Threaded View
-
04-02-2010 03:50 PM #3
- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 18
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Cẩn trọng ủy thác đầu tư
Cẩn trọng ủy thác đầu tư
Thị trường đi lên cũng là lúc hoạt động huy động vốn ủy thác từ khách hàng của các môi giới hay những quỹ đen trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khó có thể đảm bảo những khoản ủy thác đầu tư này sẽ có lãi, bởi hợp đồng chỉ dựa vào niềm tin. Đến khi bị thua lỗ, NĐT chỉ biết kêu trời.
Khách hàng luôn nắm đằng lưỡi
Từ cuối năm 2006, khi VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm, giao dịch sôi động, cũng là lúc hoạt động huy động vốn ủy thác đầu tư từ khách hàng trở nên rầm rộ. Các môi giới tranh thủ niềm tin của khách hàng, nhận tiền ủy thác từ khách để chơi CK, săn lùng những NĐT ít kinh nghiệm hoặc không có thời gian thường xuyên theo dõi thị trường. Thâm chí, họ còn rao rôm rả trên các diễn đàn với tỷ lệ ăn chia hấp dẫn, khẳng định bảo đảm 100% có lãi, chỉ được chứ không mất.
Năm 2008, TTCK đi xuống, hoạt động này gần như chết hẳn. Đến năm 2009, TTCK hồi phục cũng là lúc hoạt động này sôi động trở lại với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Thủ tục ủy thác rất đơn giản, chỉ cần một hợp đồng nêu rõ tỷ lệ ăn chia giữa các bên, nếu thân hơn sau cái gật đầu là môi giới tha hồ sử dụng tài khoản của khách để mua bán. Đối với những NĐT thích được tư vấn và tự giao dịch, môi giới sẽ hưởng 7-10% trên số lãi, nếu lỗ khách chịu hoàn toàn. Trường hợp khách muốn giao hết vốn cho môi giới quản lý, tỷ lệ ăn chia theo thỏa thuận.
Thông thương nếu chọn phương án lỗ khách hàng chịu hoàn toàn, số lãi thu được chia tỷ lệ 2:8 (môi giới hưởng 20% lãi, còn lại của khách) hay 3:7, 4:6, 5:5…Với hợp đồng môi giới chịu hoàn toàn rủi ro, hoặc một phần rủi ro (khoảng 30%), tỷ lệ ăn chia tiền lời là 7:3 hoặc 8:2.
Ngoài phần tiền khách ủy thác, môi giới còn kiếm thêm nhờ vào việc sử dụng các đòn bẩy tài chính (ĐBTC) của CTCK nơi khách mở tài khoản, tùy theo mức tiền khách đầu tư.
Một môi giới trên sàn CK cho biết, chỉ với 100 triệu đồng của khách, khi sử dụng ĐBTC anh có thể mua CK với 200 triệu đồng, sau 2 ngày mới phải trả số tiền 100 triệu đồng vay thêm từ công ty (số ngày có thể tăng lên tùy thuộc vào vốn ban đầu). Nếu sau 2 ngày, dù anh chưa trả được số tiền đó vẫn có thể mua thêm tối đa 70 triệu đồng nữa bằng cách cầm cố 50% tiền hàng. Cứ thế, số lần cầm cố này có thể lên nhiều lần, lãi suất của khoản vay thêm đó là 0,05%/ngày. Lúc này môi giới thỏa sức mua bán, nếu có rủi ro gì, người chịu trận cuối cùng vẫn là NĐT.
Săn khách hàng
Không chỉ các môi giới huy động vốn từ khách mà rất nhiều CTCK cũng tham gia hoạt động này. Khách hàng của các CTCK chủ yếu là VIP, các tổ chức có tiền nhàn rỗi. Theo luật, chỉ có các quỹ đầu tư mới được phép huy động vốn ủy thác của NĐT, nên nhiều CTCK lách luật bằng cách cho môi giới của công ty ký hợp đồng với khách, trong hợp đồng đó có những điều khoản liên quan đến CTCK để đảm bảo uy tín với NĐT.
Một cách mở rộng thị phần phổ biến hiện nay của các CTCK là liên kết với một nhóm đầu tư. Nhóm đầu tư này sẽ dẫn khách hàng của mình đến mở tài khoản tại CTCK và hai bên ăn chia chi phí giao dịch, tỷ lệ chia thường 50:50 hoặc 70:30 (CTCK ăn 70% phí, còn lại của nhóm đầu tư). Còn vấn đề ủy thác như thế nào, ăn chia với khách hàng ra sao do nhóm đầu tư tự làm việc với khách, CTCK không tham gia. Các sản phẩm những nhóm đầu tư này đưa ra cũng rất phong phú. Thông thường, nếu khách ủy thác vốn cho họ làm, thời gian trong hợp đồng có thể theo quý hoặc theo tháng, số tiền tối thiểu nhận ủy thác vào khoảng 300 – 500 triệu đồng. Khách hàng được hưởng lãi suất dao động 13 – 15% (cho dù họ thua lỗ), lãi suất này luôn đảm bảo cao hơn lãi suất ngân hàng. Đồng thời, nếu nhóm đầu tư chơi có lãi, khoản lãi này sẽ chia theo tỷ lệ 2:8 (khách 20%, nhóm đầu tư 80%). Cũng có khi khách hàng giao toàn quyền cho nhóm đầu tư chơi và hưởng lãi suất cố định 25%.
Với một số CTCK nhỏ, những nhóm đầu tư này có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị phần cho công ty. Thậm chí, đôi khi các nhóm đầu tư này còn đưa ra những yêu sách với CTCK. Giám đốc bộ phận của một CTCK cho biết: “Có nhóm đầu tư quen với nhiều khách hàng VIP, đến CTCK yêu cầu hợp tác làm ăn và đưa ra những yêu cầu thái quá như đòi bán CK ngày T+, đòi ký quỹ 10%… Nếu không được, họ dọa sẽ kéo khách sang công ty khác”.
Rủi ro tiềm ẩn
Không phải lúc nào môi giới cũng đầu tư có lãi, nhất là khi thị trường đi xuống. Nhiều nhóm đầu tư vì cái lợi trước mắt, chấp nhận ăn lời thấp, giao dịch thật nhiều lần để hưởng phí giao dịch. Anh Cường, NĐT mới tham gia vào thị trường – kể: “Sau nhiều lần được một nhóm đầu tư tư vấn thấy có lãi, tôi quyết định giao toàn quyền sử dụng vốn cho họ. Nhóm này dùng tiền mua CK lúc VN-Index vượt trên 600 điểm, thua lỗ 2 tỷ, mất khả năng thanh toán. Tôi một phần vì nể, phần vì nghĩ nếu có ép buộc họ cũng không có tiền trả, nên không kiện, ngậm ngùi chờ thị trường lên lại”. Trường hợp của anh Cường không hiếm, nhất là đối với nhiều NĐT tin người, hiểu biết không sâu về thị trường.
Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh CK (UBCKNN) cho rằng, NĐT quá cả tin khi giao tiền của mình cho người khác quản lý. Vì đây là các hợp đồng dân sự, do cá nhân ký kết với nhau nên UBCKNN khó kiểm soát được. Những vụ làm ăn này cũng nằm ngoài sổ sách của CTCK, dù tiến hành thanh tra thường xuyên cũng không phát hiện. Thậm chí ngay cả khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, theo luật, UBCKNN cũng không thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho NĐT. Chính vì thế, NĐT cần phải cảnh giác hơn với những hoạt động này.
Khánh Ly
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Last edited by billstock; 08-02-2010 at 04:51 PM.
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Bạn có thể xem các khuyến nghị giao dịch và phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức và chuyên gia uy tín được cập nhật từng phút trên website DautuCK.com DautuCK.com có hỗ trợ khi xem trên điện thoại di động.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks