-
07-02-2012 09:54 AM #1901
TT het vi chan qua
-
07-02-2012 09:56 AM #1902
Member- Ngày tham gia
- Mar 2011
- Bài viết
- 427
- Được cám ơn 100 lần trong 86 bài gởi
(Đó là cơ hội để múc cật lực vào những ngày sắp tới. Cái con RIC này lượng bán rất là nhỏ giọt, khó gom được số lượng lớn. Dưới 4.5 là gom toàn bộ.)
-
07-02-2012 09:59 AM #1903
mồi này .........................................
thính này ...........................................
thóc này .................................................. ......................
giờ toàn là cáo chứ đâu còn gàaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
-
07-02-2012 10:05 AM #1904
Titan Member- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 1,262
- Được cám ơn 220 lần trong 150 bài gởi
Hôm nay HO mà tăng 4 điểm thì quả thật là cú lừa tình tuyệt đẹp.
-
07-02-2012 10:13 AM #1905
Senior Member- Ngày tham gia
- Apr 2009
- Bài viết
- 765
- Được cám ơn 20 lần trong 16 bài gởi
-
07-02-2012 10:35 AM #1906
Sau cơn phê người lại xoắn
-
07-02-2012 10:53 AM #1907
-
07-02-2012 11:08 AM #1908
-
07-02-2012 11:09 AM #1909
11.09 07.02.2012
Xong. Chuẩn bị vòng mới.
Các chú có kịp quay lại tàu... không?
Tốt nhất là nằm im từ tuần trước, chờ cuối tháng.
-
07-02-2012 11:11 AM #1910
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
ANHRECOC (07-02-2012)
-
07-02-2012 11:14 AM #1911
Phó chủ tịch huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập” (!?)
Phó chủ tịch huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập” (!?)
Cập nhật 07/02/2012 06:34 (GMT+7)
Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.
Sau khi báo Pháp luật Việt Nam số 35 ra ngày 4/2 đăng bài “Huyện Chư Pảh (Gia Lai): Cầu sập liên tiếp, dân kêu, chính quyền làm ngơ?”, rất nhiều độc giả đã điện thoại đến số máy đường dây nóng của toà soạn bày tỏ sự bất bình trước cách hành xử của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân sập cầu và trách nhiệm của các cấp chính quyền, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pảh, ông Quang cho biết: Sau khi cầu sập huyện đã báo cáo tỉnh, tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh điều tra nguyên nhân cầu sập nên huyện không nắm về vấn đề này. Nhưng theo nhận định khách quan, cầu sập là do mưa lũ tạo dòng lớn làm trống chân trụ giữa của cầu làm cầu tạo thành chữ V chứ không sập. Với lại cả hai cây cầu đều là vốn của tỉnh và trung ương nên huyện không quản lí.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?Khi được hỏi về nạn khai thác cát bừa bãi cách cầu chỉ chừng trăm mét có phải do huyện không quan tâm hay không, ông Quang cũng khẳng định là không có chuyện đó và cho rằng tất cả các cơ sở đó đều đã được tỉnh cấp giấy phép khai thác.
Trả lời chúng tôi về Kết luận thanh tra, ông Phạm Minh Trung - Phó trưởng Phòng Nội chính, được ông Ngô Ngọc Sinh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai giao quyền phát ngôn về vấn đề này - cho biết: Sau khi được UBND huyện Chư Pảh báo cáo, UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh làm rõ vấn đề. Ngày 24/10/2011 Thanh tra tỉnh có báo cáo. Hai cây cầu đã được làm đúng tiêu chuẩn, chất lượng và đầy đủ các thông số kỹ thuật như trong thiết kế đã được phê duyệt.
Nguyên nhân cầu sập là do mưa lũ làm rỗng đế trụ giữa của chân cầu. Sau khi có kết luận UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện kiểm điểm trách nhiệm trước tỉnh.
Về hướng khắc phục, tỉnh đã chỉ đạo làm cầu tạm cho dân ngay sau khi sự cố xảy ra được 5 ngày. Về việc xây lại hai cây cầu mới thì chắc chắn sẽ làm nhưng thời gian thì chưa có kế hoạch cụ thể.
Như vậy, nạn khai thác cát bừa bãi và xe chở cát quá tải ở đây đã không được nhắc tới mặc dù đến lúc này những đống cát to đùng vẫn còn nằm bên bờ sông, một vài máy hút cát vẫn đang còn hoạt động không biết các cấp chính quyền nơi đây có biết?
Chỉ còn mấy tháng nữa là lại đến mùa mưa lũ, những cây cầu mới không biết đến khi nào mới được xây dựng? Chỉ có một điều mà chúng tôi, cũng như những người dân nơi đây biết rằng, khi những cây cầu được đúc bằng bê tông, cốt thép có thiết kế vĩnh cửu, mới đưa vào sử dụng mà còn sập, thì đối với những cây cầu, rõ ràng đời sống sẽ mong manh, tính mạng người dân đi qua cầu cũng khó lòng nói trước?.
Ngọc Anh
-
07-02-2012 11:17 AM #1912
Huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bồi hoàn sai, người dân chịu thiệt
Huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bồi hoàn sai, người dân chịu thiệt
Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.
Thực hiện dự án cải tạo nâng cấp QL 53 (đọan quan huyện Duyên Hải, Trà Vinh), UBND huyện Duyên Hải ban hành quyết định (QĐ) thu hồi đất của dân một cách cẩu thả, với nhiều sai sót để rồi hai năm sau phải chỉnh sửa nhiều lần. Quyết định áp giá bồi hòan thiệt hại tài sản cho dân cũng không chính xác khiến người dân thiệt thòi.
Bà Nguyễn Thị Ngọ bức xúc vì một phần căn nhà 1 trệt 2 lầu, kết cấu xây dựng móng đơn nhưng không được bồi thường đúng thực tế thiệt hạiChưa có dự án, đã ban hành quyết định thu hồi đất?
Bà Nguyễn Thị Ngọ (ngụ ấp Cẩm Hương, xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) được cấp QSDĐ trên phần đất 670 m2 đất lúa, tọa lạc tại ấp 12, xã Long Hữu, huyện Duyên Hải (mặt tiền QL 53). Năm 2004, bà Ngọ chuyển mục đích sử dụng 218 m2 để xây nhà 1 trệt 2 lầu. Ngòai ra, trên phần đất còn lại bà Ngọ cất xưởng sản xuất nước đá bẹ.
Ngày 16/3/2009, Phó chủ tịch UBND huyện Duyên Hải, ông Phạm Văn Rê, ký QĐ số 1183/QĐ-UBND thu hồi 266 m2 đất của bà Ngọ để thi công công trình cải tạo, nâng cấp (CT,NC) QL 53. QĐ này ghi sai cả địa chỉ, thửa đất của bà Ngọ. Thế nhưng, QĐ này lại căn cứ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và QĐ số 3046/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2009 của Bộ GTVT về việc đầu tư CT,NC dự án QL 53 (?!).
Chưa có dự án nhưng huyện đã thu hồi đất của dân và kèm Bảng kê chi tiết bồi thường hộ dân (BKCTBTHD) ghi ngày 17/3/2010 (tức trao sớm hơn 1 năm) cho bà Ngọ, với tổng số tiền bồi thường trên 650,1 triệu đồng. Một thời gian sau, UBND huyện lại trao tiếp QĐ thu hồi đất, cũng cùng số, cùng ngày tháng nhưng khác năm là 2010.
Tuy nhiên, QĐ số 1183/QĐ-UBND ký ngày 16/3/2010 chỉ thu hồi của bà Ngọ 234 m2 đất nhưng ghi sai địa chỉ là ấp Cẩm Hưng. Lần này bà Ngọ nhận được BKCTBTHD cũng giống y chang lần trước, cũng cùng số, cùng ngày 17/3/2010, nhưng chỉ khác là tổng số tiền bồi thường đã giảm xuống còn hơn 418,3 triệu đồng mà không hề trao QĐ phê duyệt phương án bồi thường giả tỏa để thực hiện dự án.
Mãi đến ngày 8/4/2011, ông Hùynh Kíp Nổ, Phó chủ tịch huyện “tham mặt” UBND huyện ký QĐ số 1581, thu hồi QĐ số 1183 được ban hành năm 2009. Đến ngày 6/12/2011, ông Hùynh Kíp Nổ lại thay mặt UBND huyện ký QĐ số 3814/QĐ-UBND điều chỉnh nội dung Điều 1, QĐ số 1183/QĐ-UBND đã ký ngày 16/3/2010, vì ghi sai ấp Cầm Hương thành ấp Cẩm Hưng.
Bồi thường chưa thỏa đáng
Do tính áp giá bồi thường của năm 2009 nên gia đình bà Ngọ chỉ nhận được hơn 418 triệu đồng. Trong đó, tiền bồi thường 234 m2 đất (có 34 m2 đất thổ cư) ở vị trí mặt tiền QL 53 và trung tâm xã nhưng chỉ nhận được hơn 15,6 triệu đồng. Căn nhà 1 trệt 2 lầu bị ảnh hưởng dự án, bị áp giá 2.825.900 đồng/m2.
Chưa hết, theo bà Ngọ, một căn nhà kế bên được xây dựng 1 trệt, 1 gác lửng thì được bồi thường với giá 3,1 triệu/m2 (?). Do căn nhà bị ảnh hưởng một phần và Tiểu ban bồi thường (TBBT) lại tính theo kiểu cứ đập đến đâu bồi thường đến đó nên bà Ngọ không đồng ý, vì nhà xây kết cấu móng đơn, phần còn lại sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Những khiếu nại của bà Ngọ bị UBND huyện Duyên Hải bác đơn.
Khi sự việc được khiếu nại lên cấp tỉnh, qua kiểm tra thực tế là nhà móng đơn nên ngày 22/11/2011, Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo huyện Duyên Hải thu hồi QĐ bác đơn khiếu nại của bà Ngọ. Yêu cầu TBBT xem xét, trình cấp có thẩm quyền để xin ý kiến bồi thường, hỗ trợ phần còn lại của căn nhà do làm móng đơn nên phải tháo dỡ phần còn lại.
Bà Ngọ, bức xúc: “Thanh tra tỉnh đã giải quyết như vậy nhưng ngày 1/12/2011, phía huyện lại trao cho tôi BKCTBTHD bổ sung (ghi ngày 12/8/2011 ?) với giá là hơn 66,8 triệu và sau đó yêu cầu nhận tiền. Ngày 13/12/2011, tôi lại được mời lên UBND xã Long Hữu để trao BKCTBTHD (bổ sung), cũng ghi ngày 12/8/2011, với số tiền là hơn 87,4 triệu đồng ?”
Điều lạ, từ ngày 22/11/2011, Thanh tra tỉnh kiến nghị TBBT xem xét, trình cấp có thẩm quyền chủ trương bồi hòan, hỗ trợ phần còn lại của căn nhà 2 tầng (như công văn của Sở XĐ), nhưng cấp huyện lại đem 2 BKCTBTHD cùng ngày 12/8/2011 ra để giải quyết ? Hơn nữa, lần bồi thường bổ sung này, phía huyện lại tính nhà 1 trệt, 1 lầu với diện tích 51 m2 chứ không chịu tính 2 tầng. Ngòai việc bồi hòan không đúng thực tế, câu hỏi lớn mà bà Ngọ đặt ra là vì sao QĐ thu hồi đất có giá trị pháp lí năm 2010 nhưng lại áp giá bồi hòan năm 2009 ?
Về xưởng sản xuất nước đá bẹ do anh Lâm Văn Cường (con bà Ngọ) làm chủ, mỗi ngày sản xuất 3.000 bẹ nước đá và mỗi tháng phải đóng 278 nghìn đồng tiền thuế. Do đất của bà Ngọ, nên khi giải tỏa xưởng sản xuất của anh Cường chỉ được bồi thường tổng cộng 187,8 triệu đồng, trong đó dây chuyền máy móc được bồi thường có 104 triệu.
Để lắp ráp lại một dàn máy sản xuất, một người thờ ở Duyên Hải đã tính chi tiết giá cho anh Cường là 224 triệu đồng, chưa kể phải tìm đất. Việc bồi thường, áp giá thấp và cũng không hề tính đến hệ số sinh lợi từ cơ sở kinh doanh, mặt khác bản thân anh không đủ vốn để tái xây dựng sản xuất nên anh làm đơn yêu cầu xem xét lại mức giá bồi thường và hỗ trợ. Bức thiết nhất là việc anh Cường xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nhưng các cấp chính quyền ở Trà Vinh đã bác đơn của người đàn ông 42 tuổi, phải nuôi hai con thơ dại (vì vợ đã mất) này.
Trần Nam
-
07-02-2012 11:26 AM #1913
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
BoNgua (07-02-2012)
-
07-02-2012 11:31 AM #1914
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 965
- Được cám ơn 115 lần trong 95 bài gởi
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
BoNgua (07-02-2012)
-
07-02-2012 11:32 AM #1915
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hệ thống ngân hàng tại Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam dễ bị tác động n
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hệ thống ngân hàng tại Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam dễ bị tác động nhất khi tình hình eurozone xấu đi.
Hãng dịch vụ đầu tư Moody cho biết, các ngân hàng ở Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam thuộc nhóm các nước dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tình hình xấu đi đột ngột của cuộc hoảng nợ châu Âu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giám đốc điều hành Tập đoàn tài chính Moody’s, Stephen Long cho biết, hệ thống ngân hàng của Úc, New Zealand và Hàn Quốc vốn phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài đã đặt họ vào nguy cơ gia tăng chi phí đi vay trong trường hợp căng thẳng trên thị trường.
Trong khi đó, hệ thống tài chính của Việt Nam còn yếu và phụ thuộc vào các khoản vay USD giá rẻ khiến các ngân hàng trong nước phải đối mặt với tính thanh khoản ngoại tệ bị thắt chặt.
Ông Long nhận định rằng, hệ thống ngân hàng của các nước trên dễ bị tác động hơn so với các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi tình hình của khu vực đồng euro xấu đi. Cơ bản, khả năng phục hồi của các ngân hàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ tồn tại tuy nhiên các các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng theo kịch bản xấu hơn nếu rủi ro gia tăng, ông Long nói.
Báo cáo của Moody cũng cho biết, lượng vốn từ bên ngoài chảy vào hệ thống ngân hàng của Úc và New Zealand lần lượt đứng ở mức 19% và 16%. Trong khi đó, tỷ lệ ngoại tệ trên tiền gửi của Hàn Quốc là 328%, và tỷ lệ vốn ngoại là 9%.
Hạnh Nguyên
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
BoNgua (07-02-2012)
-
07-02-2012 12:31 PM #1916
Sóng đang ở giai đoạn cuối, các bác vào muộn nên cẩn trọng, hôm nay tăng, mai cũng có thể tăng, nhưng các bác vào hôm nay đã uống nước đục rồi, coi chừng đau bụng
Thân chào !KHÔNG BAO GIỜ SỐNG TRONG SỢ HÃI... I AM SOROS
-
-
07-02-2012 12:52 PM #1917
-
07-02-2012 01:07 PM #1918ChuaYeuAi
GuestTạo niềm tin để dân bỏ vốn làm ăn
Nguồn tin: Diễn đàn Kinh Tế Việt Nam | 06/02/2012 6:26:40 SA
[IMG]http://www.************/ESImages/print.gif[/IMG] In tin | [IMG]http://www.************/ESImages/digg.gif[/IMG] Lưu vào sổ tay | [IMG]http://www.************/ESImages/rss_icon.gif[/IMG] RSS
[IMG]http://www.************/Handlers/GetThumbnail.axd?i=201202051126403750000&w=220[/IMG] Một trong những khó khăn lớn nhất của Việt Nam hiện nay là vốn, ngân hàng thiếu vốn cho vay, DN thiếu vốn để kinh doanh, nhà nước cũng thiếu vốn để trang trải chi tiêu và đầu tư… Trong khi đó, một nguồn lực đáng kể ở trong nước lại chưa được huy động tốt cho đầu tư phát triển kinh doanh.
Đầu năm 2012, đã có những đề án, kế hoạch tìm cách huy động và khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán đã bày tỏ quyết tâm khôi phục thị trường chứng khoán trở lại vị thế là một lênh huy động vốn chính cho nền kinh tế. Còn Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đang xây dựng một đề án để huy động nguồn lực vàng trong dân.
Rõ ràng và các cơ quan nhà nước đã nhận thấy một nguồn lực lớn trong dân cần được huy động và khai thác tốt. Vàng, USD, tiền mặt... nằm trong dân, dù ở dưới góc độ nào trước hết là một điều đáng mứng. Đó là một khối tài sản lớn, một sức mạnh tiền ẩn cần được khai thác để giúp ích cho việc đầu tư phát triển kinh tế. Nói một cách khác, đó là một nguồn lực của dân nếu biết vẫn dụng tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế nước nhà.
Thói quen tiết kiệm và tích trữ là một tính cánh từ lâu đời của người Việt. Đó như là một cách để dành, phòng thân trước những rủi ro của cuộc sống trên một vùng đất nhiều khắc nghiệt và biến động. Trong quá trình đó, vàng luôn là một tài sản quý được coi trọng nhất. Giữ vàng và dùng vàng trong các quan hệ đời sống không chỉ là một dấu ấn kinh tế mà trở thành một nét đặc trưng của người Việt Nam. Theo đó, vàng luôn được xem là một thước đo giá trị, một tài sản an toàn và đảm bảo và được thừa nhận rộng rãi nhất. Bên cạnh đó, về sau, các loại tiền mặt, nhất là ngoại tệ có giá trị và và dễ giao dịch như USD cũng được người dân lựa chọn để tích lũy trong gia đình.
Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ tiếng riêng về vàng, số vàng tồn trữ trong dân có đến khoảng 500 tấn, bên cạnh đó, còn có hàng tỷ USD cũng đang được người dân găm giữ. Đối với người dân, đó những những khoản dữ trữ, tài sản phòng thân an toàn. Và nó đã được tích lũy từ nhiều năm trở thành một nguồn lực lớn đóng băng trong két sắt của mỗi nhà dân.
Tích lũy và cất giữ tài sản trước hết là một thói quen từ lâu của người dân nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, những biến động thị trường, sự bất ổn của kinh tế... đã là một nguyên nhân khiến người dân gia tăng nhu cầu tích lũy và găm giữ tài sản như một cách phòng thân và bảo toàn tài sản. Thực tế đã cho thấy, mỗi khi kinh tế biến động thì nhu cầu mua và tích trữ tài sản càng tăng lên. Điều đó có thể thấy rõ qua sự sốt ruột và nhộn nhịp mua bán vàng mỗi khi giá tăng và mua gom USD mỗi khi có thông tin điều chỉnh tỷ giá.
Chính vì thế, đã không ít lần khi nói về việc người dân găm giữ USD thay vì đổi ra VND gửi tiết kiệm hay việc người dân vẫn đổ xô đi mua vàng bấp chấp giá tăng cao... các chuyên gia luôn nhắc đến một yếu tố là niềm tin. Niềm tin đó, trước hết chính là sự ổn định giá trị của VND. Cao hơn đó sự ổn định của kinh tế vĩ mô với các chỉ số cơ bản như lạm phát, tăng trưởng kinh tế...
Tuy nhiên, có một thực tế là, trong những năm qua, dù đã rất nỗ lực và đưa ra nhiều cam kết ổn định nhưng tỷ giá đã liên tục điều chỉnh mà cao nhất là đợt điều chỉnh 9,3% năm 2011. Điều này, cộng với các điều chỉnh nhỏ lẻ khác khiến choVND đã bị mất giá. Trong khi đó, liên tiếp trong nhiều năm lạm phát liên tục ở mức cao có khi lên đến gần 20%. Điều đó càng khiến cho giá trị thực của đồng tiền bị mất đi, thu nhập và tài sản của người dân dưới dạng USD sẽ mất giá so với các tài sản vàng hay USD. Và từ thực tế đó, khó có thể trách người dân trong việc tích lũy và găm giữ để bảo toàn tài sản và phòng thân.
Có lẽ vì thế, dù đề án huy động vàng đang xây dựng với cam kết của Ngân hàng Nhà nước là sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi người dân, bình ổn thị trường, tạo nguồn lực quốc gia nhưng vẫn đang được nhìn nhận với nhiều nghi ngại.
Cũn tương tự, dù cam kết sẽ có nhiều chính sách mới để tạo tính minh bạch, chất lượng và thanh khoản cho thị trường chứng khoán... Nhưng để chứng khoán hồi phục và xứng đáng là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế trong năm 2012 như mong đợi vẫn mới chỉ là hy vọng.
Câu hỏi và cũng là thách thức lớn nhất đối với việc huy động các nguồn vốn trong dân chính là: điều là tạo ra niềm tin và hấp dẫn để người dân từ bỏ thói quen hay đúng hơn là tâm lý đảm bảo an toàn tài chính cá nhân để đưa vàng, USD và tài sản từ trong két sắt gia đình vào hệ thống tài chính quốc giá. Biến nguồn lực cá nhân đông cứng trong két sắt mỗi gia đình thành nguồn lực của đầu tư phát triển.
Điều này càng trở nên là một thách thức lớn khi các kênh đầu tư trong nước đều đi xuống. Chứng khoán gần như tê liệt chức năng huy động vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, BĐS rớt giá... càng khiến người dân có tâm lý tìm sự an toàn bằng cách gia tăng tích lũy tài sản, tiết kiệm để chờ qua giai đoạn khó khăn. Thậm chí, người dân không cần sinh lời, họ chỉ cần được bảo toàn tài sản và có tiền trong tay để an toàn cho cuộc sống gia đình khi kinh tế còn nhiều bất ổn.
Vì thế, để huy động được nguồn vốn từ dân, đưa nguồn lực tài chính còn nằm in trong các két sắt thành nguồn vốn cho đầu tư phát triển thì việc đầu tiên phải tạo được niềm tin cho người dân. Niềm tin đó trước hết chính là sự ổn định và bảo đảm về giá trị tài sản, nhưng cao hơn là niềm tin vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Để người dân hiểu rằng một nền kinh tế ổn định, cuộc sống và tài sản của họ sẽ được bảo đảm, an toàn mà không cần đến việc "lận lưng", "phòng thân" bằng việc gom vàng tích USD.
Thực tế cho thấy, khi một kinh tế ổn định, triển vọng sáng sủa, niềm tin được củng cố thì chính người dân sẽ tìm kiếm cơ hội, huy đông thêm tiền để bỏ ra làm ăn mà không cần chờ đợi một sự kêu gọi nào. Tất nhiên, khi kinh tế ổn định và phát triển thì cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng tìm đến Việt Nam và không ngần ngại để đổ tiền cho những dự án tỷ USD.
Chưa có Thị trường nào tăng trưởng mà nhờ vào sự kêu gọi cả.
Dòng tiền thông minh sẽ tự biết chảy vào chỗ sinh lời.
Mở mồm ra là chúng đổ lỗi tâm lý người dân "Thích" tích trữ Vàng, Dola . . .
Có bao giờ chúng nhận lỗi là do điều hành ko ra gì khiến Dân ko còn tin vào VND . . .
ACL
REE
AGD
LÊ KHẮ
-
Có 2 thành viên đã cám ơn ChuaYeuAi :
BoNgua (07-02-2012), Nhatduongchi2010 (07-02-2012)
-
07-02-2012 01:18 PM #1919
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
BoNgua (07-02-2012)
-
07-02-2012 01:24 PM #1920
Buồn cười xuất cả tinh!
Xem cái này thấy sao bọn cẩu quan giống nhau quớ!
CHUYỆN CON CHÓ ƯỚT SŨNG LÔNG VÀ CĂN NGUYÊN ĐỐI ĐẦU Ở TIÊN LÃNG
Tháng Hai 6, 2012 — nguyencuvinh
51 Votes
Những người trong ảnh là nhân chứng sống xác thực trả lời câu hỏi ai là kẻ chỉ huy phá nhà Đoàn Văn Vươn
Ngồi cùng mình trong căn lều của chị Thương, chị Hiền, ông Võ, một người hàng xóm trong thôn kể cho nghe chuyện cưỡng chế mà ông và nhiều người dân đứng xem từ đầu tới cuối.
Mình chú ý câu chuyện rất bé nhỏ này thôi nhưng chuyện nhỏ mà không nhỏ. Ông Võ kể, hôm đó, sau khi phá xong nhà, có mấy ông trong đội cưỡng chế phát hiện một con lớn và một con con đang hoảng loạn tìm đường chạy trốn. Chưa ai ra lệnh, có mấy ông trong lực lượng cưỡng chế hùng hục bao vây con lớn. Nhưng con đã vừa chạy vừa bơi trên đầm, rồi thoát. Chỉ tội nghiệp chú con, vụng dại, vừa chạy loăng quăng vừa gào sủa thảm thiết, cuối cùng thì cũng bị tóm, toàn thân ướt sũng,, rét run lập cập, bị tống ngay vào bao. Sau đó là gì thì mọi người tự hiểu. http://nguyencuvinh.wordpress.com/20...%9F-tien-lang/
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
BoNgua (07-02-2012)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tình hình hiện nay 2012 temp
By IQ240V3 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 3Bài viết cuối: 05-01-2012, 09:10 AM -
Tình hình hiện nay? Đến 31/05/11
By VN_BUFFET in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 23540Bài viết cuối: 31-05-2011, 06:32 PM -
Tình hình hiện nay? (Đến 31/12/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 18858Bài viết cuối: 01-01-2011, 12:05 AM -
Tình hình hiện nay? (Đến 09/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 81120Bài viết cuối: 07-10-2010, 11:42 PM -
Tình hình hiện nay? đến 21/08/2009
By lesino in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 15211Bài viết cuối: 21-08-2009, 09:17 AM
Bookmarks