Trích dẫn Gửi bởi bn_rong Xem bài viết
chào các bác, lâu quá mới ghé vào thăm e apc.... e này ngày càng to mông quá. E nó có ngành nghề kd rất độc đáo, mọi năm trc làm ăn rất tốt. Nhưng theo e cảm nhận từ khi lít đờ thay đổi đến nay có vẻ là có biến trong kd hay sao ý. Cổ tức ngày càng tèo dần, mông ngày một to, từ ngày lên sàn đến nay e nó tăng k bao nhiêu mà tèo thì thảm. Trước đây chưa có mảng chiếu trái cây (chỉ chiếu thủy sản) lợi nhuân đem lại ăn toác mỏ, thế mà giờ có thêm mảng chiếu trái cây nữa vậy mà phải điều chỉnh giảm doanh thu, cổ tức ????? Có bác nào rành tin phân tích dùm e với. E cũng đang ôm e to mông này...thắc mắc thì nhiều, giờ hỏi éo biết hỏi ai....chắc phải đợi đến DHCD ....
Em cũng như bác tìm mãi trên mạng mới thấy thông tin này. Lý lịch Ông Vương Đình Khoát như vầy sao lại đễ điều hành APC nhỉ ???. Lại ngựa quen đường cũ thôi
Theo thông tin rò rĩ từ nội bộ thì từ lúc xuất khẩu trái thăng long chỉ toàn tử huề vốn đến lỗ thế mới kinh chứ

PHÁP LUẬT
Thứ năm, 3/1/2002, 09:32 GMT+7

Giám đốc Cao su Chư Păh nhận một phần tội


Phan Ngọc Thanh (phải) và Vương Đình Khoát trước toà.

Tại ngày xét xử đầu tiên (2/1) vụ án tham ô tại Công ty cao su Chư Păh, Gia Lai, bị cáo Phan Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty) đã nhận "gửi khống" hơn 77.000 công lao động của công nhân, rút ruột Nhà nước hơn 1 tỷ đồng. Song ông ta khẳng định việc này đã được "bàn thống nhất" trong Ban giám đốc, kế toán trưởng và trưởng, phó các phòng ban.
Các bị cáo Vương Đình Khoát (kế toán trưởng) và Phan Lộc (phó giám đốc) cũng thừa nhận có cuộc "họp kín" này. Ông Lộc không nhớ thành phần tham dự cuộc họp.
Khoát khai, sau khi "cân đối" công lao động theo yêu cầu của giám đốc Thanh, thì thấy năm 1999 toàn công ty "thừa khoảng 1,4 tỷ đồng" tiền công kiến thiết cơ bản. Để thanh toán, Ban giám đốc thống nhất gửi khống hơn 77.000 công vào lương công nhân để các nông trường trực thuộc rút ra chi trái phép.
Số tiền này, Khoát nhận về 742 triệu đồng không chứng từ. Khoát khai đã dùng 114 triệu đồng chi tiếp khách theo lệnh giám đốc, còn 628 triệu đồng chia nhau như "đã bàn bạc lúc đầu", trong đó Thanh nhận 140 triệu đồng, Khoát 89 triệu đồng, hai phó giám đốc Lộc và Bình mỗi người 110 triệu đồng.
Tuy nhiên, trước cơ quan điều tra, chỉ có 3 người khai là nhận 7 triệu đồng; 11 người khác (kể cả ông Thanh) phủ nhận. Trên cơ sở này, kết luận điều tra đã quy toàn bộ số tiền tham ô cho Khoát. Tới cáo trạng thì VKS có lập luận riêng: Khoát tham ô 89 triệu đồng, số còn lại quy trách nhiệm chung.
Tại toà, tuy đã thừa nhận chủ trương gửi công khống, nhưng giám đốc Thanh lại khẳng định không biết gì về số lượng công, Nhà nước bị thiệt hại thế nào từ chủ trương này. Ông ta cũng "không biết gì" về việc sử dụng số tiền trên.
Điều không có trong hồ sơ vụ án
Cả kết luận điều tra của công an và cáo trạng của VKSND tỉnh Gia Lai đều cho rằng cuộc họp bàn chủ trương nâng công khống được tiến hành "khoảng đầu tháng 8/1999". Song theo các hóa đơn, chứng từ thanh toán công tác phí, lương, chấm công thì: Thanh liên tục đi công tác các tỉnh từ ngày 27/7 đến 19/8/1999, và từ 28/8 đến 11/9/1999; Lê Thị Châm vắng mặt ở công ty từ ngày 10/8 đến 7/9/1999, Trịnh Thị Vân vắng mặt từ ngày 10/8 đến 16/8. Khoát cũng đi học ở TP HCM hai khoảng thời gian đầu tháng 8 và đầu tháng 9/1999. Còn phó giám đốc Phan Lộc thì chỉ đạo trồng giặm cao su tại Nông trường Ia Pếch suốt trong tháng 8 đến đầu tháng 9/1999 theo lệnh điều động của giám đốc Thanh.
Có nghi vấn rằng đây là cuộc họp không có thật, do những kẻ tham ô bịa ra để buộc cả 14 người có công tố giác tội phạm (trong đó có phó giám đốc Bình, hai giám đốc nông trường trực thuộc Nguyễn Thuận và Trần Anh Phố) và một số người khác cùng "chết chìm".
Phan Ngọc Thanh còn có "chỉ thị" bằng văn bản, theo đó, người không trực tiếp xuống hiện trường cũng buộc phải ký biên bản nghiệm thu, với yêu cầu số lượng công khống, định mức... không được khác với năm trước đó.
(Theo Lao Động)

Theo dòng sự kiện:


Giám đốc Công ty Cao su Chư Păh lừa công nhân để tham nhũng
Dưới sự "đạo diễn" của nguyên giám đốc Phan Ngọc Thanh, một dây gồm 14 cán bộ của Công ty Cao su Chư Păh, Gia Lai, đã trở thành bị can của vụ án gây thất thoát và tham ô trên 1,7 tỷ đồng. Vụ án được coi là nghiêm trọng nhất ở Tây Nguyên.
Sau cuộc họp của lãnh đạo công ty tháng 8/1999 mà nội dung chủ yếu là "tìm nguồn thanh toán công nợ và chi đối ngoại", Phan Ngọc Thanh đã mời giám đốc các nông trường trực thuộc Ia Phú, Hoà Phú, Ia Pếch, Ia Nhin là Nguyễn Thuận, Trần Anh Phố, Thái Bá Tuê, Vũ Quốc Thạo và đội trưởng vườn ươm Ngụy Thị Loan, lên gặp riêng, đề nghị các đơn vị giúp "tháo gỡ khó khăn" cho công ty, bằng cách lập các bản nghiệm thu khống công lao động của công nhân, nâng số công nhiều hơn thực tế... để tiện thanh quyết toán, rút tiền chi dùng.
Với sự hỗ trợ đắc lực của kế toán trưởng Vương Đình Khoát, chỉ trong 3 tháng cuối năm 1999, tổng số tiền quyết toán khống của 5 đơn vị trực thuộc lên tới hơn 1 tỷ đồng, ứng với hơn 77.000 công lao động không có thực. Thủ đoạn được sử dụng đơn giản đến khó tin: Hàng nghìn công nhân đã bị lừa gạt ký nhận vào các bảng lương mà sau đó chỉ được nhận một số tiền thấp hơn...
Trong số tiền hơn 1 tỷ đồng trên, các đơn vị đã đưa cho cá nhân Khoát hơn 836 triệu đồng (số còn lại được đưa vào nộp phí công đoàn, chi hỗ trợ quản lý và chi khác). Khoát khai, riêng chi giao dịch tiếp khách của Ban giám đốc đã là 114 triệu; 13 cán bộ và tập thể Phòng tài chính - kế toán được "ăn chia" đến 543 triệu đồng, cá nhân Khoát chỉ hưởng khiêm tốn... 89 triệu đồng. Kết quả xác minh cho thấy, sau đó, Thanh và Khoát còn nhiều lần chỉ đạo thực hiện nhiều vụ rút tiền, quyết toán khống để chi phí cho sửa chữa nhà xưởng, quản lý xí nghiệp, mua vật tư, chi đối ngoại, lập hồ sơ cày và chăm sóc cao su khống, tạm ứng lương công nhân ở các nông trường, để phục vụ cho các chuyến đi công tác của sếp, hết hơn 227 triệu đồng. Kết quả giám định tài chính công ty năm 1996-2000 còn cho thấy, công ty đã chi phí khống cho hội nghị, giao dịch, khánh tiết vượt mức quy định đến hơn 415 triệu đồng...
Riêng chi đối ngoại và tiếp khách, đáng "nể" nhất là giám đốc Thanh với việc ký 208 phiếu chi, gây thiệt hại trên 300 triệu đồng; phó giám đốc Võ Văn Bình 255 phiếu, trên 357 triệu; Khoát 297 phiếu, trên 418 triệu đồng...
Sau khi khởi tố tổng cộng 14 bị can, bắt khẩn cấp Phan Ngọc Thanh, Vương Đình Khoát và Phạm Xuân Tấn, ngày 2/7, Cơ quan Điều tra Gia Lai đã chuyển danh sách đề nghị truy tố sang VKSND tỉnh, đề nghị truy tố Khoát về tội cố ý làm trái và tham ô hơn 1,4 tỷ đồng; Trần Duy Vường về tội tham ô hơn 22 triệu đồng. Riêng giám đốc Thanh bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, phải chịu trách nhiệm về việc cố tình gây thiệt hại hơn 1,7 tỷ đồng.
Cùng tội danh với Thanh, chủ yếu là do cùng ký vào nhiều văn bản nghiệm thu khống gây thiệt hại hàng tỷ đồng, là các bị can Phó giám đốc công ty, Phan Lộc, cùng với các cán bộ Thái Bá Tuệ, Phạm Xuân Tấn, Lê Thị Châm, Trịnh Thị Vân, Lã Ngọc Uyên, và nhân viên Nguyễn Thị Thanh Hiền và Lê Thị Hoa. Riêng các bị can Võ Văn Bình, Nguyễn Thuận, Trần Anh Phô được đề nghị miễn tố do "đã có công tố giác và cung cấp chứng cứ sai phạm cho cơ quan chức năng".
(Theo Lao Động)