Cách Tính Và Phân Tích Bollinger bands
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 12 của 12

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Re:Cách Tính Và Phân Tích Bollinger bands

      Dải Bollinger có bụng hẹp thì biến động giá thấp ,độ an toàn cao -> giá cả cổ phiếu sẽ tăng trong dài hạn và ngươc lại những chổ có độ rộng lớn thì biến động giá cao và kem theo đó là rủi ro cũng lớn


    2. #2
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      5
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Re:Cách Tính Và Phân Tích Bollinger bands

      Lâu rồi không lên forum, nhân dịp ghé qua xin có đôi lời góp vui với bà con.


      Người chuyên sử dụng PTKT để kinh doanh nhất là trong những thị trường tương đối hoàn hảo cho PTKT như thị trường stock nước ngoài, vàng hay tiền tệ v.v sẽ biết rằng sử dụng một công cụ PTKT như thế nào là tùy thuộc vào phương pháp mà người đó thành thạo nhất (ngắn/ dài, intraday/swing/position v.v) và phải hội đủ hai yếu tố: setup (khi nào nên mua) và execution (thời điểm mua cụ thể, cân nhắc về stop loss và take profit, holding time v.v).


      Theo nguyên tác của Mr. John Bollinger, có thể sử dụng Bollinger Bands trong 3 trường hợp sau:


      - Trend following: khi giá vượt qua 80% độ rộng của dải băng (chỉ số này gọi là %b) là dấu hiệu cho thấy strong momentum, người đầu tư theo trend following sẽ vào lệnh theo hướng của giá. Tuy nhiên cách này nhà đầu tư cá thể không áp dụng được, vì trend following có tỉ lệ thành công thấp, nguyên tắc kiếm lời đại khái 20% số lần có lời dư sức bù đắp 80% số lần lỗ, vì lời thì lời vô chừng do bắt đúng trend và không đặttake profit target, còn lỗ thì cắt lỗ rất sát (không để lỗ quá 1-2% tổng vốn đầu tư), gọi là nguyên tắc "let profits run, cut losses short". Phương pháp này ngược với tâm lý thông thường nên khó áp dụng nếu không phải pro và không trường vốn, chỉ phù hợp cho các quỹ hoặc nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp.


      - Volatility breakout: khi giá biến động trong một khoảng đủ hẹp gọi là squeeze, sao cho độ rộng của dải băng (chỉ số này gọi là bandwidth) nằm trong số 20% nhỏ nhất của các giá trị bandwithd trong 6 tháng (đại loại thế đối với stock) vừa qua, thì khả năng có một sự bứt phá khỏi dải băng trở thành một trend mạnh là rất cao. Tuy nhiên có 2 điều phải lưu ý: khi giá đi vào squeeze thì có khả năng bứt phá là theo cả hai hướng (breakout & breakdown), và thông thường có tín hiệu bứt phá giả gọi là head fake (nghĩa là bung ra khỏi dải băng theo hướng này một đoạn nhưng sau đó quay đầu theo hướng kia, hoặc thậm chí quét hai đầu liên tục trước khi thực sự bứt ra, người nào đầu tư trên thị trường tiền tệ theo news sẽ hiểu điều này). Cách này đặt stop loss bằng một số điểm nhất định tính từ entry, và sử dụng một indicator như stoch hoặc phổ biến nhất là Sar để chọn điểm exit, cũng có thể exit dựa trên MA.


      - Reversal: có nhiều cách trade reversal, cách nguyên tác của tác giả là "multiple band tag", nghĩa là giá đụng dải băng ít nhất 2 lần rồi quay trở lại (thay vì "walk the band" nghĩa là bám theo band). Khi có multiple band tag thì kết hợp với chỉ số như RSI/ CCI, nếu có divergence sẽ enter khi RSI/ CCI đã vượt lên từ vùng oversold (buy) hoặc đi xuống từ overbought (sell short). Các nhà đầu tư sau đó modify cách dùng này bằng cách kết hợp với candlestick reversal để nhận dạng khả năng đảo chiều ngay từ lần đụng đầu tiên và chỉ cần RSI overbought chứ không nhất thiết divergence. Cách này yêu cầu đặt stop loss dưới swing low (buy) hoặc trên swing high (sell short) và take profit tương đối ngắn (ngay khi price đụng band đối diện, hoặcRSI đụng vào overbouth nếu là buy hoặc đụng oversold nếu là sell short, hoặc trễ hơn một chút, làm cho tỉ lệ reward:risk thường tương đối nhỏ, khoảng 1.5:1, gọi là chiến lược "fade the trend".


      Còn một số trường hợp dùng BB để hỗ trợ cho các PTKT khác, ví dụ dùng BB để xác định giá đang là range/ weak trend hay strong trend từ đó mua/ bán bằng các chỉ số khác như MACD hay Stoch.


      Đại khái như vậy, vì tranh thủ gõ cho lẹ nên dùng thuật ngữ gốc cho dễ và nói ngắn gọn, những bác chuyên PTKT chắc sẽ dễ chấp nhận. Ý tôi là những giải thích đơn giản trên forum này hoặc thậm chí kiến thức trong sách không đủ giúp đầu tư đâu. Nói theo cách của dân pro, là kiến thức PTKT chỉ để "read the past" nghĩa là diễn giải quá khứ, còn đầu tư thực tế phức tạp hơn nhiều.


      Cheers


    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Bollinger Band - dải băng bollinger - bài 12 trong loạt bào PTKT
      By trungmt in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-05-2023, 08:33 PM
    2. Stock trading bands to further broaden
      By boiman in forum STOCKs LISTED IN HoSE
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 16-08-2008, 10:01 AM
    3. SSC considering adjusting daily trading bands
      By BTA in forum STOCKs LISTED IN HoSE
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 30-05-2008, 06:22 PM
    4. Lop-sided trading bands proposed to rescue stock market
      By BTA in forum STOCKs LISTED IN HoSE
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 14-05-2008, 05:31 PM
    5. Đường bao Bollinger
      By boclua in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-05-2007, 08:38 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình