Chủ đề: Liệu VNindex&HNindex có sập ?
-
11-01-2012 06:01 PM #1The Good The Bad
GuestLiệu VNindex&HNindex có sập ?
Liệu VNindex&HNindex có sập ?
Không gì là không thể .
-
12-01-2012 11:32 AM #2
- Ngày tham gia
- Oct 2011
- Bài viết
- 14
- Được cám ơn 3 lần trong 2 bài gởi
VNI_HNX index sẽ sập?.
Có nhiều lý do để điều này không xảy ra vì:
1. Chứng khoán đã chứng tỏ là một kênh thu hút nguồn vốn nhàn rỗi lớn nhất của nền kinh tế
2. Chứng khoán đã thể hiện là một kênh phân tán rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô, nếu không có TTCK thì nền kinh tế Việt Nam đã khủng hoảng nặng nề hơn rất nhiều khi tất cả vốn đầu tư đều từ ngân sách nhà nước và hệ thống ngân hàng hiện tại
Nhưng TTCK cần cải tổ theo hướng:
1. Thanh lọc kỹ doanh nghiệp trước khi lên sàn, thậm chí phải loại bỏ một số DN yếu kém khỏi sàn
2. Thu hẹp, chấn chỉnh hoạt động của các công ty chứng khoán
-
12-01-2012 02:07 PM #3The Good The Bad
Guest
-
25-01-2012 03:08 AM #4The Good The Bad
GuestTTCK cần được nhìn nhận sòng phẳng
24/01/12 - 11:04
TTCK đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc dẫn vốn một cách hiệu quả đến các DN hoạt động tốt nhất.
Ví TTCK không phải là cái “mỏ tiền” để công ty nào tham gia vào đó đều có thể huy động được vốn, ông Lê Hải Trà, Ủy viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc thường trực Sở GDCK TP. HCM cho rằng, nếu DN không huy động được vốn, thì câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là DN có thực sự mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn không? Vì sao người đầu tư không sẵn lòng bỏ vốn vào cơ hội đó?
Năm 2011, hoạt động của TTCK Việt Nam diễn ra ảm đạm. Một số DN đã tính đến việc rút niêm yết vì cho rằng, TTCK không còn đảm đương được vai trò là kênh huy động vốn cho DN. Quan điểm của ông về hiện tượng này?
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng hiện nay, đã có những ý kiến thể hiện sự hoài nghi về lợi ích của TTCK, viện dẫn những lý do về tình trạng DN không huy động được vốn hay công chúng đầu tư bị thua lỗ.
Tuy nhiên, cần nhắc lại rằng, khi TTCK hoạt động hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với nền kinh tế.
Đây là kênh huy động vốn dài hạn quan trọng, tài trợ cho sự tăng trưởng của các DN, là cơ chế phân bổ vốn hiệu quả cho các dự án đầu tư tiềm năng và phương tiện phân tán rủi ro, giảm nguy cơ phá sản của DN.
Ông Lê Hải Trà
Những lợi ích này có ý nghĩa hơn nhiều so với một số bất cập thường được nhắc tới như là mặt trái của TTCK. Do vậy, TTCK vẫn luôn được chú trọng phát triển trong một hệ thống tài chính cân bằng, hiện đại của một quốc gia.
TTCK vẫn thường được đề cập tới như là kênh huy động vốn đối với DN, nhưng đối với người đầu tư, TTCK cũng đồng thời là cơ chế để lựa chọn cơ hội, phân bổ nguồn vốn đầu tư và giám sát việc sử dụng vốn.
Vì vậy, dễ nhận thấy là để huy động được vốn, tổ chức phát hành phải có được những đề xuất hấp dẫn đối với người đầu tư để họ sẵn sàng tham gia góp vốn.
Hơn nữa, tổ chức phát hành còn phải nuôi dưỡng sự tín nhiệm của người đầu tư thông qua việc thực hiện thấu đáo cam kết của mình về sử dụng vốn.
Do đó, cần nhìn nhận thị trường một cách sòng phẳng từ cả hai phía. TTCK không phải là cái “mỏ tiền” mà công ty nào tham gia vào đó đều có thể huy động được vốn. Nếu DN không huy động được vốn, thì câu hỏi đầu tiên đặt ra là DN có thực sự mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn và vì sao người đầu tư không sẵn lòng bỏ vốn vào cơ hội đó?
Ông có thể nói rõ hơn về chức năng phân bổ và giám sát của TTCK?
Một vai trò cơ bản của TTCK thường ít được nhắc tới đó là vai trò thúc đẩy hệ thống quản trị tốt tại DN. Trong môi trường hoạt động sản xuất - kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, vấn đề thông tin không hoàn hảo và khả năng giám sát hạn chế của người đầu tư đối với hoạt động của DN có thể dẫn đến những hành vi đầu tư và quản lý kém hiệu quả của người điều hành DN trực tiếp.
Do vậy, TTCK và các định chế liên quan xác lập nên cơ chế giải quyết vấn đề này thông qua việc tạo ra các thông tin làm cơ sở cho quyết định phân bổ vốn và giám sát hoạt động DN của người đầu tư, bao gồm các thông tin tài chính, thông tin về quản trị điều hành, báo cáo kiểm toán, định mức tín nhiệm, các báo cáo của chuyên gia phân tích…
Chính cơ chế tạo ra thông tin này có ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quả của DN. Bên cạnh những thông tin công bố, giá và thanh khoản giao dịch chứng khoán trên thị trường chuyển tải những thông điệp quan trọng về khả năng sinh lợi của DN, mức độ quan tâm của người đầu tư, từ đó tạo ra cơ sở so sánh, định hướng các quyết định quản lý hay đầu tư.
Những thông tin trên thị trường giúp phân loại, xác định những DN hoạt động kém hiệu quả, những đội ngũ điều hành nhiều tai tiếng, hoặc những dự án không khả thi sẽ không huy động được vốn đầu tư.
Bên cạnh cơ chế tạo ra thông tin, TTCK và các định chế liên quan còn hỗ trợ việc giám sát những người điều hành DN theo nhiều cách khác nhau, bao gồm hình thành các thông tin giúp cho việc đánh giá chất lượng của các quyết định điều hành DN trong quá khứ, thông tin về chế độ thù lao gắn với giá chứng khoán của những người điều hành, đồng thời tạo ra sự đe dọa về khả năng DN bị thâu tóm do những quyết định quản lý kém hiệu quả.
Nhưng nếu những cơ chế đó chưa thực sự phát huy hiệu quả thì sao, thưa ông?
Đó là một thực tế không thể tránh khỏi tại các TTCK mới nổi, trong đó có Việt Nam. Do có sự tách biệt giữa người bỏ vốn và người sử dụng vốn, nên vẫn thường xảy ra tình trạng tổ chức phát hành không thực hiện cam kết của mình, còn người đầu tư thì không đủ khả năng và công cụ giám sát việc sử dụng vốn.
Trong khi đó, những yếu tố nền tảng của hệ thống tài chính như tổ chức kế toán - kiểm toán, tổ chức định mức tín nhiệm, thị trường trái phiếu chính phủ, chuẩn mực về quản trị công ty… còn khiếm khuyết hoặc hoạt động chưa hiệu quả.
Tại hầu hết các TTCK mới nổi như Việt Nam hiện nay, khuôn khổ pháp lý và quản lý của thị trường cổ phiếu còn rất mới mẻ, năng lực cưỡng chế thực thi còn những bất cập để có thể bảo vệ lợi ích và niềm tin của công chúng đầu tư.
Vẫn còn thiếu tính minh bạch trong cơ chế hoạt động và công bố thông tin của thị trường cũng như DN, hạn chế về các kênh tiếp cận thị trường cổ phiếu đối với người đầu tư, sự mờ nhạt về vai trò của các định chế đầu tư và các trở ngại đối với hoạt động mua bán và sáp nhập DN…
Đây chính là những thách thức đối với việc tạo ra các điều kiện cần thiết cho một nền “văn hóa cổ phiếu” phát triển.
Trước thềm năm mới 2012, nói về tương lai thị trường, ông chia sẻ điều gì?
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế khác biệt giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển đang làm thay đổi cục diện phân bố tài sản trên TTCK toàn cầu.
Theo McKinsey, tài sản tài chính tại các thị trường mới nổi đã tăng trưởng với tốc độ khoảng 16,6%/năm trong thập kỷ qua, cao gấp gần 4 lần so với tốc độ tăng tại các quốc gia phát triển.
Số tài sản này có trị giá khoảng 41.000 tỷ USD vào năm 2010, chiếm tỷ trọng 21% trên toàn cầu. Theo các kịch bản tăng trưởng kinh tế khác nhau, McKinsey dự báo, tài sản tài chính tại các thị trường mới nổi sẽ gia tăng tỷ trọng lên 30-36% trên toàn cầu vào năm 2020.
Với sự tăng trưởng nhanh, các thị trường mới nổi sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Mặc dù vậy, điều đáng lo ngại là tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu niêm yết toàn cầu được McKinsey dự báo có thể sụt giảm từ mức 28% hiện nay xuống còn 22% vào năm 2020, dẫn tới một khoản thiếu hụt về vốn lên tới hơn 12.000 tỷ USD đối với các công ty niêm yết, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi.
Người đầu tư tại các thị trường mới nổi chỉ phân bổ khoảng 15% tài sản của mình vào cổ phiếu, so với khoảng 42% như tại Mỹ.
Điều này phản ánh thực trạng về mức thu nhập còn thấp, thị trường tài chính còn kém phát triển và còn những trở ngại khác đối với khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Thách thức cơ bản đặt ra đối với tương lai của các TTCK mới nổi là tốc độ và mức độ quan tâm của người đầu tư với cổ phiếu và các công cụ tài chính khác.
Trong suốt thế kỷ qua, có một xu thế chung trong quá trình phát triển kinh tế. Khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, người đầu tư cũng sẵn sàng bỏ tiền vào những cơ hội đầu tư nhiều rủi ro hơn để đạt được mức sinh lợi cao hơn.
Xu thế này có thể thấy được không chỉ tại Mỹ và châu Âu, mà ngay tại Hồng Kông, Hàn Quốc hay Singapore. Trong nhiều thập kỷ qua, cổ phiếu luôn mang lại mức lợi suất hấp dẫn đối với công chúng đầu tư tại hầu hết các quốc gia.
Tuy nhiên, song hành với xu thế đó là sự phát triển hiệu quả của TTCK với những yếu tố nền tảng như khuôn khổ pháp lý bảo vệ lợi ích người đầu tư nhỏ lẻ, tính minh bạch của các công ty niêm yết, tính thanh khoản của thị trường, vai trò trụ cột của các định chế đầu tư và khả năng dễ tiếp cận đối với công chúng đầu tư.
Thị trường cổ phiếu đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc dẫn vốn một cách hiệu quả đến các công ty hoạt động tốt nhất.
Mặc dù những so sánh giữa vốn cổ phần với vốn vay nợ vẫn còn tiếp diễn, nhưng các nghiên cứu thực chứng thuyết phục nhất đều cho thấy rằng, nếu khuôn khổ bảo vệ lợi ích cho các cổ đông đủ mạnh, các hệ thống tài chính có sự hiện diện của thị trường vốn hiệu quả song hành cùng với hệ thống ngân hàng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định hơn so với hệ thống tài chính chỉ dựa vào ngân hàng.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
trunghieuffb (25-01-2012)
-
25-01-2012 03:09 AM #5The Good The Bad
GuestViết từ vùng đáy thị trường
Viết từ vùng đáy thị trường
24/01/12 - 11:09
Việc ta vội vàng xem TTCK như ‘con bò sữa’ có nghĩa vụ cung vốn cho nền kinh tế là sai lầm.
Lần này, ngoài những lý do kinh tế ảm đạm, lạm phát và lãi suất tăng cao, còn có nguyên nhân bị ‘phân biệt đối xử’ từ bên ngoài và những yếu kém bộc lộ bên trong thị trường.
Tại sao tôi gọi là phân biệt đối xử? Là vì chứng khoán (cùng với địa ốc) đã bị xếp vào lĩnh vực phi sản xuất. Do là phi sản xuất nên không được quan tâm đối xử bình đẳng như sản xuất, bị coi nhẹ, xem thường, là lĩnh vực không khuyến khích.
Hơn thế nữa, đây đó vẫn còn cách nhìn sai, hiểu lệch về chứng khoán, cho đó là đỏ đen, cờ bạc, là không ích lợi... Chưa bao giờ các lời lẽ yếm thế bi quan để mô tả hay ám chỉ chứng khoán lại được dùng nhiều và phổ biến như năm qua, với ra rìa, hắt hủi, ghẻ lạnh, rẻ hơn rau...
Không có sự thông hiểu và tín hiệu nâng đỡ, chứng khoán đã bị rẻ rúng, thị trường chùng xuống sâu hơn mỗi ngày. Nhà đầu tư không chịu nổi thua lỗ và sợ bị kẹt đã tháo lui. Công ty chứng khoán mất cân đối phải chòi đạp trong bế tắc, có cả những xoay xở liều lĩnh. Thị trường càng ế ẩm càng bộc lộ khuyết tật, bị xa lánh...
Trong bối cảnh đó, không ít quý khách (là chủ thể hay thực thể) từng hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp từ chứng khoán đã lại có những hành xử vô cảm hay thái quá với thị trường. Các trường hợp huy động vốn bằng mọi giá với quy mô chóng mặt, bất kể khả năng chịu đựng và sự mất mát sau đó của nhà đầu tư, đã làm cho thị trường xấu thêm.
Về mặt xã hội, sự nóng vội thu hoạch sớm, đặt yêu cầu huy động vốn lên ‘chính diện’ thị trường, xem đây mới là mặt tốt cần khuyến khích mà không hiểu tường tận lôgic vận động của thị trường, đặc biệt là về công dụng của hoạt động thứ cấp, đã vô tình làm lu mờ lực lượng cung vốn hay thậm chí phủ nhận quyền lợi và vai trò quyết định của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư giao dịch mua đi bán lại có lúc bị cho là tiêu cực, như kẻ thủ vai ‘phản diện’ trong kịch bản chứng khoán. Câu hỏi vốn từ đâu ra và cần làm gì để nuôi nguồn cung vốn đã không, hay ít thấy được nêu thành tiêu chí thị trường.
Thế nên, khi thị trường trầm lắng và DN không huy động được vốn, họ (là DN nhưng không chỉ có DN) đã đơn giản kết luận thị trường không đáp ứng vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế và quay sang chê trách thị trường. Khúc đuôi ‘nền kinh tế’ ở đây có vẻ đã bị hiểu lệch thành mệnh lệnh hành chính.
Thật ra, việc ta vội vàng xem TTCK như ‘con bò sữa’ có nghĩa vụ cung vốn cho nền kinh tế là sai lầm.
Ngược lại, nên hiểu chính nơi nhà đầu tư đưa vốn vào mới cần là những con bò sữa. Nếu DN làm ăn không hiệu quả (không đem lại sữa) và nền kinh tế không ủng hộ họ (gây biếng ăn), họ sẽ chẳng mở túi đưa tiền. TTCK chỉ sắm vai trung gian, là cơ sở hạ tầng tạo chu chuyển dòng tiền.
Họ (nhà đầu tư) có ‘quyền’ tin hay không và hệ thống thị trường phải chăm sóc họ. Chấm hết. Ngắn gọn vậy nhưng có khối việc để làm và làm hoài không hết, lại không chỉ có Ủy ban Chứng khoán mà cần sự vận động đồng bộ của cả nền kinh tế, sự thông hiểu của xã hội, thì mới mong thu hút và duy trì lực lượng cung vốn.
Ông Huy Nam đang trao đổi với ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital bên lề Lễ trao giải Báo cáo thường niên xuất sắc nhất năm 2011
Cần đặt lại vấn đề như vậy để tránh ngộ nhận, để ta không phiến diện nặng bên ‘cầu’ mà nhẹ bên ‘cung’, xem trọng anh sản xuất và coi thường kẻ đưa tiền (đầu tư tài chính).
Sở dĩ tôi đi sâu chỗ này vì cách hiểu và nhìn về TTCK của nhiều người (cả những người có tiếng nói ảnh hưởng) đến nay vẫn còn quá đơn giản.
Chẳng hạn, là chỗ giữ lửa cho thị trường, để bơm năng lượng vào mạch sống DN (và nền kinh tế), việc mua đi bán lại ở kênh thứ cấp từng bị cho là không ích lợi, kém đàng hoàng.
Họ không thấy (hay không chịu thấy) nhờ đâu mà năm/bảy năm qua nhiều DN ở ta đã vươn mình lớn lên như Phù Đổng. Họ chỉ thấy tiền mua bán chứng khoán chạy từ túi này qua túi nọ như ‘đánh bài’ mà không nhận ra rằng, trước khi có sự chạy qua chạy lại đó, nhiều trăm ngàn tỷ đồng nằm chết trong túi đại chúng đã được đánh thức và quăng vào guồng sản xuất kinh doanh, đem lại phồn thịnh cho xã hội.
Bên cạnh đó, không ít người đã biết TTCK qua các bảng điện đỏ đỏ xanh xanh, nhưng lại chưa biết đó chỉ là bề nổi của tảng băng, mà phần chìm rộng lớn là sự vận động tích cực của cả nền kinh tế. Ngay như lĩnh vực ngân hàng, việc phát triển tầm cỡ như ngày nay cũng là nhờ đã dựa vào chứng khoán.
Nếu có ai nghĩ nhà đầu tư đã làm giàu dễ dàng trên TTCK thì họ có thể đã nhầm. Vì sự thật là hầu hết nhà đầu tư nhiều năm qua đã bị lỗ nặng. Khoản lỗ khổng lồ này, suy cho cùng, đã là nguồn lộc của nhiều DN tích được vốn to, trong đó không ít là các DN nhà nước cổ phần hóa...
Những gì thị trường nói chung và nhà đầu tư nói riêng, đã làm được cho nền kinh tế là không nhỏ. Ngược lại, những gì nền kinh tế quan tâm đem lại cho TTCK là chưa tương xứng. Sự tập trung, ưu ái và yêu cầu xác lập vai trò, vị trí TTCK trong nền kinh tế chưa rõ ràng. Điều này đã làm cho nhà đầu tư và người quan tâm lo ngại. Đã vậy, năm 2011 khi thị trường quá khốn khó, phải kêu gọi sự chiếu cố thì cũng chỉ được xã hội động viên... có một nửa (giảm 50%) thuế thu nhập cá nhân.
Một khi thị trường chưa nhận được sự quan tâm tích cực với một chủ trương ủng hộ kiên định và nhất quán, thì cơ hội phát triển sẽ còn xa. Chỉ khi nào thị trường được nhìn nhận đầy đủ, đối xử bình đẳng, có chỗ đứng xứng đáng bằng chị bằng em trong nền kinh tế thì niềm tin mới trở lại.
Về nội tại thị trường, dù ta gọi những việc cần làm ngay là tái cấu trúc, tôi cho rằng việc tập trung củng cố, nâng cấp, sửa sai (correction) tận gốc rễ, từ môi trường DN cho đến hoạt động giao dịch thứ cấp, sẽ sát thực hơn. Là bởi, càng tập trung cho cái cụ thể ta sẽ tránh bỏ sót nhiều ‘việc nhỏ’ chưa làm và rất cần làm...
Từ những định hướng phát triển kinh tế nước nhà, đặc biệt là với ba lĩnh vực tái cấu trúc có tính sứ mệnh mà Chính phủ đang theo đuổi, tôi tin TTCK sẽ có chỗ đứng thuyết phục và quyết định. Một TTCK vững mạnh thì đó sẽ là nguồn lực chia sẻ hữu hiệu cho gánh nặng tài chính của hoạt động kinh tế nói chung.
Hơn nữa, khả năng vay nợ về lâu về dài, kể cả DN lẫn Chính phủ, nhiều phần chắc sẽ không còn dễ dàng như trước nữa. Chứng khoán sẽ là khoản thay thế cần thiết cho khoảng trống này. Ấy là chưa kể đến tác dụng của chiếc ‘hàn thử biểu’ chứng khoán trong điều hành /điều tiết vĩ mô, đặc biệt là về thị trường trái phiếu và chính sách lãi suất.
Vẫn là sự tin tưởng và mong đợi, tôi hy vọng những mất mát vừa qua trên thị trường sẽ không làm lu mờ vai trò và sự hấp dẫn vốn có của nền chứng khoán.
Hy vọng, chứng khoán và địa ốc sẽ được giải oan, sẽ được gỡ bỏ cái "vòng kim cô" phi sản xuất, nghĩa là không còn bị đặt ra ngoài chuỗi liên lập của hoạt động kinh tế quốc gia...
-
25-01-2012 10:33 PM #6
stock
bài viết của bác rất tâm huyết, em rất thích,những điều bác nhắc đến em thấy nhà nước cũng đang thực hiện từng bước, bây giờ chúng ta phải động viên nhau vượt qua thời khắc khó khăn này
skype: trunghieuffb
phone: 0943.688.088
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Nhận định & dự báo chỉ số VNINDEX & HNX
By daututaichinhck in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-03-2011, 09:46 AM -
Lấy dữ liệu các cổ phiếu ở Hastc, VNINDEX và HASTCINDEX cho Metastock ở đâu?
By lekhoahd in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 5Bài viết cuối: 23-04-2009, 11:40 PM -
HOSTC hôm nay 23-07-2007 liệu có bị sập ko các bạn?
By VietTri in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-07-2007, 08:24 AM -
Vnindex & hàng xóm
By khidot in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 18-05-2007, 11:15 AM
Bookmarks