---------------------------
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 16/01/2012
Blog:http://hoangthachlan.wordpress.com/
---------------------------
VNeconomy mới đây đã ấp-đết 1 số con số lãi của vài ngân hàng tính đến hết năm 2011, theo đó các pác đều lãi vượt mặt kế hoạch cả. Lãi khủng, thậm chí đến khó hiểu như lời bác Phú bên TBKTSG (nhưng có lẽ bác ấy hiểu cả), dù 1 vài pác trong ngành lại bảo chưa nhằm nhò gì (ROE vưỡn dưới 20% thôi). Tui có vài thắc mắc, cũng đã từng nêu trên các bờ lốc, nay xin tổng hợp lại ở đây nhân dịp chúc mừng các pác ngân hàng thành công rực rỡ, Tết này ăn uống linh đình chát xình xình…

- Theo như tui đoán thì tỷ suất lợi nhuận mà các pác ngân hàng công bố (để từ đó họ nói rằng vẫn thấp) và VNeconomy tạm tính dựa trên số liệu về vốn CSH tại thời điểm… cuối năm. Nếu tính vậy thì các pác nói thấp cũng đúng thôi, số cuối năm là số đã cộng chính cả lãi trong năm đó rồi. Ví dụ đơn giản như vầy cho dễ hiểu: NH A có vốn chủ đầu năm = 10 tỷ, trong năm làm lãi 2 tỷ, đến cuối năm vốn chủ = 12 tỷ, ROE do họ công bố sẽ là = 2/12 = 16,7%. Đúng ra, họ lời đến 2/10 = 20%. Theo tui, nên soi theo (thêm) 2 cách tính khác là tính trên vốn chủ đầu năm và (tốt hơn là) vốn chủ bình quân trong năm, bởi rằng rất nhiều ngân hàng đã phát hành tăng vốn trong năm 2011. Bạn cứ “tra khảo” các website của chính các ngân hàng đó hoặc các Sở GDCK nơi ngân hàng Ny thì thấy họ phát hành như thế nào (CTG, ACB, EIB, STB, VCB, SHB, NVB, MBB, HBB…). Tui từng tám rằng ngân hàng là 1 trong những ngành có tốc độ sử dụng vốn mới (phát hành thêm) mang lại hiệu quả nhanh nhất, nhiều ngành khác có nhanh đến mấy thì cũng phải xài cục tiền vài năm mới sinh lợi được. Do đó nên tính ROAE thay vì… ROE mới chuẩn.

- Ngoài cái dải spread giữa lãi huy động và lãi cho vay rộng mà bác Phú chỉ đích danh ra, ngân hàng là ngành xài đòn bẩy cao, và tui nhớ hình như đâu đó có ghi là hệ số nợ vốn của ngành này tầm 10 lần là vưỡn ổn. Một số pác ở trên đang xài đòn bẩy còn cao hơn thế nhiều, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lãi khủng.

- Những con số lãi nói trên đã được loại trừ các khoản trích lập dự phòng xấu xí, nhưng theo bài viết của bác Nguyễn Quang A trên tờ Lao động “Lãi và nợ xấu của ngân hàng” (dù hơi cũ những tui nghĩ vẫn còn chuẩn cho đến giờ) thì liệu các pác ngân hàng đó đã trích lập đủ chưa? Tui cũng trộm nghĩ là chưa. Ở đây tui không nói đến chuyện phải tính lại cho chính xác cục lãi ra bao nhiêu tiền, mà tui nghĩ rằng khi rất nhiều doanh nghiệp là con nợ của các pác đang báo lỗ, đang báo vã và đang báo sắp chớt thì các pác phải trích lập ngay cho toàn thân cục nợ của chúng nó mới hợp lý. Khi ở nền ktế mình bây giờ chuyện lỗ là quá bình thường thì đâu ai cấm các pác báo… lỗ đâu mà pác sợ???

- Lãi khủng và phát hành tăng vốn có liên quan đến nhau không? Tui nghĩ là có. Tức là đã & vẫn đang có chuyện doanh nghiệp báo lãi khủng và sử dụng chúng làm cơ sở cho việc phát hành tăng vốn cho mình, bởi phát hành là biện pháp quan trọng nhất (mà cũng gần như là duy nhất) để … hạ đòn bẩy xuống & nâng cao hiệu quả kinh doanh (thưc tế là trả bớt nợ chứ chả nâng được cái hiệu gì đâu, thậm chí có khi hạ rồi để… đi vay tiếp). Tui dám chắc ở chứng trường xứ mình, không nhiều người coi trọng cái báo cáo dòng tiền mà chỉ chăm lo đến báo cáo lãi/lỗ, đến khi doanh nghiệp đứt mới ngã ngửa ra hỏi làm sao em… ngã. Ngân hàng thì không đến nỗi ngã, nhưng tui nghĩ các pác ấy cũng sẽ còn tính tiếp chuyện tăng vốn, nên thật khó mà hạ tỷ lệ lãi xuống.

Cuối cùng, điều tui muốn nói lên ở đây rằng dù có lãi nhiều hay ít, lãi do lợi thế, do ưu đãi hay lãi do tính chưa chuẩn thì năm qua vưỡn phải công nhận các pác ngân hàng đã thành công rực rỡ. Ktế khó khăn cũng chỉ là 1 mặt thể hiện của 1 cuộc chiến tranh tiền tệ, mà trong cuộc chiến này thì các pác luôn thắng. Các pác vưỡn là vua và cổ phiếu các pác cũng vưỡn là cp vua thôi.
Một lần nữa, chúng em xin chúc mừng các pác ngân hàng!!!