Trích dẫn Gửi bởi caobang88 Xem bài viết
Trên sàn giờ có TTP,NTP rất đáng lưu tâm...đặc biệt TTP gần đây được SSI mua mạnh...đã chạm đáy và có dấu hiệu bật lên...
Cổ phiếu Nhựa xứng đáng để lựa chọn chú bão trong thời kì thị trường khá phức tạp..
Khuyến nghị đầu tư trung và dài hạn...

Hấp dẫn cổ phiếu nhựa





Nhựa (hay chất dẻo) là một loại vậi liệu mới và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống hàng ngày cũng như trong lĩnh vực công nghiệp khác.
Ngành Nhựa bao gồm 3 mảng chính là sản xuất chất dẻo, gia công chất dẻo và cung ứng máy móc, khuôn mẫu. Với một nền cơ khí chế tạo chưa thực sự phát triển cũng như sự thiếu hụt về vốn và công nghệ, các DN Nhựa ở VN chủ yếu tham gia vào công đoạn gia công sản phẩm.
Nhựa (hay chất dẻo) là một loại vậi liệu mới và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống hàng ngày cũng như trong lĩnh vực công nghiệp khác. Ngành Nhựa bao gồm 3 mảng chính là sản xuất chất dẻo, gia công chất dẻo và cung ứng máy móc, khuôn mẫu. Với một nền cơ khí chế tạo chưa thực sự phát triển cũng như sự thiếu hụt về vốn và công nghệ, các DN Nhựa ở VN chủ yếu tham gia vào công đoạn gia công sản phẩm.
- Khi muốn đầu tư vào một DN có P/BV lớn hơn 10 lần, nhất thiết cần có những hiểu biết rõ ràng về Cty đó.
- Cần xem xét thêm chỉ số P/E/G cũng như danh tiếng của DN và tính thanh khoản của cổ phiếu.


Sản phẩm chất dẻo tuy đã có mặt ở VN từ rất lâu, nhưng ngành Nhựa mới thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong 5 năm qua, ngành Nhựa đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Tổng sản phẩm của ngành từ năm 2001 đến 2005 đã tăng từ mức 1,01 triệu tấn lên 1,65 triệu tấn. Hiện nay, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở VN đạt mức 20 kg và đang phấn đấu đạt mức 40 kg vào năm 2010. Đây là mức rất khiêm tốn nếu so với Nhật Bản (80 kg/người), Tây Âu (100 kg) và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (30 kg).
Tình hình hiện tại
Việc gia công các sản phẩm nhựa trong nước phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và các bán sản phẩm từ nước ngoài. Trong năm 2005, VN nhập khẩu khoảng 1,426 tỷ USD tiền chất dẻo, nhiều hơn 120% so với năm trước. Nguyên liệu chất dẻo được nhập chủ yếu từ Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc và Singapore. Ngược lại, sản phẩm chất dẻo made in Vietnam đã được XK đến trên 30 quốc gia và đạt giá trị trên 478 triệu USD trong năm 2006, tức là gấp hơn 4 lần năm 2002.
Lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của các sản phẩm nhựa VN là trong ngành bao bì, chiếm 40% giá trị toàn ngành, tiếp theo là các sản phẩm dân dụng (30%), ngành xây dựng (18%) và nhựa kỹ thuật cao (12%). Sản xuất chất dẻo trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10 - 15% nhu cầu gia công, tỷ lệ này cần phải được nâng lên thành 50% vào năm 2010. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhập khẩu đã có tác động tiêu cực lên toàn ngành, khi giá nhựa nguyên liệu trên thế giới bị biến động mạnh trong đợt đầu năm 2006.
Toàn ngành Nhựa hiện có khoảng 2.000 DN, 80% trong số đó là các DN nhỏ và vừa, chủ yếu là các DN tư nhân với số vốn nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu. Một thách thức khác là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Khoảng 73% trong tổng số 70.000 lao động ngành này chưa qua đào tạo chuyên môn và chỉ có 1% lao động có bằng ĐH chuyên ngành chất dẻo. Hai tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành Nhựa là Hiệp hội Nhựa VN và Hiệp hội Nhựa Sài Gòn với khoảng 800 hội viên.
Từ triển vọng ngành...
Công nghiệp Nhựa được xác định là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển ở VN. Trong kế hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa đến năm 2010, Chính phủ chú trọng khuyến khích các lĩnh vực sau:
- Phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa.
- Phát triển sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa.
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên, Chính phủ chủ trương tập trung đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hoá chất, phụ gia, khuôn mẫu, thiết bị cho ngành nhựa, cũng như các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa có công suất lớn, ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có.
Hiện tại chỉ có PVC và một số bán sản phẩm của nó được sản xuất trực tiếp tại VN với khối lượng khiêm tốn (khoảng 200.000 tấn/năm). Việc chủ động nguồn nguyên liệu nội địa ngày càng trở nên bức thiết, và đây chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư và DN nước ngoài, đặc biệt là các nhà cung ứng thiết bị phục vụ sản xuất PP, PVC, PS và PE - những nguyên liệu cơ bản trong ngành gia công chất dẻo. Theo số liệu của Hiệp hội Nhựa VN, nhu cầu về nguyên liệu cho ngành Nhựa vào năm 2010 sẽ vào khoảng 4 triệu tấn, trong đó có 1,2 triệu tấn PP; 1,1 triệu tấn PE.
Cùng với sự phát triển của ngành Nhựa, thị trường máy móc thiết bị và khuôn mẫu cũng luôn sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ. Cho đến nay, 85% thiết bị máy móc trong ngành Nhựa là phải nhập ngoại, chủ yếu là từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngành gia công chất dẻo đang từng bước trưởng thành và dần trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Cơ hội phát triển của ngành cũng là động lực thúc đẩy cho ngành công nghiệp hoá dầu của VN phát triển - Một tương lai hứa hẹn cho ngành Nhựa VN.
Đến cổ phiếu ngành Nhựa
Trong số hàng chục DN đã cổ phần hoá, hiện chỉ có 6 CTCP thuộc ngành Nhựa đã thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoại trừ CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, 5 DN còn lại gồm CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến (TTP), CTCP Nhựa Đà Nẵng (DPC), CTCP Nhựa Xây dựng Đồng Nai (DNP) và CTCP Bao Bì Dầu thực vật (VPK) đều đăng ký niêm yết tại TTGDCK TP HCM.
Với sản phẩm chủ lực là ống nhựa, hiện tại NTPBMP đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường xây dựng và cấp thoát nước ở hai đầu Bắc - Nam. Phân khúc miền Trung đang là lãnh địa của DPC, còn DNP đang tự cung tự tiêu trong các khu công nghiệp 'gần nhà'. Trong khi đó, các sản phẩm bao bì của V.Pack đã được nhiều DN trong ngành dầu thực vật, chế biến sữa, thủy sản, thủ công mỹ nghệ… biết đến và sử dụng. Khách hàng của TTP chủ yếu là các DN lớn, DN hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dược phẩm, nông sản, thực phẩm.