-
15-01-2010 08:50 PM #1
Khoảng 2-3 tuần nữa, VN-Index có thể lên 570-580 điểm
Ông Phạm Minh Phương - Phó tổng giám đốc CTCK Thành phố Hồ chí Minh: “Khoảng 2-3 tuần nữa, VN-Index có thể lên 570-580 điểm”
Ông Phạm Minh Phương - Phó tổng giám đốc CTCK Thành phố Hồ Chí MinhSau những phiên giao dịch đầy hứng khởi đầu năm 2010, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có 4 phiên điều chỉnh liên tiếp trước khi tăng trở lại vào ngày 13/01/2010. Thanh khoản thị trường cũng trồi sụt theo hai chỉ số.
Nhìn nhận như thế nào về thị trường lúc này? Và nhà đầu tư (NĐT) nên quan tâm đến những cổ phiếu nhóm ngành nào? Sau đây là quan điểm của ông Phạm Minh Phương – Phó tổng giám đốc CTCK Thành phố Hồ Chí Minh - qua trao đổi với StockNews:
PV: Thưa ông, thị trường vừa chớm khởi sắc, đã có liên tiếp những phiên điều chỉnh. Tuy nhiên, dường như hầu hết các CTCK đều nhận định sau vài phiên điều chỉnh ngắn, thị trường sẽ đi vào xu thế tăng trưởng dài hạn?
Ông Phạm Minh Phương: Khi thị trường xuống thấp nhất ở mức gần đáy là 434 điểm, thì sau đó đã tăng khoảng 25%. Tuy nhiên, lúc này áp lực xả hàng chốt lời của các NĐT cá nhân đã thể hiện. Trong tình hình các chính sách vĩ mô về tín dụng cũng như lãi suất cơ bản ngân hàng chưa thật sự ổn định thì động thái chốt lời của các NĐT cá nhân sau giai đoạn thị trường phục hồi trên 20% là điều dễ hiểu. Theo tôi thấy thì tâm lý của các NĐT đã vững hơn rất nhiều so với đợt điều chỉnh trước. Trong tuần này, tôi cho rằng thị trường có thể sẽ thử thách lại mức hỗ trợ thấp hơn, khoảng 485-490 điểm. Tuy nhiên, tôi hy vọng và tin tưởng rằng, có thể ở mức 490 điểm, lực mua sẽ trở lại, áp lực chốt lời lúc đó sẽ giảm hẳn. Khi các yếu tố kinh tế vĩ mô không có biến động thì NĐT sẽ mua vào ở khoảng này và chốt lời ở một ngưỡng kế cận. Đó đơn thuần chỉ là những điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Nói ngắn gọn, tôi vẫn cho rằng trong tuần này và tuần sau, VN-Index có thể test ngưỡng hỗ trợ 485-490 điểm, sau đó sẽ bật lên trở lại qua ngưỡng này để tăng và đạt khoảng 570-580 điểm.
Còn những yếu tố khác, như dòng tiền vào thị trường hoặc những tác động từ kinh tế vĩ mô ở thời điểm hiện nay và sắp tới, ông có nhận xét như thế nào?
Về dòng tiền, tôi nghĩ là thị trường đang có những dấu hiệu rất khả quan. Khi lượng giao dịch bên sàn vàng giảm, sẽ là nhân tố tích cực cho TTCK. Về phía các ngân hàng, dòng tiền tín dụng qua thời điểm 31/12 tuy đã được triển khai nhưng vẫn rất thận trọng, do còn chờ đợi những quyết định chính thức từ Ngân hàng Nhà nước. Khi VN-Index lên 500 điểm, tôi nhận thấy các NĐT nước ngoài tham gia thị trường khá nhiều, cùng với các tổ chức trong nước, các CTCK, các quỹ đầu tư. Đó là lý do tôi tin rằng VN-Index sẽ có cơ hội bật lên lại khi về sát ngưỡng này.
Trong từ một đến hai tuần, VN-Index liệu có khả năng tăng xấp xỉ 100 điểm như dự đoán của ông? Bởi mức tăng của VN-Index hiện nay còn khá chậm, và chỉ số này cũng đã qua nhiều phiên dập dềnh quanh ngưỡng 500 điểm?
Có lẽ phải mất khoảng 2-3 tuần. Bây giờ mới đang là tuần thứ 2 của tháng 1/2010. Nếu trung bình một ngày giao dịch VN-Index biến động khoảng 3-4% thì điều này rất dễ xảy ra. Xu hướng và diễn biến của VN-Index từ xưa đến nay, như tôi thấy hầu như thị trường không có khái niệm đi ngang, mà chỉ có hai chiều hoặc lên hoặc xuống, thể hiện xu hướng khá rõ ràng. Trong trường hợp VN-Index đổi chiều tích cực, tôi nghĩ chắc chắn sẽ đạt được mức kỳ vọng 580 điểm.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2009 của các doanh nghiệp niêm yết liệu sẽ là tác nhân thúc đẩy thị trường đi lên?
Tôi cho rằng đó sẽ là tác nhân tích cực, nhất là khi nhiều doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận hết sức khả quan vào 2 quý cuối năm 2009, nhưng vì thận trọng nên họ chưa hạch toán lợi nhuận này vào quý III/2009. Tuy nhiên, điều này sẽ không tác động ngay trong 1 tuần đến 2 tuần nữa, bởi báo cáo tài chính của một số công ty sẽ ra trễ, cuối tháng 1 và đến đầu tháng 2/2010 mới có các báo cáo chính thức.
Quan điểm của bản thân tôi cũng như của HSC về vấn đề khả năng các doanh nghiệp làm đẹp báo cáo tài chính là: Các báo cáo tài chính ở thời điểm này sẽ có kiểm toán, hơn nữa, ở một số ngành do đặc thù riêng, việc thay đổi các con số hoàn toàn do chủ quan. Nhưng với những doanh nghiệp thiên về sản xuất thì rất khó để có thể làm đẹp báo cáo tài chính.
Theo ông, nhà đầu tư lúc này nên có chiến lược tham gia thị trường như thế nào?
Như tôi đã đề cập, nếu VN-Index lên khoảng 570-580 điểm, tôi cho rằng từ nay đến lúc đó, nhà đầu tư có thể duy trì tỷ lệ tiền mặt khoảng 10%. Về các cổ phiếu nên quan tâm, nếu là NĐT cá nhân tham gia thị trường ngắn hạn, có thể đưa vào danh mục những cổ phiếu có độ nhạy thị trường cao hay có chỉ số beta cao. Tôi đặc biệt lưu ý cổ phiếu của hai CTCK là mã HCM của CTCK Thành phố Hồ Chí Minh và mã KLS của CTCK Kim Long. Với NĐT theo chiến lược dài hạn hơn, thì cổ phiếu một số ngành mà họ nên quan tâm trong năm 2010 là ngành bất động sản, các ngành xuất khẩu như gỗ hay cao su, hoặc là những ngành chuyên về phục vụ hàng xuất khẩu. Do trong thời gian tới, các ngành này sẽ được ưu đãi của Nhà nước, ít nhất về lãi suất hỗ trợ, chưa kể tình hình kinh tế thế giới đã phục hồi tương đối cũng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu với đời sống như vật liệu xây dựng, vật liệu cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng cũng rất đáng quan tâm.
Năm 2010, chương trình vốn kích cầu dành cho ngắn hạn đã không còn, tuy nhiên, việc cho vay vốn trung và dài hạn vẫn được thực hiện, do đó hầu hết các dự án phát triển trung và dài hạn đều tập trung vào một số lĩnh vực như xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng, phát triển đô thị… hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cho cổ phiếu của những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này. Cổ phiếu của một số ngành có tính an toàn hơn, tùy tỷ lệ trong danh mục mà mỗi NĐT có thể điều chỉnh, như ngành hàng tiêu dùng, NĐT nên lưu ý lựa chọn các DN hàng tiêu dùng có hệ thống phân phối tốt, có thương hiệu, doanh thu và lợi nhuận ổn định.
Xin cảm ơn ông!
Lê Mỹ (thực hiện)
Cuộc phỏng vấn này đã được phát trong Bản tin Chứng khoán ngày 12/1 trên kênh VTV9. Xin mời truy cập link bên dưới:
default.aspx?tabid=300&ID=16249&CateID=Last edited by BMW750i; 15-01-2010 at 08:53 PM.
gian hồ thường gọi em là 3 phát.
-
16-01-2010 07:13 AM #2
Titan Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,149
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
16-01-2010 07:30 AM #3
-
16-01-2010 07:38 AM #4
Titan Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,149
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thứ sáu, 15/1/2010, 09:21 GMT+7(ATPvietnam.com) - Theo báo cáo phân tích kỹ thuật của CTCK Sacombank-SBS, Khối lượng thấp không bao giờ xác nhận bất kỳ xu hướng tăng nào. VNI đóng cửa ở mốc 512, tăng 4 điểm với 36 triệu cổ phiếu. CTCK Sacombank-SBS cho rằng sóng 1 đã hoàn thành, sóng 3 đang bắt đầu. Mục tiêu của sóng số 3 (trong sóng chủ lớn số 3) là 600 đến 685 trước tết. Mục tiêu của sóng 1 (của sóng chủ 3) là 614-728 cho đến trước khi kết thúc quý 1 năm 2010.
(Nguồn CTCK Sacombank-SBS)
CTCK Sacombank-SBS cho biết, đã thấy dấu hiệu về xu hướng tăng thứ cấp, mặc dù vẫn chưa được xác nhận. Các chỉ báo dài hạn vẫn tăng. Sóng tăng đã kéo dài trong 13 ngày và sau đó là sóng giảm trong 4 ngày và ngày 14/1/2010 là một phiên đảo chiều thứ hai. Giá đang trên vùng hỗ trợ. CTCK Sacombank-SBS kỳ vọng vùng hỗ trợ sẽ được giữ vững.
Một số nhà đầu tư đang quan tâm đến việc chốt lời tại thời điểm này và Rủi ro và lợi ích đang được cân nhắc vì đây là cơ hội tốt để giao dịch cổ phiếu. CTCK Sacombank-SBS ước tính mục tiêu cho quý 1 năm 2010 trong khoảng 614-728. Nếu VNindex tăng trên mức 600 trước
Tết thì rất có khả năng mục tiêu 728 sẽ là mục tiêu cuối cùng cho quý thay vì mục tiêu 614.
CTCK Sacombank-SBS khuyến nghị nhà đầu tư nên mua vào ở bất kỳ đợt điều chỉnh ngắn hạn nào trong 2 tháng tới và trong vài ngày trở lại đây, VN-index đang nằm trong 1 đợt điều chỉnh. CTCK Sacombank-SBS nhận thấy một phiên giao dịch khả quan, cho thấy cơ hội đầu tư thành công của việc đầu tư vào quý 1 năm 2010. Đợt điều chỉnh xảy ra có thể do một số nhà đầu tư bắt đầu chốt lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng SBS cần thêm vài phiên để xác nhận.
Biểu đồ MACD là cơ sở hình thành hoàn hảo của sự phục hồi. Đây cũng là chỉ số then chốt của hệ thống dự báo kỹ thuật trong dài hạn. Lưu ý đồ thì dạng thanh đang tăng và rất bình thường khi chứng kiến đợt điều chỉnh trong ngắn hạn khi các thanh đang ngay trên đường số 0. RSI đang tăng từ phía dưới đường 30, và cũng cho thấy cơ sở của sự phục hồi. Đây cũng là chỉ số then chốt của hệ thống dự báo kỹ thuật trong dài hạn. Nhận định từ các chỉ số kỹ thuật trong dài hạn. Các chỉ số kỹ thuật trong dài hạn là cơ sở cho thấy việc phục hồi đang bắt đầu mạnh mẽ ( từ giữa tháng 12). VNI đang ở sóng đóng đầu tiên của sóng 3, và sóng thứ cấp 2, Mọi diễn biến đang tỏ ra bình thường, và CTCK Sacombank-SBS kỳ vọng sóng thứ cấp số 3 sẽ bắt đầu ngay từ lúc này.
Những lưu ý chung cho các nhà đầu tư lướt sóng
Thứ nhất, Trong thị trường tăng trưởng, nên áp dụng quy luật của thị trường tăng.
Thứ hai, Trong thị trường giảm, nên áp dụng quy luật của thị trường giảm.
Thứ ba, Trong thị trương tăng trưởng khi các quy luật tăng không tỏ ra hiệu quả, rất có thể đỉnh đang được định dạng.
Thứ tư, Tương tự cho thị trường giảm, khi các quy luật giảm không tỏ ra hiệu quả, rất có thể đáy đang được định dạng.
Như vậy, lướt sóng hay đầu tư trong thị trường chứng khoán đều có rủi ro, song nói chung, nhà đầu tư vẫn thường quan tâm hơn đến lợi nhuận thu được. Đó cũng là lý do mà CTCK Sacombank-SBS thường sử dụng các mô hình. Mô hình của CTCK Sacombank-SBS cho thấy lợi nhuận thu được từ năm 2010 có thể tăng lên gấp đôi. Hãy quan sát sóng đầu tiên của sóng 3, 728 đang là mục tiêu khả quan tính đến giữa tháng 3 nếu VN-index vượt qua ngưỡng 600 trước Tết.
Sóng thứ cấp số 3 trong mẫu hình sóng 3 sẽ tiếp tục hướng đến mục tiêu của quý 1 năm 2010. Nếu giá kết thúc ở gần mức 600, thực tế đang thiên về kịch bản này. Nếu kết thúc gần 685, tâm lý lạc quan quyết định kịch bản này. Tất nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa thể biết được khả năng sau khi bật lên của VN-index và cân nhắc giữa 2 kịch bản thực tế và lạc quan.
Quy luật về thị trường tăng
Chiến lược 1, mua khi có sự điều chỉnh
Chiến lược 2, kỳ vọng hỗ trợ giữ và kháng cự bị phá
Chiến lược 3, kỳ vọng tạo ra đỉnh sau caohơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước
Chiến lược 4, xu hướng tăng là chủ đạo
Chiến lược 5, khối lượng tăng trong xu thế tăng và ngược lại Khi các điều trên không còn phù hợp, phân phối đỉnh diễn ra.
Download Bản tin đầy đủ của CTCK Sacombank-SBS
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks