kính lão đắc thọ, hãy tập phân tích đi nhé các chú

Trích dẫn Gửi bởi vikki Xem bài viết
Phân tích của chiên gia, Bùi Kiến Thành:

Việc dừng gói bù lãi suất 4% đúng thời hạn, vào ngày 31/12/2009 vừa qua cũng khiến doanh nghiệp phải làm quen với một mặt bằng lãi suất mới. Không ít trường hợp đang làm việc với lãi suất 6,5% đã sốc khi phải chịu mức lãi 12%. Chi phí vốn đầu vào tăng gấp đôi như vậy, quả là một thử thách.
Trong bối cảnh đó, một số ý kiến lại cho rằng cần tiếp tục nâng lãi suất cơ bản để ngăn chặn lạm phát có thể trở lại trong năm 2010. Quan điểm này chưa hẳn đã đúng.
Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng như trong năm 2009, đương nhiên sẽ mang đến một số hệ quả không mong muốn. Lạm phát là điều người ta có thể thấy trước chứ không phải một tai nạn. Nhưng thấy trước điều đó là để đưa ra biện pháp khắc phục chứ không phải “đạp phanh”, khiến bánh xe kinh tế dừng lại. Nền kinh tế là một thực thể sống, phải nhấn mạnh yếu tố phát triển ổn định bền vững. Doanh nghiệp cần vốn để tồn tại và phát triển ổn định. Nếu cắt nước, đồng sẽ cháy, ruộng sẽ khô.
Việc chấm dứt gói hỗ trợ lãi suất 4% có thể coi là một quyết định hợp lý. Việt Nam không cần và không thể tiếp tục dùng tiền ngân sách để bù lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng nhất thiết phải có biện pháp thay thế để giảm sốc. Chẳng hạn, có thể ưu tiên cho một số lĩnh vực tín dụng nhất định, tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại…
Đảm bảo sức khỏe của nền kinh tế là nhiệm vụ của chính sách tài khóa, của Ngân hàng Nhà nước. Giống như một bác sĩ thể thao, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm, hàng ngày, hàng giờ, phối hợp với hệ thống ngân hàng thương mại đo đếm xem nền kinh tế cần bao nhiêu vốn, giống như đo áp suất máu của vận động viên. Phải làm sao cho khi vận động viên đủ sức thi đấu, huyết áp không quả cao để bị “vỡ tim”, cũng không quá thấp để anh ta kiệt sức. Để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước cần phát huy hơn vai trò một ngân hàng trung ương, có tính độc lập tương đối trong một số quyết định.
"Nền kinh tế là một thực thể sống, cần được phát triển ổn định, bền vững". Ảnh: N.M Đối với những lĩnh vực cụ thể của hoạt động tài chính, tôi cho rằng năm 2010 là một năm tương đối phức tạp.
Nhiều chuyên gia cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong năm 2009 có động lực khá lớn từ nguồn vốn hỗ trợ lãi suất ngắn hạn. Dòng vốn này giải ngân lớn nhất vào quý II. Nếu tính theo kỳ hạn 8 tháng thì thời gian đáo hạn sẽ là quý I năm nay. Đến thời điểm đó, lực bán trên thị trường sẽ rất lớn, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Vn-Index.


(trích từ VNexpress)


Như vậy sau tết VNI sẽ đón ngay thông tin khá tiêu cực đó là CPI-lạm phát tháng 2, dự báo sẽ tăng rất mạnh do nhiều nguyên nhân.

Tiếp đến chúng ta sẽ đón nhận thông tin về LSCB sẽ áp dụng cho tháng 3. THông tin này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến VNI. (nếu chú ý thì các phương tiện truyền thông gần đây đã cho 1 số tin hiệu sẽ có điều chỉnh LSCB).

Để cải thiện nguồn vốn cho ngân hàng thì nhiều khả năng LSCB sẽ tăng, đẩy chi phí DN tiếp tục tăng và như vậy lợi nhuận chắc chắn sẽ tuột giảm thê thảm.

Bên cạnh đó dòng vốn cho TTCK sẽ suy giảm mạnh. Do lãi suất cho vay ở mức cao kỷ lục.

NDT cũng nên chú ý, năm 2010 nhiều DN sẽ không còn hoàn nhập dự phòng như REE, SAM, SSI, BHS .... chắc chắn sẽ phải đi trên đôi chân của mình. Sống thất bằng mảng kinh doanh chính của mình.

Nếu DN nào năm 2009 có tỷ lệ hoàn nhập dự phòng cao trong cơ cấu lợi nhuận thì năm 2010 sẽ LN sẽ giảm thê thảm. Thậm chí có thể giảm từ 50-70% lợi nhuận so với năm 2009! ( như REE, SAM ...)

Chúng ta cũng cần chú ý, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ làm những DN có vay nợ ngoại tệ nhiều như PPC, PVT, VIP,VSP,HT1, BCC.... sẽ tiếp tục thua lỗ rất nặng từ đợt điều chỉnh tỷ giá lần 2.


Còn các DN ngành BDS thì do thắt chặt tiền tệ chắc chắn thị trường BDS sẽ trầm lắng, và điều chỉnh. Lợi nhuận ngành này sẽ giảm mạnh. (Ai dám vay với LS 18-20% đi mua BDS????). P/E ngành nay hiện tại quá cao. Chắc chắn sẽ có 1 đợt suy giảm rất mạnh.


Có người nói P/E của VN thấp, nhưng nếu lợi nhuận DN trong năm 2010 giảm mạnh thì giá hiện tại là đắt chứ không hề rẻ.

Cùng với việc lên sàn ồ ạt của nhiều DN, hiện tại nguồn cung đã quá lớn. Thanh khoản gần đây sụt giãm là 1 rủi ro cực kỳ lớn.


Tôi tin rằng Vietnam Index chưa thật sự tạo đáy, và sẽ phải đi tìm 1 cái đáy mới trong khoảng thời gian sắp tới đây. ( có thể đáy ở vùng 370-380)