Threaded View
-
02-02-2010 11:40 PM #9
TTCK tháng 2: Diễn biến nhanh và bất ngờ có lặp lại?
Nhiều tin đồn trong tuần thứ hai và ba
Đầu tư lướt sóng không hiệu quả do thị trường diễn biến nhanh và bất ngờ
Một đặc điểm nổi bật trong tháng 1/2010 là có nhiều phiên tăng, giảm bất ngờ ngay trong phiên, đặc biệt là sau 10h. Trong một số phiên, dù có nhiều thông tin hỗ trợ, nhưng thị trường chỉ tăng được 1 - 2 phiên rồi giảm. Điển hình là phiên giao dịch 26/1, thông tin hỗ trợ là LSCB tháng 2 được giữ nguyên, Chính phủ chào bán thành công 1 tỷ USD trái phiếu…, giúp VN-Index có một phiên tăng điểm ấn tượng (17 điểm, tương đương 3,5%), đưa chỉ số lên sát mức 500 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này đã giảm tới 11,5 điểm ngay phiên hôm sau, cho dù thông tin khả quan về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 4/2009 liên tục được đưa ra.
Một diễn biến khác là 2 tuần cuối tháng 1, tâm lý NĐT trở nên do dự, thận trọng và thường giao dịch cầm chừng cho đến khoảng 9h30 - 10h00 trong mỗi phiên. Chỉ sau 10h00, NĐT mới bộc lộ rõ ý định mua bán và khối lượng giao dịch thường tăng đáng kể từ lúc này.
Các diễn biến nhanh và bất ngờ này đã làm thất vọng không ít NĐT lướt sóng. Nhiều NĐT giải ngân khi thị trường giảm mạnh để đón đầu sự phục hồi, nhưng hầu như không có lãi khi cổ phiếu về đến tài khoản.
Ngân hàng còn nhiều khó khăn
Trong tháng 1, các ngân hàng vẫn hạn chế giải ngân do gặp khó khăn về nguồn vốn huy động. LSCB từ ngày 1/12/2009 tăng thêm 1%/năm, lên 8%/năm, nhưng lãi suất huy động vẫn bị hạn chế ở mức trần 10,5%/năm, lãi suất trần cho vay bị hạn chế ở mức 12%/năm. Do lượng tiền gửi vào ngân hàng không tương ứng với nhu cầu vay vốn tăng lên, nên các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động sát mức trần cho phép. Việc này khiến các ngân hàng không có lãi hoặc lãi rất thấp. Do vậy, không ít ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, "lách" quy định trần lãi suất bằng một số khoản phí hoặc thực hiện lãi suất cho vay thỏa thuận. Thanh khoản ngân hàng gặp khó khăn, chi phí vốn của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp khiến giới đầu tư lo ngại, góp phần làm TTCK suy giảm.
Trong tháng 1, có thêm 14 doanh nghiệp lên niêm yết, trong đó 7 doanh nghiệp lên sàn HOSE, 7 doanh nghiệp lên sàn HNX. Số công ty này lên sàn đã làm tăng lượng cung trên sàn HOSE thêm 153,5 triệu đơn vị, trên sàn HNX 22,9 triệu đơn vị. Hầu hết các mã cổ phiếu mới này đều tăng giá mạnh trong phiên chào sàn và tăng thêm một vài phiên sau đó, nhưng rồi giảm trở lại theo tình hình chung của thị trường.
Mặc dù lượng cung này chiếm không đáng kể tổng lượng cung toàn thị trường (khoảng 1%), nhưng trong xu hướng thị trường giảm, một phần tăng nhỏ trong tổng cung dường như cũng gây tâm lý tiêu cực cho các NĐT.
Trong khi đó, chứng khoán thế giới biến động mạnh trong nửa cuối tháng 1. Lo ngại việc Trung Quốc đưa ra chính sách thắt chặt tín dụng, TTCK châu Á đã có chuỗi ngày mất điểm dài nhất trong 5 năm trở lại đây, sau khi nhiều chỉ số đạt đỉnh ngày 15/1. Bên cạnh đó, TTCK Mỹ sau khi đạt đỉnh mới 10.763 điểm ngày 19/1 đã liên tục mất điểm do giới đầu tư lo ngại FED sẽ rút bớt các biện pháp kích thích kinh tế và hạn chế quy mô và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng lớn. Các chỉ số DAX 30, FTSE 100 của thị trường châu Âu cũng giảm điểm do ảnh hưởng từ thị trường Mỹ.
Điều này cho thấy, có sự liên thông khá lớn giữa TTCK từng nước với các TTCK lớn trên thế giới. TTCK Việt Nam thời gian qua không chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường thế giới, nhưng dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán, dòng thông tin trong nước không đủ mạnh thì dòng thông tin trên các thị trường thế giới sẽ có nhiều tác động tới TTCK Việt Nam.
Triển vọng tháng 2
Cập nhật lợi nhuận doanh nghiệp quý IV/2009 cho kết quả P/E 2009 của cả hai sàn cuối tháng 1 là 12,5 lần. Đây là mức khá hấp dẫn. Điều này có thể góp phần lý giải tại sao NĐT nước ngoài liên tục có các phiên mua ròng trong 4 tháng qua.
Trong tháng 2 có dịp nghỉ Tết Nguyên đán, do vậy thị trường sẽ giao dịch trong 3 tuần, trong đó có 2 tuần đầu và 1 tuần cuối tháng. Chúng tôi cho rằng, thị trường trong giai đoạn này nhìn chung sẽ ít biến động hơn tháng 1. Tâm lý NĐT sẽ ổn định hơn và thị trường sẽ không còn các diễn biến nhanh và bất ngờ như trong tháng 1. Dự kiến, khối lượng giao dịch sẽ được cải thiện sau Tết, khi dòng tiền quay lại.
Chúng tôi cho rằng, có 4 yếu tố sau sẽ tác động tới thị trường và NĐT nên lưu ý.
Thứ nhất, CPI sẽ không tăng cao. Theo quy luật, những ngày giáp và sau Tết Nguyên đán, giá cả nhiều mặt hàng sẽ tăng, đặc biệt là nhóm ngành lương thực - thực phẩm và giao thông vận tải, vì đây là hai ngành được sử dụng nhiều trong dịp Tết. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cũng góp phần nâng cao chỉ số lạm phát tháng 2 khi thời gian này nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn. Ngoài ra, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng dự kiến vẫn tăng khi nhiều công trình phải thi công "chạy Tết". Tuy nhiên, giá vàng và tỷ giá USD nhiều khả năng ổn định trong dịp Tết, sẽ không tác động nhiều tới các nhóm hàng nhập khẩu. Do vậy, khả năng CPI tháng 2 sẽ tăng, nhưng không quá cao, dự báo tăng ở mức 1,5 - 1,6% so với tháng 1.
Thứ hai, hoạt động ngân hàng sẽ được cải thiện. Hiện tại, nhiều ngân hàng hạn chế cho vay do gặp khó khăn trong huy động vốn và phần lớn vốn cho vay tập trung vào lĩnh vực sản xuất, phục vụ hàng tiêu dùng ngày Tết. Sau Tết, dự kiến tổng nguồn tiền nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và người dân sẽ tăng lên đáng kể, chủ yếu là thu nhập từ tiền bán hàng ngày Tết, tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết, kiều hối gửi về… Thông thường, phần lớn nguồn tiền này sẽ được gửi vào ngân hàng, nhất là khi hiện nay, lãi suất huy động khá hấp dẫn, trong khi hoạt động sản xuất - kinh doanh sau Tết chưa kịp bắt nhịp trở lại. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể tính thanh khoản của các ngân hàng, triển vọng ngành ngân hàng và nền kinh tế tốt lên là thông tin hỗ trợ tích cực cho TTCK.
Thứ ba, thanh khoản của TTCK sẽ tăng. Sàn Hà Nội sẽ thực hiện giao dịch trực tuyến kể từ ngày 8/2. Giống như sàn TP. HCM, cải cách này sẽ làm tính thanh khoản tăng mạnh, tác động tích cực đến tâm lý NĐT. Đó là chưa kể đến những cải cách khác đang được cơ quan quản lý xúc tiến thực hiện như cho bán chứng khoán ngày T+2, giao dịch ký quỹ, mua bán cùng phiên. Bên cạnh đó là cải cách việc công bố thông tin, nâng cao tính minh bạch của toàn thị trường…
Thứ tư, TTCK thế giới sẽ có tác động mạnh hơn. Các diễn biến mới của chính sách thắt chặt tiền tệ ở Trung Quốc và chính sách siết đầu cơ của ngân hàng ở Mỹ đã và đang tác động mạnh đến TTCK thế giới. Hiện vẫn chưa có đánh giá cụ thể về những tác động này. Tuy nhiên, trường hợp chỉ số Dow Jones giảm mạnh, chẳng hạn xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 9.000 điểm thì có thể sẽ có ảnh hưởng không tốt tới TTCK Việt Nam.
(Nguồn: Đặng Lan Hương, Trưởng nhóm Phân tích, CTCP Chứng khoán Âu Việt đăng trên ĐTCK, 2/2)
.................................................. ........
Xem ra CK ÂU VIỆT bị kẹp cổ phiếu hay mua rồi giờ ca lên úp sọt đây: Các bạn thử xem và phân tích nhé các chổ tô màu đậm.
-Trái phiếu bán 1 tỷ USD vừa mừng và vừa lo...nợ quốc gia tăng gần 24ty USD và thâm hụt ngân sách,bội thu và bội chi ngân sách, sữ dụng nợ vay không hiệu quả...thế thì phải đánh thuế các loại tăng lên và người dân gánh chịu....?
-CPI tăng bao nhiêu gọi là không cao? và con số này VN đã thay đổi cách tính làm không đúng NN luôn tính lại....thực của nó phải 1,60%-1,80% cơ. Thế dẫn đến bóng đen tăng LSCB rất gần với chúng ta.Mặc hàng tiêu dùng đội giá lên, than, điện sắp lên, xăng dầu, hàng hóa, VẬN TẢI...mọi thứ tăng áp lực cho nền kinh tế mà phải 2 tháng nữa mới bình ổn...
-Qua tết thanh khoản NH cải thiện liền trong tháng 2 quá lạc quan sớm? Điều xấu này RẤT CAO ai cũng biết. Ngay cả HSG vay NH còn chưa có cho sản xuất... vì hết hạn mức.
có nhiều NHTM hiện đang tầm phải ra tay kiểm soát hơn 30.000 tỷ bơm cứu xem ra như muối bỏ biển vào lúc này cả cuối tháng 2. 1 vị tổng giám đốc ngân hàng thương mại vừa từ chức và bàn giao nhanh 1 tuần mà phải có ngân hàng NN nhúng tay vào. Thế còn bao nhiêu ngân hàng nữa 6-8 NH cho vay vượt room, qua lớn dẫn đến mất thanh khoản trầm trọng mà VN kg có phá sản.....? VN năm 2008-2009 bơm gần 400.000 tỷ ra nền kinh tế thu về thì không nhiều dòng tiền rò rĩ chạy vào các doanh nghiệp bù lỗ, đáo hạn nợ củ BĐS và đầu tư dàn trãi quá lơn và hệ lụy phải diễn ra.Chúng ta thấy cuối và đầu năm các cty tranh thủ tăng vốn,phát hành cp giá cao....1 cách dễ dàng, tức dòng tiền kích cầu gom về NH kg được nhiều như khi bơm ra nền KT.
-TTCKVN xem ra t+2 cho bán có thể là ý tưởng khi trung tâm lưu kí còn thủ công và quá tải,mà có đi cốt chỉ làm vòng quay vốn nhanh thanh khoản,nhưng TTCK không có tiền thì.....Cho HNX thông sàn điều bình thường ở huyện phải làm chứ có gì là tin vui...Còn minh bạch thông tin thì VN khó vào lúc này 5 năm sao chưa được vì quan liêu,lề thói NN,hối lộ,bưng bít thông tin và méo mó...nhằm mục đích riêng....
-Toàn cầu căng thẳng CHND TRIỀU TIÊN ,TQ,MỸ,NGA...tình hình IRAN...nếu chiến tranh và chính sách thương mại các nước trên căng thẳng thì hồi phục kinh tế toàn cầu xem ra đầy khó khăn trong hiện tại.
HEROGROUP.
Last edited by HeroGroup; 03-02-2010 at 12:18 AM.
Hãy Kiên Nhẫn Bạn sẽ lấy được Tiền của Những Người Không Kiên Nhẫn!!!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks