Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 3 của 3

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”?

      Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”?
      Đà tăng bị chững lại cùng với khối lượng tăng cao khiến cho nhiều nhà đầu tư đang đặt nghi vấn về xu hướng của tuần giao dịch tới.
      I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 20 – 24/02/2012
      Giao dịch: Thị trường có một tuần giao dịch bùng nổ. VN-Index tính tổng cộng cả tuần tăng 4.99% và đang ở mức 423.43 điểm; trong khi HNX-Index tăng mạnh mẽ 8.55% đứng tại 67.07 điểm. Nhóm cổ phiếu chủ chốt thể hiện qua VS 100 tăng 8.27%, đang ở mức 65.43 điểm và VN 30 tăng 5.88% đứng tại 477.77 điểm.
      Các chỉ số Market Cap đều bứt phá mạnh mẽ, VS-Mid Cap là nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất với mức tăng 9.79%, tiếp theo là VS-Micro Cap tăng 7.18%, VS-Small Cap tăng 6.63% và VS-Large Cap tăng 4.15%.
      Thanh khoản trên cả hai sàn bật tăng mạnh mẽ, khi tổng khối lượng khớp lệnh tăng 87.8% trên HOSE, và tăng đến 119% trên HNX so với tuần giao dịch trước.
      Các yếu tố cơ bản và kỹ thuật thuận lợi xuất hiện trong tuần giao dịch trước đã ủng hộ cho một đợt tăng mạnh của thị trường.
      Áp lực chốt lời xuất hiện trong phiên ngày 21/02, nhưng giao dịch cho thấy mong muốn của bên mua không hề nhỏ. Điều này đã tạo đà tâm lý rũ bỏ sự e ngại và tiếp tục đẩy thị trường bứt tăng mạnh mẽ, với lực cầu lấn lướt trong hầu hết các phiên giao còn lại.
      Chính xu hướng chốt lời đã đã khiến thị trường giằng co trong hầu hết các phiên giao dịch. Điều đáng chú ý là khối lượng giao dịch đã tăng vọt so với các tuần giao dịch trước đây - đây là tuần giao dịch có thanh khoản cao nhất trong vòng 5 tháng qua.
      Có thể dễ dàng nhận thấy đã xuất hiện dòng tiền mới, dù chưa thể khẳng định với lượng lớn. Điểm tích cực nhất là dòng tiền này luôn xuất hiện đúng thời điểm nhạy cảm khi thị trường suy yếu và kích thích được nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ. Giao dịch của khối ngoại cũng có hiện tượng tương tự.
      Cũng không thể loại trừ khả năng khối lượng giao dịch tăng cao xuất phát từ hoạt động mua bán trong phiên được đẩy mạnh hơn. Điều này là khá phổ biến trên HNX, khi giao dịch liên tục, với biên độ rộng.
      Đà hưng phấn của thị trường giảm xuống đáng kể trong phiên giao dịch cuối tuần. Áp lực chốt lợi lại bất ngờ gia tăng khiến cho khối lượng giao dịch trong phiên giao dịch này (24/02) tăng lên mức cao nhất tuần. Phần lớn lực bán xuất phát từ e ngại khối lượng “khủng” sẽ về tài khoản vào đầu tuần sau; và sẽ cần một lượng tiền rất lớn đển có thể “ngốn” hết lượng cổ phiếu này.
      Đà tăng bị chững lại cùng với khối lượng tăng cao khiến cho nhiều nhà đầu tư đang đặt nghi vấn về xu hướng của tuần giao dịch tới: Liệu việc bảo toàn vốn là đúng hay đã chốt lời hụt?
      Nhà đầu tư nước ngoài: Khối ngoại gia tăng lực mua ròng trong tuần qua, đặc biệt là vào các phiên giao dịch cuối tuần. Lực mua được tập trung nhiều nhiều nhất vào các cổ phiếu Ngân hàng. Lực mua ổn định của khối ngoại tiếp tục giúp củng cố thêm đà hưng phấn cho thị trường. Mặc dù vậy, đã xuất hiện hiện tượng chốt lời của khối ngoại, đặc biệt trên HNX.
      Tuần qua, khối ngoại bỏ thêm 309.5 tỷ đồng gom ròng trên hai sàn. Họ mua ròng hơn 314.5 tỷ đồng trên HOSE; trong khi bán ròng gần 5 tỷ đồng trên HNX, chủ yếu do giao dịch chốt lời tại PVS . Nếu loại bỏ giao dịch tại mã cổ phiều này thì khối ngoại vẫn mua ròng 21.4 tỷ đồng trên HNX.
      Trên HOSE, họ tập trung mua ròng mạnh nhất MBB với gần 7.2 triệu đơn vị, tương ứng với 99.8 tỷ đồng. Ngoài ra, lực mua ròng của khối ngoại tiếp tục tập trung mạnh vào các mã bluechips, đặc biệt là các cổ phiếu Ngân hàng như VCB, CTG. Ở chiều ngược lại, họ tiếp tục bán ròng mạnh nhất HAG với tổng giá trị 16.5 tỷ đồng.
      Trên HNX, khối ngoại vẫn tập mua ròng mạnh nhất KLS với 2.3 triệu cổ phiếu tương ứng 21.9 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất với hơn 1.7 triệu cổ phiếu tương đương 26.4 tỷ đồng.
      Cổ phiếu đáng chú ý: Xu hướng tăng điểm lan rộng trên khắp thị trường khi có 23/24 ngành tăng điểm, với Dược phẩm là ngành giảm điểm duy nhất trong tuần với mức giảm nhẹ 0.86%.
      Hoạt động đầu cơ được kích hoạt mạnh mẽ khi các ngành nóng đều có tuần tăng điểm ”vũ bão”. Chứng khoán tăng mạnh 15.01%, Khai khoáng tăng 13.61%, Xây dựng tăng 11.83% và Bất động sản tăng 6.32%.
      Nhóm cổ phiếu Ngân hàng cũng đã tăng điểm mạnh trở lại với mức tăng 9.61%. Đây cũng là ngành thu hút dòng tiền mạnh nhất trong tuần qua khi MBBEIB là những cổ phiếu dẫn đầu về khối lượng giao dịch trên HOSE; trong khi HBB xây chắc ngôi đầu với khối lượng giao dịch khổng lồ.
      Khối ngoại cũng không nằm ngoài xu hướng gom cổ phiếu Ngân hàng khi lượng mua ròng tuần qua tập trung chủ yếu vào các cổ phiều trong ngành này.
      Xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng, được thúc đẩy bởi giá cổ phiếu rẻ và chủ trương quyết liệt tái cơ cấu, đang được cho là lý do chủ yếu đưa cổ phiếu “vua” trở lại thời hoàng kim.
      Nhóm cổ phiếu tăng điểm tích cực trong tuần qua gồm có: NVT tăng 25%, DIG tăng 22.14%, BGM tăng 21.15% trên HOSE; và MIC tăng 37.84%, KHB tăng 29.63% trên HNX.
      NVT đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp trong tuần, tổng cộng tăng 25%. NVT tăng điểm mạnh có thể không xuất phát từ yếu tố cơ bản khi kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2011 lỗ nặng nề.
      Năm 2011, NVT đạt doanh thu thuần 175 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2010. Lợi nhuận gộp ở mức 61.7 tỷ đồng, ứng với tỷ suất lãi gộp biên 32%. Tuy nhiên, hoạt động tài chính bị âm tới 25 tỷ đồng, cùng với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh đã khiến cho NVT lỗ ròng 70 tỷ đồng, trong khi năm 2010 có lãi 6.6 tỷ đồng.
      Như vậy, rất có thể hoạt động đầu cơ diễn ra sôi động trong tuần qua đã kích hoạt giao dịch tại cổ phiếu này.
      DIG cũng đã tăng mạnh 22.14% trong tuần qua, với 7 phiên tăng giá liên tục gần đây. Giá của DIG trước đó đã bị kéo giảm khá mạnh cùng với các cổ phiếu trong ngành Bất động sản. Tuy vậy, việc công bố kết quả kinh doanh năm 2011 khả quan đã kích thích trở lại dòng tiền đầu tư vào DIG.
      Trái ngược với kết quả kinh doanh nhiều công ty trong ngành Bất động sản, DIG đã có kết quả hoạt động khả quan trong năm 2011. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện 6,030 tỷ đồng, tăng trưởng 15.6% so với năm 2010; tổng doanh thu 4,296 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 362 tỷ đồng.
      BGM tăng mạnh 21.15 % trong tuần qua. Nằm trong ngành Khoáng sản nên BGM cũng khó tránh khỏi tầm với của giới đầu cơ, thêm vào đó hoạt động năm 2011 của BGM cũng được cải thiện mạnh mẽ.
      Mặc dù kinh doanh đi xuống trong quý 4/2011 khi lỗ 1.3 tỷ đồng, nhưng cả năm BGM vẫn lãi 25.6 tỷ đồng, cao hơn 4.9 lần so với năm 2010.
      MIC bất ngờ tăng đến 37.84% trong tuần vừa qua. Việc MIC tăng mạnh khó có thể đến từ kết quả kinh doanh năm 2011, khi doanh thu của MIC đạt 99.7 tỷ đồng tăng 5.36% so với 2010, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0.45 tỷ đồng, giảm mạnh 94.39% so với 2010. Cổ phiếu MIC tăng giá mạnh thời gian qua có thể đến từ hoạt động đầu cơ, khi MIC đang sở hữu một số mỏ vàng.
      Tương tự, KHB tăng mạnh 29.63% nhiều khả năng cũng xuất phát từ hoạt động đầu cơ vào cổ phiếu Khoáng sản đang nở rộ trong thời gian gân đây. Rất có thể việc dòng tiền không thể “chen” vào các cổ phiếu nóng trong cùng ngành đã khiến cho KHB là một lựa chọn thay thế. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 của KHB chỉ đạt 4.78 tỷ đồng, giảm mạnh 35.09% so với cùng kỳ.
      Ở chiều ngược lại, MHC là cổ phiếu giảm điểm đáng chú ý nhất trên HOSE với mức giảm 23.3%. Nguyên nhân xuất phát từ việc MHC có thể sẽ rơi vào diện hủy niêm yết, nếu sau kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 MHC tiếp tục lỗ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm.
      Tiếp theo là CAD, khi cổ phiếu này giảm 8.33%. Cùng chung hoàn cảnh với MHC, CAD cũng có khả năng sẽ rơi vào dạng bị hủy niêm yết. Năm 2011, doanh thu thuần của CAD đạt 302 tỷ đồng, lỗ hơn 305.8 tỷ đồng. EPS năm 2011 âm 34.754 đồng. Tính đến ngày 31/12/2011, vốn chủ sở hữu của công ty -165,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm gần 341 tỷ đồng và công ty sẽ phải đối mặt với việc bị hủy niêm yết bắt buộc.
      Ngoài SME, thì CX8 là cổ phiếu giảm đáng chú ý nhất với mức giảm 18.75%. Mặc dù giảm nhiều nhất nhưng trong những phiên giảm điểm, giao dịch CX8 chỉ trên dưới 10 ngàn cổ phiếu. Cổ phiếu này bất ngờ tăng nhẹ trở lại vào phiên giao dịch cuối tuần với 61.2 nghìn đơn vị được khớp lệnh. Điều này có thể xuất phát từ ảnh hưởng của việc thị trường tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. Hoạt động năm 2011 của CX8 cũng không nổi bật khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.1 tỷ đồng giảm 57.6% so với 2010, EPS năm 2011 đạt 567 đồng
      II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

      Mùa báo cáo tài chính năm 2011 cũng như Đại hội đồng cổ đông thường niên của các doanh nghiệp đại chúng đã đến, Vietstock kính mời các nhà đầu tư và bạn đọc tham gia viết bài chia sẻ cùng cộng đồng về các đề tài sau:
      - Những vấn đề nổi cộm, những con số đáng lưu ý trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán 2011 của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hay theo ngành
      - Những bất cập, trăn trở của cổ đông, những vấn đề nóng hay góc khuất, câu chuyện vui buồn trong mùa Đại hội, về kết quả kinh doanh hay kế hoạch của doanh nghiệp
      - Những khoảnh khắc hay gương lãnh đạo doanh nghiệp gây ấn tượng trong mùa Đại hội
      Khuyến khích bài viết gửi kèm hình ảnh minh hoạ.
      Những bài viết được đăng trên Vietstock.vn sẽ được trả nhuận bút.
      Bài viết gửi về cho Ban Biên tập theo địa chỉ email sau: info@vietstock.vn.
      Vui lòng gửi kèm thêm Họ tên – Địa chỉ - Số điện thoại – Email để chúng tôi tiện liên lạc và trao
      Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK
      Finfonet



      Xem bài viết: Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”?

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post datruc (25/02/2012 8:38)

      Phòng Nghiên cứu của Vietstock cần lưu ý khi đưa ra các nhận định. Đã là "nghiên cứu" thì phải khảo sát thấu đáo trước khi kết luận.

      Chỉ là một ví dụ nhỏ thôi: Bài viết nói cổ phiếu NVT "tăng điểm mạnh có thể không xuất phát từ yếu tố cơ bản khi kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2011 lỗ nặng nề". Nghiên cứu thị trường chứng khoán thì phải biết "yếu tố cơ bản" gồm nhiều chỉ số, không chỉ có mỗi một yếu tố là lợi nhuận.

      Đương nhiên NVT bị lỗ thì giá cổ phiếu mới còn trên dưới 2.0, tăng trần 5 phiên cũng mới lên 2.5.

      Đã "nghiên cứu" báo cáo tài chính của NVT thì phải biết giá trị sổ sách của NVT là 11.25. Và chỉ riêng chi phí đầu tư vào 1 trong những dự án mà NVT đang triển khai đã nhiều gấp đôi tổng giá trị vốn hóa của công ty này trên thị trường chứng khoán.

      Có nghĩa là, chỉ cần chuyển nhượng 1 dự án này thôi với giá gốc thì số tiền thu được đã gấp đôi tổng số tiền bỏ ra để mua cả công ty NVT trên thị trường, nếu điều đó có thể làm được.

      Mua một tài sản thấp chỉ bằng 1/5 giá trị sổ sách của nó, đây có phải là điều "cơ bản" hay không ? Tất nhiên là có đầu cơ, và đầu cơ không phải là điều xấu, nhưng không xuất phát từ các yếu tố cơ bản thì liệu có đầu cơ thành công?

      Tôi không nắm giữ NVT nên không phải PR cho cổ phiếu này. Chỉ lấy NVT làm ví dụ để góp ý với Vietstock.


      Xem bài viết: Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”?

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Lqh (26/02/2012 11:36)

      Phiên cuối tuần rồi cho thấy sự thay đổi lớn về trạng thái gd: phần lớn các cp đã rơi vào trạng thái bán, tuy nhiên đã có sự phân hóa rõ rệt là các cp có KQKD năm 2011 kém (như KLS, VND, SSI) có vẻ sẽ bị bán mạnh, các cp có LN thường thường bậc trung (như HAG, PVF) cũng bị bán; còn các cp có lãi cao (như PET, PGS, PVC, PVD) sẽ có khả năng lên tiếp do vẫn được mua vào đều đặn.

      Thống kê TB lệnh mua-bán 2 ngày: 21/2 khi cả 2 sàn đều mất điểm nhưng hôm sau tăng mạnh; và 24/2 khi cả 2 sàn có xu hướng giảm mặc dù số cp “xanh” nhiều hơn “đỏ” của các mã cp đại diện cho 2 ngành hàng đang phất lên là BĐS và CK thấy rõ sự phân hóa của các nhóm cp trên: (con số trước là của ngày 24/2, sau là của ngày 21/2)

      Nhóm 1: tăng bán từ 27/2 > giá giảm
      IJC: 3.744/4.207 & 4.037/3.997; ITA: 3.912/4.330 &
      4.525/3.579; KBC: 1.282/2.600 & 2.864/1.959; HSG: 3.369/5.451 & 4.577/2.935; OGC: 4.212/5.317 & 4.277/4.347; HAG: 2.590/3.112 & 3.047/2.772; PVF: 3.327/4.214 & 4.522/2.873; VHG : 5.147/6.483 & 10.159/5.703; SSI: 3.382/3.703 & 4.594/3.731; KLS: 3.999/4.560 & 4.901/4.435; VND: 5.523/7.001 & 7.968/6.619

      Nhóm 2: vẫn mua vào > giá lên
      PGS: 2.969/2.401 & 2.363/2441; PVC: 4.115/2.800 & 1.812/2.118; PET: 6.450/4.426 & 3.641/3.331; PVD: 4.847/2.490 & 4.220/1.958; và cả PVG nữa.

      Kết hợp với dự báo của PTKT về phân kỳ giá xuống của MACD Histogram_VNi và một cây nến Doji điển hình xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 24/02/2012 của HNi, có thể dự đoán rằng cả 2 sàn sẽ giảm điểm trong 2-3 phiên tới. Nếu thanh khoản trong các phiên giảm điểm vẫn cao như tuần vừa rồi thì TT mới có khả năng tăng trở lại sau đó, còn ko thì có thể tiếp tục thoái lùi. (còn tiếp)


      Xem bài viết: Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”?

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 5
      Bài viết cuối: 11-02-2012, 10:25 AM
    2. Thu hút vốn ngoại: Hãy tiếp tục cổ phần hóa
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 04-10-2011, 12:12 PM
    3. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 16-06-2010, 07:12 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình