MSN: Bước vào giai đoạn thăng hoa........
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 9 1 2 3 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 165
    1. #1
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      35
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định MSN: 476 triệu CP chính thức giao dịch trên sàn HoSE ngày 5/11

      Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 36 nghìn đồng, biên độ dao động +/- 20%.



      Theo thông báo từ Sở giao dịch chứng khoán thành phồ Hồ Chí Minh, sắp tới Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (mã CK: MSN) sẽ thực hiện niêm yết 476 triệu cổ phiếu. Ngày niêm yết có hiệu lực: 30/10/2009. Ngày chính thức giao dịch là 05/11/2009.
      Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 36.000 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên: +/- 20% so với giá tham chiếu.
      Khi lên sàn Masan sẽ là 1 trong 20 công ty có quy mô vốn lớn nhất thị trường.

      Hoạt động chính của Masan Group là đầu tư vốn vào các công ty khác. Hiện công ty nắm 19,99% vốn của Ngân hàng Techcombank và 54,8% vốn của CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).

      CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) có vốn điều lệ gần 4.764 tỷ đồng, đăng ký niêm yết toàn bộ 476.399.820 cổ phiếu. Tổ chức tư vấn niêm yết là CTCP Chứng khoán Bản Việt.

      Masan Group có trụ sở chính: Tòa nhà Central Plaza, Phòng 802, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM.
      ====>> Hàng khủng sắp ra lò, với 476 triệu cổ phiếu, con số ghê gớm các bạn nhỉ, liệu lên được bao nhiêu. Hiện OTC là 115.000/1 cổ

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      1,366
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Hy vọn ngày đầu tiên MSN sẽ điều chỉnh tăng nhẹ... chúc các cổ đông thành công..
      Có những lúc thấy tim mình ngừng đập vì nhịp loạn của VNI

    3. #3
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      173
      Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi oceanboyhp Xem bài viết
      Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 36 nghìn đồng, biên độ dao động +/- 20%.



      Theo thông báo từ Sở giao dịch chứng khoán thành phồ Hồ Chí Minh, sắp tới Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (mã CK: MSN) sẽ thực hiện niêm yết 476 triệu cổ phiếu. Ngày niêm yết có hiệu lực: 30/10/2009. Ngày chính thức giao dịch là 05/11/2009.
      Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 36.000 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên: +/- 20% so với giá tham chiếu.
      Khi lên sàn Masan sẽ là 1 trong 20 công ty có quy mô vốn lớn nhất thị trường.

      Hoạt động chính của Masan Group là đầu tư vốn vào các công ty khác. Hiện công ty nắm 19,99% vốn của Ngân hàng Techcombank và 54,8% vốn của CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).

      CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) có vốn điều lệ gần 4.764 tỷ đồng, đăng ký niêm yết toàn bộ 476.399.820 cổ phiếu. Tổ chức tư vấn niêm yết là CTCP Chứng khoán Bản Việt.

      Masan Group có trụ sở chính: Tòa nhà Central Plaza, Phòng 802, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM.
      ====>> Hàng khủng sắp ra lò, với 476 triệu cổ phiếu, con số ghê gớm các bạn nhỉ, liệu lên được bao nhiêu. Hiện OTC là 115.000/1 cổ
      rao bán 45-47 đầy kìa, hehehehe

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      1,181
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Thumbs down

      Ngày đầu giao dịch MSN sẽ giảm sàn 20%.... Chia buồn các bác nào đang giữ MSN

    5. #5
      Ngày tham gia
      Dec 2007
      Bài viết
      803
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      lắm cổ thế nhỉ đặt mua giá nào các bác ơi
      Nản...

    6. #6
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      1,181
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Thumbs down

      Trích dẫn Gửi bởi elnino_2008 Xem bài viết
      lắm cổ thế nhỉ đặt mua giá nào các bác ơi
      Thị trường đang giai đoạn điều chỉnh, bác muốn lên tàu cứ đặt mua trên sàn 1 lai là được

    7. #7
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      487
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định MSN - Masan Food

      MSN: 476 triệu CP chính thức giao dịch trên sàn HoSE ngày 5/11


      Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 36 nghìn đồng, biên độ dao động +/- 20%.



      Theo thông báo từ Sở giao dịch chứng khoán thành phồ Hồ Chí Minh, sắp tới Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (mã CK: MSN) sẽ thực hiện niêm yết 476 triệu cổ phiếu. Ngày niêm yết có hiệu lực: 30/10/2009. Ngày chính thức giao dịch là 05/11/2009.
      Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 36.000 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên: +/- 20% so với giá tham chiếu.
      Khi lên sàn Masan sẽ là 1 trong 20 công ty có quy mô vốn lớn nhất thị trường.

      Hoạt động chính của Masan Group là đầu tư vốn vào các công ty khác. Hiện công ty nắm 19,99% vốn của Ngân hàng Techcombank và 54,8% vốn của CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).

      CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) có vốn điều lệ gần 4.764 tỷ đồng, đăng ký niêm yết toàn bộ 476.399.820 cổ phiếu. Tổ chức tư vấn niêm yết là CTCP Chứng khoán Bản Việt.

      Masan Group có trụ sở chính: Tòa nhà Central Plaza, Phòng 802, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM.
      CAFE SAI GON

    8. #8
      Ngày tham gia
      Mar 2007
      Bài viết
      437
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi lqm Xem bài viết
      rao bán 45-47 đầy kìa, hehehehe
      Tôi đang muốn Mua thỏa thuận 100K giá 46, bác biết nơi đâu bán xin mách giùm, giao dịch qua trung gian là Cty CK FPTS hoặc SBS.

      Nếu deal thành công tôi xin hậu tạ.
      Phóng mắt nhìn xa, bắt tay từ việc nhỏ

    9. #9
      Ngày tham gia
      Mar 2007
      Đang ở
      Tam giới
      Bài viết
      2,048
      Được cám ơn 136 lần trong 65 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi silkroad Xem bài viết
      Tôi đang muốn Mua thỏa thuận 100K giá 46, bác biết nơi đâu bán xin mách giùm, giao dịch qua trung gian là Cty CK FPTS hoặc SBS.

      Nếu deal thành công tôi xin hậu tạ.
      Chin su ăn ngon nhưng hổng biếtcoor phiếu chin su có ngon hông?

    10. #10
      Ngày tham gia
      Dec 2006
      Bài viết
      53
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      bác nào có bản cao bạch chú này không?
      cho em xin linhk

    11. #11
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      45
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Lượng cổ phiếu đăng ký gdịch rất rất nhiều nhưng cổ phiếu thực sự lưu hành rất rất ít...Thông tin vô cùng mờ mịt...lại cũng là của các đại gia phất từ Russia...

      Đây thực sự là 1 VIC hay VPL thứ 2...Bác nào mua được 1cp ngày chào sàn có lẽ sẽ là người duy nhất...

      Ai tin nào ?!! hihi

    12. #12
      Ngày tham gia
      Dec 2007
      Bài viết
      803
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      http://www.thesaigontimes.vn/home/ta...ngkhoan/24853/

      Texas Pacific Group và cuộc “hôn nhân” lần hai ở Việt Nam

      (TBKTSG) - Trong số những nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài bỏ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay, việc Texas Pacific Group (TPG) đầu tư vào tập đoàn FPT tháng 10-2006 là một trong những “phi vụ” thành công, mang lại lợi nhuận lớn nhất được ghi nhận. Gần 36 tháng sau “cú” kinh doanh ngoạn mục đó, TPG quay trở lại Việt Nam bằng một khoản đầu tư thứ hai có quy mô tương tự, với một tên tuổi mới: tập đoàn Masan (Masan Group).

      Tập một: TPG - FPT và khoản lợi nhuận gấp bốn lần vốn đầu tư

      Quí 4-2006 thị trường chứng khoán trong thời điểm sôi động. Khi đó các công ty ào ạt nộp hồ sơ niêm yết để lên sàn trước ngày 31-12-2006 nhằm được hưởng ưu đãi thuế. Tập đoàn FPT cũng không nằm ngoài số đó. Chỉ hai tháng trước phiên giao dịch đầu tiên ở sàn TPHCM (HOSE), ngày 24-10-2006 FPT ký hợp đồng chính thức bán 10% cổ phần cho TPG thông qua hai đối tác TPG Ventures và Intel Capital với giá 36,5 triệu đô la Mỹ.


      Lúc bấy giờ vốn điều lệ của FPT là 608 tỉ đồng và 10% là 60,8 tỉ đồng, tính ra TPG đã mua FPT với giá 100.000 đồng/cổ phiếu (trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).

      Ngoài thị trường OTC, cổ phiếu FPT khi ấy có giá cao gấp 1,5 lần giá mua của TPG, song ở vai trò “cổ đông chiến lược”, việc được mua với giá thấp hơn của TPG cũng là dễ hiểu.

      Theo cam kết, TPG phải nắm giữ cổ phiếu FPT ít nhất sáu tháng kể từ khi FPT chào sàn. 180 ngày không phải là thời gian dài và TPG đã nhìn thấy sự thành công của mình ngay ngày đầu tiên khi cổ phiếu FPT được giao dịch với giá 400.000 đồng/cổ phiếu. TPG đã đợi đúng sáu tháng và khi thời hạn kết thúc, họ bắt đầu bán ra cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh trên HOSE.

      Thời điểm TPG thoái vốn cũng là lúc cổ phiếu FPT giảm hàng chục phiên liên tục. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu FPT ở mức giá cao (đỉnh của cổ phiếu FPT là 665.000 đồng) đã không khỏi ngỡ ngàng vì sự sụt giảm kéo dài và bất ngờ đó. Họ chỉ hiểu ra khi nắm được thông tin TPG đang thoái vốn.

      Ngày 24-7-2007, đúng chín tháng sau ngày ký hợp đồng bán 10% vốn cho TPG, cổ phiếu FPT rớt xuống 267.000 đồng/cổ phiếu (sau khi thực hiện chia thưởng 50% bằng cổ phiếu), gần ngang giá ngày chào sàn đầu tiên. TPG đã thu được lợi nhuận gấp khoảng bốn lần giá vốn đầu tư vào FPT chỉ trong một thời gian ngắn.

      Tập hai: TPG - Masan và lời kết phía trước

      Sau FPT và suốt năm 2008, đặc biệt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, TPG cũng như các quỹ đầu tư quốc tế khác không ngừng tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam. Nhưng mọi tiếp xúc đã không mang lại kết quả cho đến Masan Group.

      Không phải ngẫu nhiên TPG chọn Masan Group. Tập đoàn Masan là sự kết hợp của Công ty Thực phẩm Masan (Masan Food), đang ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nước tương, nước mắm, mì ăn liền, hạt nêm nhãn hiệu Chinsu, Omachi và Ngân hàng Techcombank. Masan Group nắm giữ 54,8% vốn của Masan Food và 19,99% vốn của Techcombank, cộng thêm sự hiện diện của hai công ty con là Hoa Phong lan và Hoa Bằng lăng sở hữu tổng cộng 18% cổ phần của Masan Food. Năm ngoái Masan Food đạt 380 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ 257 tỉ đồng và dự kiến lợi nhuận năm nay khoảng 650 tỉ đồng sau khi mới tăng vốn lên 630 tỉ đồng.

      Cũng giống như khi chọn FPT năm 2006, TPG đặt vấn đề đầu tư vào Masan Group bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của tập đoàn này. Họ kỳ vọng ở Masan Group về năng lực khởi nghiệp, cũng như chiến lược phát triển kinh doanh đột phá sẽ được lặp lại ở những lĩnh vực kinh doanh mới.

      Tuy nhiên, khi chấp nhận TPG làm cổ đông, Masan Group không phải “tay mơ”. Họ đã nghiên cứu kỹ cuộc “hôn nhân” ngắn ngủi của TPG với FPT. Họ không bán cổ phần trực tiếp cho TPG. Thay vào đó, ngày 30-9-2009, Masan Group phát hành ba trái phiếu chuyển đổi, mỗi trái phiếu có giá trị 180 tỉ đồng cho TPG Star Masan, TPG Star Masan II, TPG Star Masan III - các công ty con của TPG Star L.P, một quỹ đầu tư do TPG Growth quản lý.

      Tiếp đó ngày 8-10-2009 họ phát hành thêm một trái phiếu chuyển đổi trị giá 90 tỉ đồng cho TPG Star Masan. Tổng cộng TPG đã có trong tay 630 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi của Masan Group.

      Câu hỏi quan trọng là TPG phải nắm giữ số trái phiếu trên trong bao lâu và tỷ lệ chuyển đổi sẽ như thế nào? Trái phiếu chỉ được chuyển đổi thành cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 1-4-2011 đến ngày đáo hạn ba năm sau kể từ khi Masan Group chính thức giao dịch trên HOSE. Masan Group vừa được HOSE chấp thuận cho niêm yết về mặt nguyên tắc ngày 26-10-2009.

      Như vậy với Masan Group, TPG sẽ phải nắm giữ trái phiếu ít nhất 18 tháng mới được chuyển thành cổ phiếu, gấp ba lần thời gian nắm giữ cổ phiếu FPT và khi có cổ phiếu rồi, thời điểm nào cổ phiếu đó niêm yết bổ sung và giao dịch thì thời gian sẽ trả lời tiếp. “Hợp đồng hôn nhân” với Masan Group đặt TPG vào vị trí phải “chung thủy” hơn nhiều để thể hiện vai trò đối tác chiến lược, chứ không đơn thuần là đầu tư tài chính.

      Vì sao TPG chấp thuận một cuộc “hôn phối” phức tạp và nhiều ràng buộc đến vậy? Vì ngoài cơ hội đầu tư vào Masan Food để có cơ hội tham gia vào sự “bùng nổ” tiêu dùng của Việt Nam trong tương lai (lĩnh vực bán lẻ và phân phối là mảng đang được nước ngoài chú ý), họ đầu tư luôn vào Techcombank, một ngân hàng cổ phần đang lên.

      Trong vòng một năm rưỡi qua, với sự hỗ trợ của HSBC, cổ đông đang nắm 20% cổ phần, Techcombank đã có những bước tiến tương đối về quản trị rủi ro và tiết giảm chi phí nhờ ứng dụng công nghệ. Ngân hàng này đang cạnh tranh trực tiếp với vị trí thứ nhất và thứ hai của Á Châu và Sacombank trong khối tổ chức tín dụng cổ phần.

      Sự trở lại của TPG, một tổ chức đầu tư tư nhân quốc tế đang quản lý 42 tỉ đô la Mỹ, cho thấy khả năng tìm kiếm lợi nhuận của nước ngoài ở thị trường đầu tư gián tiếp Việt Nam là khá lớn. Sắp tới, có thể sẽ có những tổ chức, quỹ đầu tư quy mô tầm cỡ khác vào Việt Nam. Sức hút của một thị trường cận biên như Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn.

      Cuối cùng, từ trường hợp của Masan Group, có thể các doanh nghiệp nội địa nay cũng đã có khả năng trực diện ở vị trí bằng vai phải lứa với các nhà đầu tư quốc tế trong các cuộc thương lượng, mua bán nhằm đảm bảo lợi ích công bằng của phía Việt Nam, để tạo nên các cuộc “hôn nhân” môn đăng hộ đối.

      -------------

      KL: Bảo trọng
      Nản...

    13. #13
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      165
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định MSG: Masangroup vững bước trên đường hội nhập

      Các hoạt động chính của MSN là đầu tư vào các công ty con và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp VN.

    14. #14
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      165
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Không nên nhầm lẫn giữa Masan Food và MSN: MSN sở hữu hơn 50% MSF (Masan Food)

    15. #15
      Ngày tham gia
      Nov 2006
      Bài viết
      184
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi victory77 Xem bài viết
      Không nên nhầm lẫn giữa Masan Food và MSN: MSN sở hữu hơn 50% MSF (Masan Food)

      Texas Pacific Group và cuộc “hôn nhân” lần hai ở Việt Nam
      Texas Pacific Group đã quay trở lại Việt Nam với một tên tuổi mới: tập đoàn Masan (Masan Group).



      Trong số những nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài bỏ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay, việc Texas Pacific Group (TPG) đầu tư vào tập đoàn FPT tháng 10-2006 là một trong những “phi vụ” thành công, mang lại lợi nhuận lớn nhất được ghi nhận.

      Gần 36 tháng sau “cú” kinh doanh ngoạn mục đó, TPG quay trở lại Việt Nam bằng một khoản đầu tư thứ hai có quy mô tương tự, với một tên tuổi mới: tập đoàn Masan (Masan Group).


      Tập một: TPG - FPT và khoản lợi nhuận gấp bốn lần vốn đầu tư


      Quí 4-2006 thị trường chứng khoán trong thời điểm sôi động. Khi đó các công ty ào ạt nộp hồ sơ niêm yết để lên sàn trước ngày 31-12-2006 nhằm được hưởng ưu đãi thuế. Tập đoàn FPT cũng không nằm ngoài số đó. Chỉ hai tháng trước phiên giao dịch đầu tiên ở sàn TPHCM (HOSE), ngày 24-10-2006 FPT ký hợp đồng chính thức bán 10% cổ phần cho TPG thông qua hai đối tác TPG Ventures và Intel Capital với giá 36,5 triệu đô la Mỹ.


      Lúc bấy giờ vốn điều lệ của FPT là 608 tỉ đồng và 10% là 60,8 tỉ đồng, tính ra TPG đã mua FPT với giá 100.000 đồng/cổ phiếu (trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).


      Ngoài thị trường OTC, cổ phiếu FPT khi ấy có giá cao gấp 1,5 lần giá mua của TPG, song ở vai trò “cổ đông chiến lược”, việc được mua với giá thấp hơn của TPG cũng là dễ hiểu.


      Theo cam kết, TPG phải nắm giữ cổ phiếu FPT ít nhất sáu tháng kể từ khi FPT chào sàn. 180 ngày không phải là thời gian dài và TPG đã nhìn thấy sự thành công của mình ngay ngày đầu tiên khi cổ phiếu FPT được giao dịch với giá 400.000 đồng/cổ phiếu. TPG đã đợi đúng sáu tháng và khi thời hạn kết thúc, họ bắt đầu bán ra cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh trên HOSE.


      Thời điểm TPG thoái vốn cũng là lúc cổ phiếu FPT giảm hàng chục phiên liên tục. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu FPT ở mức giá cao (đỉnh của cổ phiếu FPT là 665.000 đồng) đã không khỏi ngỡ ngàng vì sự sụt giảm kéo dài và bất ngờ đó. Họ chỉ hiểu ra khi nắm được thông tin TPG đang thoái vốn.


      Ngày 24-7-2007, đúng chín tháng sau ngày ký hợp đồng bán 10% vốn cho TPG, cổ phiếu FPT rớt xuống 267.000 đồng/cổ phiếu (sau khi thực hiện chia thưởng 50% bằng cổ phiếu), gần ngang giá ngày chào sàn đầu tiên. TPG đã thu được lợi nhuận gấp khoảng bốn lần giá vốn đầu tư vào FPT chỉ trong một thời gian ngắn.


      Tập hai: TPG - Masan và lời kết phía trước


      Sau FPT và suốt năm 2008, đặc biệt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, TPG cũng như các quỹ đầu tư quốc tế khác không ngừng tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam. Nhưng mọi tiếp xúc đã không mang lại kết quả cho đến Masan Group.


      Không phải ngẫu nhiên TPG chọn Masan Group. Tập đoàn Masan là sự kết hợp của Công ty Thực phẩm Masan (Masan Food), đang ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nước tương, nước mắm, mì ăn liền, hạt nêm nhãn hiệu Chinsu, Omachi và Ngân hàng Techcombank.


      Masan Group nắm giữ 54,8% vốn của Masan Food và 19,99% vốn của Techcombank, cộng thêm sự hiện diện của hai công ty con là Hoa Phong lan và Hoa Bằng lăng sở hữu tổng cộng 18% cổ phần của Masan Food. Năm ngoái Masan Food đạt 380 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ 257 tỉ đồng và dự kiến lợi nhuận năm nay khoảng 650 tỉ đồng sau khi mới tăng vốn lên 630 tỉ đồng.


      Cũng giống như khi chọn FPT năm 2006, TPG đặt vấn đề đầu tư vào Masan Group bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của tập đoàn này. Họ kỳ vọng ở Masan Group về năng lực khởi nghiệp, cũng như chiến lược phát triển kinh doanh đột phá sẽ được lặp lại ở những lĩnh vực kinh doanh mới.


      Tuy nhiên, khi chấp nhận TPG làm cổ đông, Masan Group không phải “tay mơ”. Họ đã nghiên cứu kỹ cuộc “hôn nhân” ngắn ngủi của TPG với FPT. Họ không bán cổ phần trực tiếp cho TPG. Thay vào đó, ngày 30-9-2009, Masan Group phát hành ba trái phiếu chuyển đổi, mỗi trái phiếu có giá trị 180 tỉ đồng cho TPG Star Masan, TPG Star Masan II, TPG Star Masan III - các công ty con của TPG Star L.P, một quỹ đầu tư do TPG Growth quản lý.


      Tiếp đó ngày 8-10-2009 họ phát hành thêm một trái phiếu chuyển đổi trị giá 90 tỉ đồng cho TPG Star Masan. Tổng cộng TPG đã có trong tay 630 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi của Masan Group.


      Câu hỏi quan trọng là TPG phải nắm giữ số trái phiếu trên trong bao lâu và tỷ lệ chuyển đổi sẽ như thế nào? Trái phiếu chỉ được chuyển đổi thành cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 1-4-2011 đến ngày đáo hạn ba năm sau kể từ khi Masan Group chính thức giao dịch trên HOSE. Masan Group vừa được HOSE chấp thuận cho niêm yết về mặt nguyên tắc ngày 26-10-2009.


      Như vậy với Masan Group, TPG sẽ phải nắm giữ trái phiếu ít nhất 18 tháng mới được chuyển thành cổ phiếu, gấp ba lần thời gian nắm giữ cổ phiếu FPT và khi có cổ phiếu rồi, thời điểm nào cổ phiếu đó niêm yết bổ sung và giao dịch thì thời gian sẽ trả lời tiếp.

      “Hợp đồng hôn nhân” với Masan Group đặt TPG vào vị trí phải “chung thủy” hơn nhiều để thể hiện vai trò đối tác chiến lược, chứ không đơn thuần là đầu tư tài chính.


      Vì sao TPG chấp thuận một cuộc “hôn phối” phức tạp và nhiều ràng buộc đến vậy? Vì ngoài cơ hội đầu tư vào Masan Food để có cơ hội tham gia vào sự “bùng nổ” tiêu dùng của Việt Nam trong tương lai (lĩnh vực bán lẻ và phân phối là mảng đang được nước ngoài chú ý), họ đầu tư luôn vào Techcombank, một ngân hàng cổ phần đang lên.


      Trong vòng một năm rưỡi qua, với sự hỗ trợ của HSBC, cổ đông đang nắm 20% cổ phần, Techcombank đã có những bước tiến tương đối về quản trị rủi ro và tiết giảm chi phí nhờ ứng dụng công nghệ. Ngân hàng này đang cạnh tranh trực tiếp với vị trí thứ nhất và thứ hai của Á Châu và Sacombank trong khối tổ chức tín dụng cổ phần.


      Sự trở lại của TPG, một tổ chức đầu tư tư nhân quốc tế đang quản lý 42 tỉ đô la Mỹ, cho thấy khả năng tìm kiếm lợi nhuận của nước ngoài ở thị trường đầu tư gián tiếp Việt Nam là khá lớn. Sắp tới, có thể sẽ có những tổ chức, quỹ đầu tư quy mô tầm cỡ khác vào Việt Nam. Sức hút của một thị trường cận biên như Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn.


      Cuối cùng, từ trường hợp của Masan Group, có thể các doanh nghiệp nội địa nay cũng đã có khả năng trực diện ở vị trí bằng vai phải lứa với các nhà đầu tư quốc tế trong các cuộc thương lượng, mua bán nhằm đảm bảo lợi ích công bằng của phía Việt Nam, để tạo nên các cuộc “hôn nhân” môn đăng hộ đối.

      Theo Hải Lý
      TBKTSG

    16. #16
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      165
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định MSN: Masangroup chứ không phải Masan Food

      MSN vốn điều lệ trên 4.700 tỷ chỉ sở hữu trên 50% Masan Food (MSF vốn điều lệ 627 tỷ)

    17. #17
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      165
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Công ty chuyên đầu tư về TC và các cty con

      Ngày bắt đầu giao dịch là 05/11/09

    18. #18
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      14
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi victory77 Xem bài viết
      MSN vốn điều lệ trên 4.700 tỷ chỉ sở hữu trên 50% Masan Food (MSF vốn điều lệ 627 tỷ)
      Quá trình tăng vốn phá vỡ mọi kỷ lục của TẬP ĐOÀN Masan.
      Bà con vào mua giấy in của tập đoàn đê giá rẻ bất ngờ 36K/tờ. Tập đoàn này sử dụng vốn để in cổ phiếu chắc

      Tháng 11/2004: vốn 3,2 tỷ
      Tháng 5/2005: 32 tỷ
      Tháng 7.2009: 100 tỷ
      Tháng 8/2009: 3700 tỷ
      Tháng 9/2009; 4065 tỷ
      Tháng 10/2009: 4700 tỷ

      Tháng 10 đăng ký công ty đại chúng
      Tháng 11 niêm yết

      Tháng 12 NĐT vào mua giấy MSN đại giá

    19. #19
      Ngày tham gia
      Dec 2007
      Bài viết
      803
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      MSG ngày đầu và tuần đầu kịch trần nhưng thực tế chỉ đáng giá 1x
      Nản...

    20. #20
      Ngày tham gia
      Nov 2006
      Bài viết
      184
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi elnino_2008 Xem bài viết
      MSG ngày đầu và tuần đầu kịch trần nhưng thực tế chỉ đáng giá 1x
      Suýt phì cười đập mặt *** xuống bàn phím vì cái ông thời tiết này. Ông phân tích xem thử tại sao nó đáng 1x nào? Tôi hồ đồ cho rằng nó chả đáng xu nào. Chả hiểu sao thàng TPG lại đầu tư 35 triệu USD vào nó thế không biết?




      Texas Pacific Group và cuộc “hôn nhân” lần hai ở Việt Nam
      Texas Pacific Group đã quay trở lại Việt Nam với một tên tuổi mới: tập đoàn Masan (Masan Group).



      Trong số những nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài bỏ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay, việc Texas Pacific Group (TPG) đầu tư vào tập đoàn FPT tháng 10-2006 là một trong những “phi vụ” thành công, mang lại lợi nhuận lớn nhất được ghi nhận.

      Gần 36 tháng sau “cú” kinh doanh ngoạn mục đó, TPG quay trở lại Việt Nam bằng một khoản đầu tư thứ hai có quy mô tương tự, với một tên tuổi mới: tập đoàn Masan (Masan Group).


      Tập một: TPG - FPT và khoản lợi nhuận gấp bốn lần vốn đầu tư


      Quí 4-2006 thị trường chứng khoán trong thời điểm sôi động. Khi đó các công ty ào ạt nộp hồ sơ niêm yết để lên sàn trước ngày 31-12-2006 nhằm được hưởng ưu đãi thuế. Tập đoàn FPT cũng không nằm ngoài số đó. Chỉ hai tháng trước phiên giao dịch đầu tiên ở sàn TPHCM (HOSE), ngày 24-10-2006 FPT ký hợp đồng chính thức bán 10% cổ phần cho TPG thông qua hai đối tác TPG Ventures và Intel Capital với giá 36,5 triệu đô la Mỹ.


      Lúc bấy giờ vốn điều lệ của FPT là 608 tỉ đồng và 10% là 60,8 tỉ đồng, tính ra TPG đã mua FPT với giá 100.000 đồng/cổ phiếu (trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).


      Ngoài thị trường OTC, cổ phiếu FPT khi ấy có giá cao gấp 1,5 lần giá mua của TPG, song ở vai trò “cổ đông chiến lược”, việc được mua với giá thấp hơn của TPG cũng là dễ hiểu.


      Theo cam kết, TPG phải nắm giữ cổ phiếu FPT ít nhất sáu tháng kể từ khi FPT chào sàn. 180 ngày không phải là thời gian dài và TPG đã nhìn thấy sự thành công của mình ngay ngày đầu tiên khi cổ phiếu FPT được giao dịch với giá 400.000 đồng/cổ phiếu. TPG đã đợi đúng sáu tháng và khi thời hạn kết thúc, họ bắt đầu bán ra cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh trên HOSE.


      Thời điểm TPG thoái vốn cũng là lúc cổ phiếu FPT giảm hàng chục phiên liên tục. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu FPT ở mức giá cao (đỉnh của cổ phiếu FPT là 665.000 đồng) đã không khỏi ngỡ ngàng vì sự sụt giảm kéo dài và bất ngờ đó. Họ chỉ hiểu ra khi nắm được thông tin TPG đang thoái vốn.


      Ngày 24-7-2007, đúng chín tháng sau ngày ký hợp đồng bán 10% vốn cho TPG, cổ phiếu FPT rớt xuống 267.000 đồng/cổ phiếu (sau khi thực hiện chia thưởng 50% bằng cổ phiếu), gần ngang giá ngày chào sàn đầu tiên. TPG đã thu được lợi nhuận gấp khoảng bốn lần giá vốn đầu tư vào FPT chỉ trong một thời gian ngắn.


      Tập hai: TPG - Masan và lời kết phía trước


      Sau FPT và suốt năm 2008, đặc biệt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, TPG cũng như các quỹ đầu tư quốc tế khác không ngừng tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam. Nhưng mọi tiếp xúc đã không mang lại kết quả cho đến Masan Group.


      Không phải ngẫu nhiên TPG chọn Masan Group. Tập đoàn Masan là sự kết hợp của Công ty Thực phẩm Masan (Masan Food), đang ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nước tương, nước mắm, mì ăn liền, hạt nêm nhãn hiệu Chinsu, Omachi và Ngân hàng Techcombank.


      Masan Group nắm giữ 54,8% vốn của Masan Food và 19,99% vốn của Techcombank, cộng thêm sự hiện diện của hai công ty con là Hoa Phong lan và Hoa Bằng lăng sở hữu tổng cộng 18% cổ phần của Masan Food. Năm ngoái Masan Food đạt 380 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ 257 tỉ đồng và dự kiến lợi nhuận năm nay khoảng 650 tỉ đồng sau khi mới tăng vốn lên 630 tỉ đồng.


      Cũng giống như khi chọn FPT năm 2006, TPG đặt vấn đề đầu tư vào Masan Group bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của tập đoàn này. Họ kỳ vọng ở Masan Group về năng lực khởi nghiệp, cũng như chiến lược phát triển kinh doanh đột phá sẽ được lặp lại ở những lĩnh vực kinh doanh mới.


      Tuy nhiên, khi chấp nhận TPG làm cổ đông, Masan Group không phải “tay mơ”. Họ đã nghiên cứu kỹ cuộc “hôn nhân” ngắn ngủi của TPG với FPT. Họ không bán cổ phần trực tiếp cho TPG. Thay vào đó, ngày 30-9-2009, Masan Group phát hành ba trái phiếu chuyển đổi, mỗi trái phiếu có giá trị 180 tỉ đồng cho TPG Star Masan, TPG Star Masan II, TPG Star Masan III - các công ty con của TPG Star L.P, một quỹ đầu tư do TPG Growth quản lý.


      Tiếp đó ngày 8-10-2009 họ phát hành thêm một trái phiếu chuyển đổi trị giá 90 tỉ đồng cho TPG Star Masan. Tổng cộng TPG đã có trong tay 630 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi của Masan Group.


      Câu hỏi quan trọng là TPG phải nắm giữ số trái phiếu trên trong bao lâu và tỷ lệ chuyển đổi sẽ như thế nào? Trái phiếu chỉ được chuyển đổi thành cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 1-4-2011 đến ngày đáo hạn ba năm sau kể từ khi Masan Group chính thức giao dịch trên HOSE. Masan Group vừa được HOSE chấp thuận cho niêm yết về mặt nguyên tắc ngày 26-10-2009.


      Như vậy với Masan Group, TPG sẽ phải nắm giữ trái phiếu ít nhất 18 tháng mới được chuyển thành cổ phiếu, gấp ba lần thời gian nắm giữ cổ phiếu FPT và khi có cổ phiếu rồi, thời điểm nào cổ phiếu đó niêm yết bổ sung và giao dịch thì thời gian sẽ trả lời tiếp.

      “Hợp đồng hôn nhân” với Masan Group đặt TPG vào vị trí phải “chung thủy” hơn nhiều để thể hiện vai trò đối tác chiến lược, chứ không đơn thuần là đầu tư tài chính.


      Vì sao TPG chấp thuận một cuộc “hôn phối” phức tạp và nhiều ràng buộc đến vậy? Vì ngoài cơ hội đầu tư vào Masan Food để có cơ hội tham gia vào sự “bùng nổ” tiêu dùng của Việt Nam trong tương lai (lĩnh vực bán lẻ và phân phối là mảng đang được nước ngoài chú ý), họ đầu tư luôn vào Techcombank, một ngân hàng cổ phần đang lên.


      Trong vòng một năm rưỡi qua, với sự hỗ trợ của HSBC, cổ đông đang nắm 20% cổ phần, Techcombank đã có những bước tiến tương đối về quản trị rủi ro và tiết giảm chi phí nhờ ứng dụng công nghệ. Ngân hàng này đang cạnh tranh trực tiếp với vị trí thứ nhất và thứ hai của Á Châu và Sacombank trong khối tổ chức tín dụng cổ phần.


      Sự trở lại của TPG, một tổ chức đầu tư tư nhân quốc tế đang quản lý 42 tỉ đô la Mỹ, cho thấy khả năng tìm kiếm lợi nhuận của nước ngoài ở thị trường đầu tư gián tiếp Việt Nam là khá lớn. Sắp tới, có thể sẽ có những tổ chức, quỹ đầu tư quy mô tầm cỡ khác vào Việt Nam. Sức hút của một thị trường cận biên như Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn.


      Cuối cùng, từ trường hợp của Masan Group, có thể các doanh nghiệp nội địa nay cũng đã có khả năng trực diện ở vị trí bằng vai phải lứa với các nhà đầu tư quốc tế trong các cuộc thương lượng, mua bán nhằm đảm bảo lợi ích công bằng của phía Việt Nam, để tạo nên các cuộc “hôn nhân” môn đăng hộ đối.

      Theo TBKT SG

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình