứng khoán, vì có những cảnh báo về tính khó kiểm soát của dòng vốn đầu tư vào những sản phẩm này khiến cho dòng vốn vào - ra có thể tạo ra những bất ổn trên TTCK và khiến rủi ro về rửa tiền ở Việt Nam tăng lên, bởi những người đầu tư vào P-notes không cần đăng ký với cơ quan quản lý.

      Trước tiên, cần xem xét bản chất của P-notes. Đây là công cụ phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là một gói danh mục các chứng khoán được một số tổ chức tài chính nước ngoài sở hữu. Một số ngân hàng phát hành P-notes đầu tư vào Việt Nam gồm Deutsche Bank, HSBC, Citigroup và Merill Lynch. Hiểu đơn giản là các ngân hàng này mua một nhóm cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, sau đó gói lại thành một gói và các NĐT mua P-notes của các tổ chức này phát hành sẽ được hưởng lãi vốn và cổ tức từ gói danh mục đó.

      Đối với một số tổ chức phát hành, danh mục đầu tư cơ sở này là danh mục đầu tư có thời hạn quy định sẵn. Điều này nghĩa là người mua P-notes không thể buộc thanh lý danh mục sớm hơn dự kiến và nếu họ muốn thì chỉ có thể bán nó cho người khác (một số chứng chỉ này được niêm yết). Như vậy, đối với những P-notes mà danh mục đầu tư cơ sở không phụ thuộc vào quyết định của người sở hữu P-notes thì cơ quan quản lý Việt Nam không cần phải quá lo lắng về vai trò của những người sở hữu P-notes, vì dòng vốn di chuyển giữa những người này không ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK Việt Nam.

      Những người này giống như đầu tư vào một quỹ đầu tư do các tổ chức phát hành quản lý và cơ quan quản lý của Việt Nam chỉ cần quan tâm đến giao dịch của đại diện tổ chức phát hành các P-notes này ở Việt Nam. Trong khi đó, những tổ chức này nằm trong tầm quản lý của các cơ quan quản lý của Việt Nam.





      Nguồn: HOSE

      Đối với những P-notes cho phép NĐT được quyền quyết định định kỳ lựa chọn mua bán chứng khoán, nghĩa là tổ chức đầu tư thay mặt NĐT đó để giao dịch mua vào - bán ra cổ phiếu thường xuyên hơn, thì tình hình có vẻ phức tạp và có vẻ sẽ ảnh hưởng đến độ biến động của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi quy kết cho những P-notes dạng này "tội danh" lớn như vậy, cần phải xem lại là quy mô giao dịch của khối nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam có lớn đến mức họ có thể làm thị trường bất ổn hơn nhiều hay không?

      Giao dịch của nhà ĐTNN: Không nên thổi phồng tính quan trọng

      Theo dữ liệu của Sở GDCK TP. HCM (HOSE) thì trong giai đoạn 2005 - 2009, giá trị giao dịch hàng năm của khối ngoại dù là mua vào hay bán ra, thỏa thuận hay khớp lệnh, thường không chiếm hơn 20% giá trị giao dịch của toàn thị trường (hình 3). Do đó, không thể cho rằng, giao dịch của nhà ĐTNN có vai trò chính trong việc tạo ra biến động lớn trên thị trường cổ phiếu Việt Nam.

      Một điểm đáng chú ý là năm 2009, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại giảm đi. Vì vậy, không có gì lạ khi có nhiều nhận định rằng, dòng vốn nội dẫn dắt thị trường trong năm 2009. Như vậy, trong điều kiện hiện tại, những giao dịch có liên quan đến P-notes của khối nhà ĐTNN càng không đáng quan ngại.








      Nguồn: WB



    2. #2
      Ngày tham gia
      Jan 2010
      Bài viết
      872
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Trung Quốc mua 9,6 tỷ đôla cổ phiếu Mỹ


      Danh mục đầu tư có cả Morgan Stanley, Bank of America, Citigroup, Apple, Coca-Cola, Motorola, Visa và BlackBerry.



      Dù suy thoái kinh tế toàn cầu những túi vẫn đầy tiền, các quỹ tài sản nhà nước (sovereign wealth fund) của Trung Quốc năm ngoái đã âm thầm mua hơn 9 tỷ đôla cổ phiếu ở một số tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ, bao gồm cả Morgan Stanley, Bank of America và Citigroup.
      Mặc dù phần lớn đều chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng hiện giờ Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc đang sở hữu cổ phiếu của một số thương hiệu nổi tiếng nhất của Mỹ, bao gồm Apple, Coca-Cola, Johnson&Johnson, Motorola và Visa.
      Danh sách chi tiết các khoản đầu tư với tổng trị giá 9,6 tỷ đôla tính đến 31/12 năm ngoái được công bố hôm 05/02 trong một thông cáo của Ủy ban chứng khoán; danh sách này chỉ tính tới các doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch tại Mỹ.
      Thông cáo này cho biết sơ lược về những gì Trung Quốc đang làm để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối 2 ngàn tỷ đôla bằng cách đầu tư vào cổ phiếu thay vì chỉ dồn vào trái phiếu chính phủ hay các chứng khoán nợ khác do chính phủ hoặc các định chế được chính phủ bảo trợ như Fannie Mae phát hành.
      Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và các quan chức khác liên tục bày tỏ quan ngại về số trái phiếu chính phủ Mỹ đang nắm giữ có thể bị ảnh hưởng xấu vì lạm phát hay vì núi nợ khổng lồ của Mỹ.
      Trung Quốc đang cố “rải tiền” trên phạm vi rộng hơn khi mua chứng khoán do các tập đoàn quốc tế phát hành.
      Nước này cũng đang tìm cách nắm cổ phần chiến lược trong các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cơ bản cho nền kinh tế nước mình.
      Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC), một trong các quỹ nhà nước lớn nhất thế giới, được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 200 tỷ đôla.
      Tổng tài sản của quỹ này nay ở mức gần 300 tỷ đôla và được chờ đợi sẽ sớm được bơm thêm rất nhiều vốn nữa.
      Nữ phát ngôn viên của tập đoàn này không trả lời thư điện tử hay các cuộc gọi xin phỏng vấn.
      Nhưng giới phân tích cho rằng thông cáo trên cho thấy tập đoàn này chỉ đầu tư một phần nhỏ từ khoản vốn 300 tỷ đôla vào cổ phiếu Mỹ.
      Có vẻ quỹ này đang đi theo chiến lược đầu tư thận trọng để đa dạng hóa ra toàn thế giới sau khi đã bỏ phần lớn vốn để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng Trung Quốc.
      “Đó là một con số tương đối nhỏ nếu so với quy mô của quỹ,” GS Tài chính Chang Chun tại Trường Kinh doanh quốc tế Trung Quốc-Châu Âu tại Thượng Hải, nói.
      Quỹ tài sản nhà nước (SWF) này khởi đầu gian truân vào năm 2007 và đầu năm 2008 khi mua 3 tỷ đôla cổ phiếu không có quyền biểu quyết tại Blackstone và thêm 5 tỷ đôla nữa cho 9,9% cổ phần tại Morgan Stanley.
      Cổ phiếu cả hai công ty này rớt thảm hại trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo những lời chỉ trích dữ dội nhắm tới quỹ này.
      Nhưng giới phân tích cho rằng CIC hoạt động tốt trong năm 2009, đặc biệt là vì quỹ này đã mạnh tay mua vào khi thị trường hồi phục.
      Thời điểm mua vào chính xác không được công bố trong thông cáo. Số cổ phần không có quyền biểu quyết tại Blackstone và cổ phiếu ưu đãi tại Morgan Stanley không được liệt kê trong thông cáo, có lẽ là vì chúng chưa được giao dịch.
      Thông cáo cho thấy tập đoàn này sở hữu 19 triệu đôla cổ phiếu tại Bank of America, gần 30 triệu đôla tại Citigroup và khoảng 333 triệu tại đôla Visa cùng cổ phiếu tại nhiều quỹ chỉ số khác.
      Khoản đầu tư đang niêm yết lớn nhất của quỹ này là 1,7 tỷ đôla cổ phiếu Morgan Stanley và gần 650 triệu đôla cổ phiếu BlackRock.
      Cổ phiếu Morgan Stanley được mua tháng 6 năm ngoái khi ngân hàng đầu tư này phát hành 2,2 tỷ đôla cổ phiếu phổ thông để trả lại tiền từ chương trình TARP cho chính phủ Mỹ. Khi ấy CIC mua 1,2 tỷ đôla cổ phiếu này.
      Một số chính trị gia Mỹ từ cả hai **** cảm thấy căng thẳng với động thái này của Trung Quốc và đặc biệt đề phòng việc Trung Quốc có thể dành ảnh hưởng chính trị tại phương Tây tương ứng với số cổ phần họ sở hữu trong doanh nghiệp.
      Bốn năm trước, Quốc hội Mỹ đã ngăn CNOOC, một doanh nghiệp dầu khí quốc doanh của Trung Quốc, mua lại Unocal.
      Trừ Nauy, phần lớn các quỹ SWF không công khai chi tiết khoản đầu tư của mình.
      Ben Simpfendorfer, một nhà kinh tế tại Royal Bank of Scotland, cho rằng quyết định công khai danh mục đầu tư có thể hạn chế những lo ngại về tính bí mật của các khoản đầu tư nhà nước.
      “Điều đó sẽ trấn an các chính trị gia rằng các quỹ SWF của Trung Quốc chỉ là cổ đông thiểu số,” ông nói.
      Các khoản đầu tư ngoài Hoa Kỳ của Trung Quốc rất lớn và đang tăng nhanh. Ở Canada, quỹ này sở hữu 3,5 tỷ đôla cổ phiếu công ty khai mỏ và khoáng sản Teck Resources và 1 triệu cổ phiếu nhà sản xuất BlackBerry, công ty Research in Motion.
      CIC cũng đang mua cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất Australia và mùa thu năm ngoái đã mua 646 triệu đôla cổ phiếu tại Noble Group tập đoàn chuyên về các loại hàng hóa cơ bản với chi nhánh vươn khắp toàn cầu trong các ngành như khai thác quặng sắt hay chế biến đường.
      Giới chức các doanh nghiệp đã nhận đầu tư từ Trung Quốc lên tiếng rằng chuyện kinh doanh không dính dáng gì tới chính trị.
      Richard S. Elman, Chủ tịch và người sáng lập ra Noble, phát biểu tháng trước rằng CIC cũng đầu tư như các doanh nghiệp khác.
      “Họ là doanh nhân, họ muốn thấy kết quả,” ông nói. “Họ không can thiệp vào hoạt động hàng ngày (của công ty).”
      Ngô Minh Tuấn (dịch)
      Theo NewYork Times



    3. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2010
      Bài viết
      872
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Thứ 6, 19/02/2010, 16:19
      Thái Lan bất ổn, đầu tư nước ngoài chuyển sang Việt Nam

      Tình hình chính trị bất ổn ở Thái Lan làm nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định chuyển hướng sang Việt Nam.

      Theo dự đoán của các chuyên gia đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam sau những quan ngại về tình hình chính trị bất ổn ở Thái Lan.



      Ông Nandor von der Luehe, Chủ tịch Liên phòng Thương mại nước ngoài tại Thái Lan, trả lời phỏng vấn của tờ Bangkok Post hôm thứ Tư qua: “Nếu theo dõi chúng ta sẽ thấy dòng tiền của đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam, thay vì đến với Thái Lan như trước đây”.

      Doanh nhân người Thụy Sĩ này cũng nói thêm rằng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển khác với Thái Lan, và đó là lý do tại sao nước này nhận được khá nhiều tiền đầu tư trong thời gian vừa qua.

      Trong năm 2009, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vượt mức 20 tỉ đô la Mỹ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, các khu vui chơi giải trí… trong đó Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 10 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 46% tổng số vốn đầu tư tại đây với hơn 55 dự án lớn nhỏ khác nhau.

      Trong năm 2010, Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch luôn phiên khối Asean và cũng trong năm nay, nhiều chương trình kỷ niệm tròn năm ngoại giao giữa Việt Nam với các nước khu vực Âu châu hy vọng cũng sẽ thu hút lượng đầu tư vào quốc gia có nền chính trị ổn định này.

      26-2 sẽ là ngày Tòa án Tối cáo của Thái Lan ra phán quyết về số tài sản hơn 70 tỉ baht của ông Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan, người bị phế truất trong cuộc đảo chính quân sự vào năm 2006.

      Số tài sản hơn 2 tỉ đô la Mỹ này chủ yếu là từ cổ phiếu và bất động sản đã bị phong tỏa từ năm 2006 đến nay. Một số bình luận gia cho biết có nhiều khả năng tòa án sẽ thu hồi số tài sản này bởi quan điểm cho rằng những gì ông Thaksin có được là qua gian lận và lạm dụng chức quyền.

      Thời điểm này, Thái Lan tràn ngập tin về các cuộc biểu tình lớn, nhiều người thuộc phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin lên kế hoạch kéo về Bangkok bao vây khu nhà chính phủ một khi tòa ra phán quyết bất lợi cho ông Thaksin.

      Đối với các doanh nhân nước ngoài đang làm ăn tại Thái Lan thì ngày 26-2 sắp tới là ngày không mấy dễ chịu. Họ lo ngại sự bất ổn chính trị tại đây sẽ bùng phát trở lại và có khả năng kéo dài làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
      Theo Tường Vi
      TBKTSG



    4. #4
      Ngày tham gia
      Jan 2010
      Bài viết
      872
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Chúc mừng các bác đang cầm cổ

      http://www.vnbusinessnews.com/2010/0...tral-bank.html

      Feb 10, 2010

      Vietnam Bonds Rise After Central Bank Pumps Money Into Market

      VNBusinessNews.com - Vietnamese
      rose on speculation demand from banks for government increased because of a drop in interbank rates. The dong declined.


      The average overnight interest rate fell 30 basis points to 9.37 percent last week, the State Bank of Vietnam said in a statement yesterday. A basis point is 0.01 percentage point.

      “Demand for bonds from large Vietnamese banks has increased because they are benefiting from cheaper borrowing costs in the interbank market,” said Hanoi-based Tran Xuan Tung of the bond department at PetroVietnam Finance Co., the biggest publicly traded company on the City Stock Exchange.

      The yield on the five-year note dropped five basis points to 12.40 percent as of 5 p.m. local time, according to a daily fixing price from banks compiled by Bloomberg. Benchmark bond yields yesterday rose to the highest since Nov. 14, 2008 on concern inflation will accelerate.

      Vietnam’s central bank has injected more than 215 trillion dong ($11.6 billion) into the monetary market by buying back government bonds and bills via open-market operations since the start of the year, figures from the State Bank of Vietnam show.

      The monetary policy maker is taking measures “to stabilize the money market, and ensure sufficient funds in the banking system,” the State Bank said in a statement released at a press briefing last week.

      The dong weakened by 0.2 percent to 18,479 against the dollar from 18,440 yesterday, according to prices from banks compiled by Bloomberg. It touched a record low of 18,500 on Nov. 26. The State Bank allows the to trade as much as 3 percent on either side of a rate that it sets each day. Today’s reference rate was 17,941, unchanged since Dec. 10.

      The currency traded at about 19,175 per dollar at money changers in City, from 19,215 yesterday, according to a telephone directory information service run by state-owned Vietnam Posts & Telecommunications. (Bloomberg)

    5. #5
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      266
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Giá trị sổ sách là giá trị của cổ phiếu. Mà hiện tại có tới 150 mã cổ phiếu có giá giao dịch dưới giá trị sổ sách.

      Nếu một doanh nghiệp sản xuất ra một hàng hóa A. Thì hàng hóa A đó có giá bán lớn hơn giá thành khi tạo ra hàng hóa A. Cũng như một sản phẩm một Cổ phiếu khi giao dịch trên sàn cũng có giá thành đó là "Giá trị sổ sách". Nhưng một nghịch lý ở sàn CK VN thì giá trị sổ sách chẳng đáng quan tâm tới vì toàn dân lướt có sóng oánh bạc với nhau và rất nhiều cổ phiếu đang ở dưới giá trị sổ sách và làm ăn không hề có nguy cơ thua lỗ.

      Nhưng Tây lông họ đầu từ dài hạn thì họ rất quan trọng tới các chỉ số và độ ổn định trong làm ăn của DN. Và họ rất thích cổ phiếu có giá trị dưới giá trị sổ sách.

      Năm mới em quyết định thay đổi cách chơi, theo em có chỉ số tốt và đặc biệt là nhưng em có giá thấp hơn giá trị sổ sách. Bác nào đồng tình múc theo ...........

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình