Trích dẫn Gửi bởi stockdowntrend Xem bài viết
* Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (mã THV) công bố kết quả kinh doanh công ty mẹ với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 4 đạt 193,4 tỷ đồng, lũy kế cả năm 2011 đạt 1.062,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý 4 âm 82,5 tỷ đồng, lũy kế cả năm 2011 âm 120,2 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) cả năm 2011 đạt -2.186 đồng.
Chú chơi chứng_hứng chửi đâu roài ra xem THV làm trò:

Thứ Sáu, 03/02/2012
THV: Năm 2011 lỗ 120 tỷ đồng chủ yếu do hoạt động tài chính


Công ty mẹ CTCP Tập đoàn Thái Hòa (HNX: THV) tiếp tục báo lỗ 82.5 tỷ đồng trong quý 4. Lũy kế cả năm 2011, công ty lỗ 120 tỷ đồng, trong đó lỗ từ hoạt động tài chính lên đến 122 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2011 công ty mẹ, doanh thu thuần đạt 147.9 tỷ đồng, giá vốn hàng bán lên đến hơn 200 tỷ đồng làm lợi nhuận gộp âm 52 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm 82.5 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2011, doanh thu thuần đạt 1,017 tỷ đồng, giảm 48% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế âm 120 tỷ đồng.
Báo cáo cho thấy nguyên nhân công ty lỗ là do hoạt động tài chính có mức âm đến 122.3 tỷ đồng lợi nhuận.



Chủ tịch cà phê Thái Hòa: Chúng tôi sẽ bán dự án để cơ cấu nợ


Dự kiến kết thúc quý I/2012 việc cơ cấu nguồn vốn, nợ sẽ được hoàn thành.
Theo thông tin được công bố, công ty mẹ Tập đoàn Thái Hòa đã bị lỗ 120 tỷ trong năm 2011. Đây có thể coi là kết quả bất ngờ đối với các nhà đầu tư. Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Thái Hòa (THV) về số lỗ của công ty.
Thưa ông, THV đã có báo cáo KQKD năm 2011 với khoản lỗ lên tới 120 tỷ đồng. Xin ông cho biết nguyên nhân gây ra khoản lỗ lớn như vậy?
Công ty mẹ lỗ 120 tỷ cho năm 2011 mà nguyên nhân có liên quan tới một số khoản lỗ của công ty thành viên.
Phần lớn các cty hoạt động trong thời gian qua lỗ nhiều hơn lãi do chi phí tài chính cao bất thường (bình quân lãi suất hiện tại tăng 1,5 – 1,7 lần so với năm 2010). Chính chi phí tài chính quá cao nên tạo ra số lỗ lớn như vậy
Ngoài ra, do cơ cấu nguồn vốn của công ty có vấn đề, bị lệch nguồn. Năm qua công ty đã sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư sang dài hạn, trong khi khoản đầu tư dài hạn chưa cho ra tiền nên bị lỗ.
Để giải quyết cơ cấu lại trong lúc thắt chặt tài chính, và liệu doanh nghiệp có làm được không là câu hỏi khó. Tuy nhiên, THVvới vị thế một hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp từ lâu, từ hoạt động trồng trọt đến chế biến. Hiện chúng tôi đã có các nhà máy chế biến ở nhiều tỉnh, để đón đầu yêu cầu kinh doanh ngành hàng có điều kiện sắp được ban hành trong thời gian tới.

Nếu không có gì thay đổi thì nhiều khả năng từ tháng 10/2012, kinh doanh xuất khẩu cà phê sẽ là kinh doanh có điều kiện. Từ 158 doanh nghiệp hiện tại có thể chỉ còn dưới 30 doanh nghiệp đủ điều kiện. THV chắc chắn sẽ là 1 trong 30 doanh nghiệp đó.
Ông có chia sẻ kế hoạch phát triển trong thời gian tới, tuy nhiên trước mắt THV chắc chắn phải có những biện pháp để tái cấu trúc lại vấn đề tài chính của mình, đặc biệt là giải quyết cơ cấu nguồn vốn. Ông có thể chia sẻ gì về kế hoạch này?
Từ 2008 tới nay, Thái Hòa đầu tư vào trồng cà phê rất mạnh và chưa đem lại được dòng tiền dương. Các ngân hàng cho vay tiền đều nhìn thấy rằng, Thái Hòa đang sử dụng lệch nguồn, nên họ đã cùng chúng tôi đưa ra biện pháp cấu trúc lại vốn cho Thái Hòa. Chúng tôi đang có 3 hướng giải quyết
Thứ nhất thay vì THV vay vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn, các ngân hàng đồng ý chuyển vốn vay ngắn hạn sang dài hạn cho Thái Hòa, để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Thái Hòa sẽ không cần bổ sung thêm tài sản thế chấp, vì khi cho vay là các ngân hàng đã kiểm soát tài sản này rồi.
Biện pháp thứ hai là một số ngân hàng sẽ mua trái phiếu chuyển đổi của THái Hòa, với điều kiện Thái Hòa có tài sản đảm bảo để Ngân hàng cầm cố tài sản đó. Lúc đó trái phiếu doanh nghiệp sẽ là khoản vay dài hạn. Chúng tôi dự định sẽ làm việc với Vietcombank, để chuyển đổi vay ngắn hạn sang trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo tài sản. Thái Hòa dự kiến sử dụng nhà máy tại Buôn Mê Thuột làm tài sản đảm bảo. Giá trị đầu tư vào nhà máy này là 135 tỷ đồng, có thể chuyển đổi sang tài sản trái phiếu doanh nghiệp tài sản đảm bảo khoảng 100 tỷ.
Thứ ba là bán dự án đã triển khai nhưng không phải là ưu tiên. Đây là biện pháp cuối cùng nhưng đem lại hiệu quả tức thì.
Vừa qua Thái Hoà đã bán thành công dự án tại Điện Biên, cho công ty thực thuộc quản lý của của ngân hàng Maritime bank, giúp giảm được nợ và tạo ra lợi nhuận tài chính rõ rệt. Dự án được Thái Hòa đầu tư 16 tỷ nhưng đã được bán với giá 47 tỷ đồng.
Dự án Điện Biên Thái Hòa đã trồng được 800 ha và được đánh giá là không có khả năng phát triển được nhiều do người dân đã hạn chế góp đất với công ty do nhận thấy trồng cà phê có lợi nhuận cao. Sau khi bán xong Điện Biên, THV chỉ còn 10% cổ phần dự án.Nếu có điều kiện, Thái Hòa sẽ tiếp tục bán dự án cho ngân hàng, để cơ cấu lại tài sản.
Dự kiến tới đây THV sẽ bán 1 dự án trong 3 dự án tại Lào. Cả 3 dự án bên Lào đã có 2 dự án có doanh thu, dự án cao su chưa có doanh thu. Trong 3 dự án, có dự án đã có nhà máy chế biến, có dự án trồng nhưng chưa có nhà máy. Tuy nhiên lần này THV chỉ bán 49%, và THV vẫn là cổ đông chi phối của dự án.
Sau bao lâu việc cơ cấu nợ của THV sẽ hoàn thành?
Chúng tôi đã bàn bạc từ giữa quý IV/2011 và hiện đang tiếp tục làm việc với các ngân hàng. Hy vọng kết thúc quý I/2012 sẽ xong và THV có nguồn tiền để tiếp tục hoạt động và kinh doanh tạo ra lợi nhuận.