Có cách nào để “buộc” cty NY chia cổ tức tiền mặt hay không?
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Feb 2011
      Đang ở
      skype: trunghieuffb
      Bài viết
      481
      Được cám ơn 210 lần trong 144 bài gởi

      Talking Có cách nào để “buộc” cty NY chia cổ tức tiền mặt hay không?

      --------------------------------------
      Blogger: Hoàng Thạch Lân
      Thời gian đăng: 13/02/2012
      Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/
      --------------------------------------
      Có cách nào để “buộc” cty NY chia cổ tức tiền mặt hay không?
      Trong bài viết về chủ đề chính sách cổ tức, có tựa là “Cổ tức tiền mặt: Cung ảo đè cầu thực” trên báo SG ĐTTC, tui thấy có 1 câu rất đáng chú ý của bác Tuấn – Phó tổng ck QT): “Trong thời điểm hiện nay, gần như không tồn tại phương pháp nào để NĐT tự xác định doanh nghiệp có khả năng chia cổ tức bằng tiền mặt hay không“. Lập luận này cộng với nội dung trong bài (khiến tui hiểu rằng) ám chỉ đến những trường hợp cty NY chưa có chính sách cổ tức rõ ràng và/hoặc đang có vấn đề trong kinh doanh khiến cho Ban Giám đốc phải cân nhắc đánh đổi giữa việc trả cổ tức = tiền (vốn theo kế hoạch hoặc theo báo cáo lãi trước đó) với việc giữ lại tiền cho các mục đích kinh doanh sắp tới. Trong thực tế tui còn thấy có trường hợp ngược lại, tức là doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo lại “chơi trội”, tuyên bố trả cổ tức cao bất thường, đây cũng là điều mà đối với cổ đông dài hạn có khi sướng trước khổ sau, nên có lẽ lại cần… cản.

      Liệu có cách nào giải bài toán nói trên hay không, nếu bạn là 1 NĐT bình thường chứ k phải là cổ đông lớn của doanh nghiệp? Nói không thì tui không tin, nhưng thực sự tui cũng thấy khó. Đối với những cty chưa có chính sách cổ tức rõ ràng thì mọi quyết định sẽ phụ thuộc vào người lãnh đạo, rất khó năm bắt nếu chỉ nhìn vào mấy báo cáo tài chính. Không đơn giản chỉ là nhìn vào con EPS lớn trên b/c thu nhập hay cục tiền mặt khủng trên bảng cân đối là có thể “đòi” cổ tức. Đặc biệt từ năm nay đối với nhiều cty, chỉ riêng chuyện trả nợ vay (cả gốc lẫn lãi) cũng sẽ khiến lãnh đạo không còn muốn nhai gạo chứ quan tâm đến cổ tức làm gì. Trong phạm vi hẹp của chuyện cân nhắc giữa trả nợ vay với trả cổ tức này, tui xin đưa ra vài ý kiến về 1 số chỉ số trước kia có thể bạn xem thường (tui cũng xem thường), nhưng mà bây giờ khi “xài” cùng nhau thì sẽ là các dấu hiệu rất đáng chú ý. Cái này không phải tui khoe, bởi cũng chả có gì mới do tui học lóm máy bác ngân hàng quen. Các chỉ số cần dùng (nhất là phải phối hợp với nhau) là hệ số thanh toán nhanh + tổng nợ vay/vốn + EBIT/tổng nợ vay cuối kỳ

      Như đã nói ở trên, trước đây tui vốn xem thường mấy chỉ số về khả năng thanh toán, bởi vì tui thấy có những cty mấy năm nay nợ nhiều, khả năng thanh toán thường xuyên dưới 1 nhưng vẫn… chả sao. Số này bây giờ nhiều lắm, những mã to đầu thì có thể kể như BCC, VCG, QCG, HOM, PDR, PVD, STL, HSG… (tui tạm lấy số liệu đến Q3 cho đồng bộ, chứ Q4 thì nhập chưa đủ, sorry). Cũng phải thôi, bởi việc trả nợ không chỉ là làm sao kiếm ra thật nhiều EBIT mà còn là lấy nợ sau “bao tiêu” nợ trước. Do đó khi soi chỉ số này, ắt phải soi cùng lúc với các chỉ số khác (như trên). Chẳng hạn nếu tỷ lệ nợ vay trên vốn quá cao khiến ngân hàng họ khiếp thì chuyện bao tiêu sẽ khó khăn, và rồi cách trả nợ cũ thế nào sẽ sớm là vấn đề lớn.

      Đối với hệ số nợ vốn, ai cũng biết nó là con dao hai lưỡi. Trong cái lưỡi “dưới” của nó, nên tập trung chú ý đến nợ vay, bởi nợ người bán, nợ người mua ở xứ ta là thứ nợ dây dưa được, chứ nợ bác ngân hàng mà để quá hạn là bị ăn quả phạt nặng lắm. Ngoài ra, như có 1 người quen chỉ, để tránh trường hợp cty tạo lãi ảo (nhất là bên BĐS vì ngành này có hệ số lãi biên rất lớn nên mức lãi ảo đó có thể góp phần làm giảm ảo chỉ số nợ/vốn) thì nên tính thêm cả chỉ số tổng nợ vay trên vốn góp, tức là = vốn ĐL + thặng dư, loại luôn giá trị cả mấy quỹ lẫn lãi chưa chia. Tính thế này thì hơi kỹ bởi nó tính trên số vốn thực góp ban đầu, nhưng trong 1 số trường hợp thì cũng có tác dụng phụ… tích cực.

      Đối với chỉ số về khả năng chi trả lãi vay, tui không khoái dùng EBIT/chi phí lãi vay cùng kỳ, mà đề xuất xài EBIT/tổng nợ vay cuối kỳ, vì cái này khi so sánh với mặt bằng lãi suất của các ngân hàng hiện nay sẽ cho thấy doanh nghiệp có làm ra đủ lãi để trả chi phí lãi sắp tới hay không (chứ lãi đã trả rồi thì quan tâm làm gì nữa). Lấy ví dụ của bác Mãi giàu (EverRich) Phát Đạt (PDR), theo BCTC 4 quý cộng lại đến Q3/2011 (cho đơn giản) thì chi phí lãi vay của bác ấy mới chỉ… sêm sêm gần 4 tỷ (trong khi quy mô nợ vay lên đến hơn 2.300 tỷ) -> EBIT/chi phí lãi vay = ~5.900%, quá dư trả lãi phải không bạn? Nhà có bán ít hơn đi thì cũng chả lo Tuy nhiên nếu soi thêm dư nợ vay (ngắn + dài hạn) cuối kỳ thì -> EBIT/tổng nợ vay = ~9,5%. Nếu so với mặt bằng lãi suất trên 18% như bầy giờ thì đó là dấu hiệu cho thấy bác này sẽ đối mặt với vấn đề trả lãi trong thời gian tới, và ta cần đọc kỹ thuyết minh BCTC của bác để dò xem quy mô cục lãi sắp tới sẽ to cỡ nào, lãi suất bình quân bao nhiêu và nhất là kỳ trả lãi đến vào những thời điểm nào để… lo cùng với bác.

      Đó là mấy dấu hiệu tốt về chuyện trả nợ vay, giờ nếu tình hình cty có vẻ ổn, bác ngân hàng gật bảo ok sẽ cho vay tiếp, doanh số tuy đang giảm nhưng đám nhân viên phân tích thị trường báo cáo là sẽ sớm phục hồi… thì tui chắc là lãnh đạo cty cũng sẽ thảnh thơi mà nghĩ đến việc trả cổ tức. Nhân kỳ ĐHCĐ lần này, các cổ đông cũng có thể “buộc” lãnh đạo phải đưa ra chính sách cổ tức rõ ràng như mấy bác VNM hay ACB. Đó lại là nội dung của… blog khác.
      skype: trunghieuffb
      phone: 0943.688.088

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      nhuma (21-02-2012)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 10-12-2009, 07:22 PM
    2. Cổ tức được chia như thế nào?
      By quoctu in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 6
      Bài viết cuối: 28-04-2009, 01:00 PM
    3. Hỏi về cách chia cổ tức
      By VirtualPerson in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 19-05-2006, 08:17 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình