-
04-02-2010 12:30 PM #1
- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 18
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thông tin về công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư tại Việt Nam
UBCK siết quản lý danh mục đầu tư
Các tổ chức, công ty không phải là công ty quản lý quỹ phải chấm dứt hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho các tổ chức, cá nhân.
Mặc dù Bộ tài chính đã quy định rõ chỉ các công ty quản lý quỹ mới có quyền được quản lý các danh mục đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế một số công ty không phải là công ty quản lý quỹ nhưng vẫn thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, nếu phát hiện sẽ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Ngoài Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), công ty quản lý quỹ còn chịu sự giám sát của Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Hiện nay khoảng 34 công ty quản lý quỹ đang tham gia họat động tại Việt Nam với số vốn điều lệ khoảng từ 8 tỉ đồng đến 110 tỉ đồng.
Theo thống kê trong Báo cáo Quỹ đại chúng các thị trường mới nổi của Rothschild, từ đầu năm đến nay, tất cả các quỹ đầu tư vào chứng khoán niêm yết đều có lãi, trong đó mức tăng giá trị tài sản ròng (NAV) thời điểm 31/8/2009 so với đầu năm 2009 ấn tượng nhất lên tới 82% thuộc về Quỹ Vietnam Emerging Equity Fund.
Cùng thời điểm trên, các quỹ khác cũng có mức tăng ấn tượng như: Quỹ PXP Vietnam Fund (tăng 75,4%); Quỹ Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (tăng 69,7%), Manulife Progressive Fund (tăng 64,1%)…
Ngay trong báo cáo của Công ty Quản lý Quỹ Vietnam Asset Management Limited (VAM), cả ba quỹ đại chúng do VAM quản lý đều có mức sinh lợi khá cao tính đến thời điểm hiện nay. Trong đó, Quỹ Vietnam Emerging Market Fund (VEMF) có mức tăng NAV thời điểm 31/8/2009 so với đầu năm 2009 là 46,4%, Quỹ HLG Vietnam Fund (HLGVF) cũng đạt được mức tăng NAV ấn tượng, với mức tăng NAV là 65,6% …
Lê Linh
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Last edited by billstock; 08-02-2010 at 04:51 PM.
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Bạn có thể xem các khuyến nghị giao dịch và phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức và chuyên gia uy tín được cập nhật từng phút trên website DautuCK.com DautuCK.com có hỗ trợ khi xem trên điện thoại di động.
-
04-02-2010 12:33 PM #2
- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 18
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Ủy thác đầu tư – Cách giảm thiểu rủi ro
Thiếu kiến thức tài chính – chứng khoán, thời gian thu thập, nghiên cứu thông tin, không am hiểu thị trường chứng khoán (TTCK), vốn đầu tư ít…, các nhà đầu tư (NĐT) nhỏ lẻ đang tham gia vào TTCK với nhiều bất lợi trong khi rủi ro trên thị trường thì rất lớn.
Dù vậy, rất nhiều người vẫn tiếp tục đổ tiền, thậm chí thế chấp nhà cửa vay vốn để kinh doanh chứng khoán. Tình trạng này khiến các cơ quan quản lý, các chuyên gia tài chính chứng khoán lo ngại. Theo các chuyên gia, các NĐT này chỉ nên tham gia TTCK thông qua việc ủy thác vốn đầu tư cho các công ty quản lý quỹ, đó là một kênh phổ biến trên thế giới tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người VN.
Anh Bình – kế toán trưởng của một doanh nghiệp (DN) dịch vụ – dù công việc rất bận rộn nhưng thấy bạn bè ai cũng đầu tư chứng khoán, mọi nơi mọi chỗ đều nói chuyện về chứng khoán nên cũng tham gia theo cách “mấy ông mua gì tôi mua cái đó”. Một NĐT khác là chị Liên, không hiểu gì về chứng khoán nên chị chơi theo cách “phó thác” cho người cháu với hy vọng “có chút dưỡng già”. Dân chơi chứng khoán “tay ngang” như anh Bình, chị Liên hiện nay rất nhiều và theo các chuyên gia chứng khoán, rủi ro mà họ có thể gặp phải là rất lớn.
Chủ tịch UBCK Nhà nước, ông Vũ Bằng trong cuộc giao lưu về chứng khoán do Báo điện tử **** Cộng sản VN tổ chức gần đây đã khẳng định: “TTCK liên tục tăng cao, tăng nhanh so với tốc độ phát triển của DN, hình thành nhiều vòng xoáy trên thị trường và nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm sẽ chịu thiệt thòi, rủi ro”.
Dù những cảnh báo được phát đi liên tục nhưng các sàn chứng khoán vẫn thường xuyên trong tình trạng quá tải. Số lượng NĐT, đặc biệt là NĐT cá nhân, nhỏ, lẻ ngày càng nhiều. Trong các buổi giao lưu trực tuyến về chứng khoán tổ chức trên Thanhnien online cũng như trên các báo mạng khác, câu hỏi thường được đặt ra với các chuyên gia là: “Tôi muốn tham gia TTCK nhưng không có thời gian hoặc không hiểu biết về TTCK thì phải làm thế nào?”…
Theo chuyên gia chứng khoán tài chính Huy Nam, công ty quản lý quỹ chính là câu trả lời cho vấn đề này. Hiểu một cách đơn giản, công ty quản lý quỹ là một tổ chức trung gian đứng ra để đầu tư sinh lời cho một cá nhân hay tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Ví dụ như thỏa thuận về tỷ lệ đầu tư chứng khoán ra sao, trên sàn bao nhiêu…, thỏa thuận về đầu tư mạo hiểm hay an toàn… Ông Nam cho rằng, công ty quản lý quỹ sẽ hóa giải tình trạng các NĐT cá nhân có tâm lý đầu tư bầy đàn trên TTCK hiện nay.
Ở nước ngoài, việc ủy thác cho các công ty quản lý quỹ hay công ty chứng khoán là rất phổ biến. Hầu hết những NĐT cá nhân ủy thác vốn ở các quỹ chứ không trực tiếp tham gia thị trường như Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam có rất ít các công ty quản lý quỹ phát hành chứng chỉ quỹ ra ngoài công chúng. Hiện chỉ có chứng chỉ quỹ VF1 của Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM); chứng chỉ quỹ PRUBF1 của Quỹ đầu tư Prudential…
Với danh mục đầu tư đa dạng, chỉ trong một thời gian không lâu, giá trị tài sản ròng của VF1 đã tăng khá nhanh. Theo nhận định của các chuyên gia, sau thời gian hoạt động hiệu quả cộng với nhu cầu của thị trường hiện nay, nếu VF1 phát hành thêm chứng chỉ quỹ chắc chắn sẽ thu hút được nhiều NĐT. Thông thường các công ty quản lý quỹ tự đứng ra thành lập quỹ nhưng các cá nhân có nhu cầu cũng có thể thành lập quỹ theo luật rồi giao cho một công ty quản lý quỹ mà họ tin tưởng.
Ông Huy Nam khẳng định, việc tổ chức các quỹ đầu tư, ủy thác vốn cho các quỹ đầu tư trong tương lai sẽ trở thành phương thức hiệu quả để các cá nhân và tổ chức tham gia TTCK một cách ít rủi ro nhất. Đây cũng là phương tiện rất tốt để hoàn thiện TTCK VN hiện nay.
Nguyên Hằng
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Last edited by billstock; 08-02-2010 at 04:51 PM.
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Bạn có thể xem các khuyến nghị giao dịch và phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức và chuyên gia uy tín được cập nhật từng phút trên website DautuCK.com DautuCK.com có hỗ trợ khi xem trên điện thoại di động.
-
04-02-2010 03:50 PM #3
- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 18
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Cẩn trọng ủy thác đầu tư
Cẩn trọng ủy thác đầu tư
Thị trường đi lên cũng là lúc hoạt động huy động vốn ủy thác từ khách hàng của các môi giới hay những quỹ đen trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khó có thể đảm bảo những khoản ủy thác đầu tư này sẽ có lãi, bởi hợp đồng chỉ dựa vào niềm tin. Đến khi bị thua lỗ, NĐT chỉ biết kêu trời.
Khách hàng luôn nắm đằng lưỡi
Từ cuối năm 2006, khi VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm, giao dịch sôi động, cũng là lúc hoạt động huy động vốn ủy thác đầu tư từ khách hàng trở nên rầm rộ. Các môi giới tranh thủ niềm tin của khách hàng, nhận tiền ủy thác từ khách để chơi CK, săn lùng những NĐT ít kinh nghiệm hoặc không có thời gian thường xuyên theo dõi thị trường. Thâm chí, họ còn rao rôm rả trên các diễn đàn với tỷ lệ ăn chia hấp dẫn, khẳng định bảo đảm 100% có lãi, chỉ được chứ không mất.
Năm 2008, TTCK đi xuống, hoạt động này gần như chết hẳn. Đến năm 2009, TTCK hồi phục cũng là lúc hoạt động này sôi động trở lại với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Thủ tục ủy thác rất đơn giản, chỉ cần một hợp đồng nêu rõ tỷ lệ ăn chia giữa các bên, nếu thân hơn sau cái gật đầu là môi giới tha hồ sử dụng tài khoản của khách để mua bán. Đối với những NĐT thích được tư vấn và tự giao dịch, môi giới sẽ hưởng 7-10% trên số lãi, nếu lỗ khách chịu hoàn toàn. Trường hợp khách muốn giao hết vốn cho môi giới quản lý, tỷ lệ ăn chia theo thỏa thuận.
Thông thương nếu chọn phương án lỗ khách hàng chịu hoàn toàn, số lãi thu được chia tỷ lệ 2:8 (môi giới hưởng 20% lãi, còn lại của khách) hay 3:7, 4:6, 5:5…Với hợp đồng môi giới chịu hoàn toàn rủi ro, hoặc một phần rủi ro (khoảng 30%), tỷ lệ ăn chia tiền lời là 7:3 hoặc 8:2.
Ngoài phần tiền khách ủy thác, môi giới còn kiếm thêm nhờ vào việc sử dụng các đòn bẩy tài chính (ĐBTC) của CTCK nơi khách mở tài khoản, tùy theo mức tiền khách đầu tư.
Một môi giới trên sàn CK cho biết, chỉ với 100 triệu đồng của khách, khi sử dụng ĐBTC anh có thể mua CK với 200 triệu đồng, sau 2 ngày mới phải trả số tiền 100 triệu đồng vay thêm từ công ty (số ngày có thể tăng lên tùy thuộc vào vốn ban đầu). Nếu sau 2 ngày, dù anh chưa trả được số tiền đó vẫn có thể mua thêm tối đa 70 triệu đồng nữa bằng cách cầm cố 50% tiền hàng. Cứ thế, số lần cầm cố này có thể lên nhiều lần, lãi suất của khoản vay thêm đó là 0,05%/ngày. Lúc này môi giới thỏa sức mua bán, nếu có rủi ro gì, người chịu trận cuối cùng vẫn là NĐT.
Săn khách hàng
Không chỉ các môi giới huy động vốn từ khách mà rất nhiều CTCK cũng tham gia hoạt động này. Khách hàng của các CTCK chủ yếu là VIP, các tổ chức có tiền nhàn rỗi. Theo luật, chỉ có các quỹ đầu tư mới được phép huy động vốn ủy thác của NĐT, nên nhiều CTCK lách luật bằng cách cho môi giới của công ty ký hợp đồng với khách, trong hợp đồng đó có những điều khoản liên quan đến CTCK để đảm bảo uy tín với NĐT.
Một cách mở rộng thị phần phổ biến hiện nay của các CTCK là liên kết với một nhóm đầu tư. Nhóm đầu tư này sẽ dẫn khách hàng của mình đến mở tài khoản tại CTCK và hai bên ăn chia chi phí giao dịch, tỷ lệ chia thường 50:50 hoặc 70:30 (CTCK ăn 70% phí, còn lại của nhóm đầu tư). Còn vấn đề ủy thác như thế nào, ăn chia với khách hàng ra sao do nhóm đầu tư tự làm việc với khách, CTCK không tham gia. Các sản phẩm những nhóm đầu tư này đưa ra cũng rất phong phú. Thông thường, nếu khách ủy thác vốn cho họ làm, thời gian trong hợp đồng có thể theo quý hoặc theo tháng, số tiền tối thiểu nhận ủy thác vào khoảng 300 – 500 triệu đồng. Khách hàng được hưởng lãi suất dao động 13 – 15% (cho dù họ thua lỗ), lãi suất này luôn đảm bảo cao hơn lãi suất ngân hàng. Đồng thời, nếu nhóm đầu tư chơi có lãi, khoản lãi này sẽ chia theo tỷ lệ 2:8 (khách 20%, nhóm đầu tư 80%). Cũng có khi khách hàng giao toàn quyền cho nhóm đầu tư chơi và hưởng lãi suất cố định 25%.
Với một số CTCK nhỏ, những nhóm đầu tư này có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị phần cho công ty. Thậm chí, đôi khi các nhóm đầu tư này còn đưa ra những yêu sách với CTCK. Giám đốc bộ phận của một CTCK cho biết: “Có nhóm đầu tư quen với nhiều khách hàng VIP, đến CTCK yêu cầu hợp tác làm ăn và đưa ra những yêu cầu thái quá như đòi bán CK ngày T+, đòi ký quỹ 10%… Nếu không được, họ dọa sẽ kéo khách sang công ty khác”.
Rủi ro tiềm ẩn
Không phải lúc nào môi giới cũng đầu tư có lãi, nhất là khi thị trường đi xuống. Nhiều nhóm đầu tư vì cái lợi trước mắt, chấp nhận ăn lời thấp, giao dịch thật nhiều lần để hưởng phí giao dịch. Anh Cường, NĐT mới tham gia vào thị trường – kể: “Sau nhiều lần được một nhóm đầu tư tư vấn thấy có lãi, tôi quyết định giao toàn quyền sử dụng vốn cho họ. Nhóm này dùng tiền mua CK lúc VN-Index vượt trên 600 điểm, thua lỗ 2 tỷ, mất khả năng thanh toán. Tôi một phần vì nể, phần vì nghĩ nếu có ép buộc họ cũng không có tiền trả, nên không kiện, ngậm ngùi chờ thị trường lên lại”. Trường hợp của anh Cường không hiếm, nhất là đối với nhiều NĐT tin người, hiểu biết không sâu về thị trường.
Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh CK (UBCKNN) cho rằng, NĐT quá cả tin khi giao tiền của mình cho người khác quản lý. Vì đây là các hợp đồng dân sự, do cá nhân ký kết với nhau nên UBCKNN khó kiểm soát được. Những vụ làm ăn này cũng nằm ngoài sổ sách của CTCK, dù tiến hành thanh tra thường xuyên cũng không phát hiện. Thậm chí ngay cả khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, theo luật, UBCKNN cũng không thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho NĐT. Chính vì thế, NĐT cần phải cảnh giác hơn với những hoạt động này.
Khánh Ly
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Last edited by billstock; 08-02-2010 at 04:51 PM.
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Bạn có thể xem các khuyến nghị giao dịch và phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức và chuyên gia uy tín được cập nhật từng phút trên website DautuCK.com DautuCK.com có hỗ trợ khi xem trên điện thoại di động.
-
04-02-2010 04:38 PM #4
- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 18
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Công ty Chứng Khoán và Công ty Quản lý Quỹ
Công ty quản lý quỹ thực hiện những nhiệm vụ gì?
TTCK Mỹ định nghĩa công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ.
Theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Thực chất hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất nhằm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư.
Theo đó, công ty quản lý quỹ có các chức năng hoạt động và cung cấp các sản phẩm sau:
1. Quản lý quỹ đầu tư (Asset management)
- Huy động và quản lý vốn và tài sản
- Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
2. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
- Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng
- Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính
- Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư
3. Nghiên cứu
- Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính, giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng.
- Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô.
- Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
- Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ định nghĩa về công ty quản lý quỹ đầu tư là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Last edited by billstock; 05-02-2010 at 10:19 AM.
Theo DautuCK.com - Trao niềm tin, nhận giá trị
Bạn có thể xem các khuyến nghị giao dịch và phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức và chuyên gia uy tín được cập nhật từng phút trên website DautuCK.com DautuCK.com có hỗ trợ khi xem trên điện thoại di động.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks