FPT - Trở về mái nhà xưa...
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 114 của 119 Đầu tiênĐầu tiên ... 14 64 104 112 113 114 115 116 ... CuốiCuối
    Kết quả 2,261 đến 2,280 của 2374
    1. #2261
      Ngày tham gia
      Sep 2011
      Bài viết
      239
      Được cám ơn 41 lần trong 32 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi lkm77 Xem bài viết
      Nhóm quỹ Deutsche Bank bán ròng hơn 2 triệu cp

      (Vietstock) – Nhóm quỹ Deutsche Bank thông báo đã bán ròng 2,099,218 cổ phiếu của CTCP FPT (HOSE: FPT) trong thời gian từ 31/12/2010 đến 13/09/2011.

      Cụ thể, Deutsche Bank Aktiengesellschaft đã bán 2,333,170 cp FPT
      Deutsche Asset Management (Asia) Limited cũng bán được 681,868 cp và mua 933,420 cp FPT
      Còn Deutsche Asset Management (Korea) Company Limited đã bán hết 17,600 cp đang nắm giữ.
      Sau giao dịch, Deutsche Bank Aktiengesellschaft giảm nắm giữ còn 7,354,242 cp (3.8%).
      Còn Deutsche Asset Management (Asia) Limited sở hữu 2,190,296 cp
      http://vietstock.vn/ChannelID/739/Ti...-trieu-cp.aspx


      Thèng Lông Lá này nó đang ủn tẹt ga này.................
      ga nó k đều anh ah

    2. #2262
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      667
      Được cám ơn 43 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định Tin hót nè

      FPTS: Quý 3 lãi ròng hơn 43 tỷ đồng

      (Vietstock) - Trong quý 3, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) đạt 43.2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 48% so cùng kỳ năm 2010.

      * Tải tài liệu: BCTC Quý 3 năm 2011
      FPTS vừa công bố báo cáo tài chính quý 3. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 85.7 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu môi giới chứng khoán cho người đầu tư đạt 12.3 tỷ đồng; doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn đạt 1.2 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tư vấn đạt 46.3 tỷ đồng; doanh thu khác đạt 25.5 tỷ đồng.
      So với cùng kỳ năm 2010, doanh thu khác tăng đột biến, gấp 12 lần cùng kỳ; doanh thu hoạt động tư vấn cũng tăng 21%. Tuy nhiên, các hoạt động còn lại đều thấp hơn cùng kỳ.
      Lợi nhuận gộp đạt 64.2 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt ở mức 57.6 tỷ đồng và 43.2 tỷ đồng.
      Năm 2011, công ty đặt chỉ tiêu 353 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 181 tỷ đồng.

      Đvt: tỷ đồng
      Chỉ tiêu
      Quý 3/2011
      Quý 3/2010
      Tăng/giảm cùng kỳ (%)
      Doanh thu thuần
      85.76
      75.27
      13.94
      * Doanh thu hoạt động môi giới
      12.29
      30.50
      (59.70)
      * Doanh thu hoạt động đầu tư
      1.22
      3.91
      (68.80)
      * Doanh thu hoạt động tư vấn
      46.26
      38.19
      21.13
      * Doanh thu khác
      25.53
      2.14
      1,092.99
      Chi phí hoạt động
      21.49
      28.05
      (23.39)
      Lợi nhuận gộp
      64.26
      47.21
      36.12
      Chi phí quản lý
      7.13
      8.20
      (13.05)
      Lợi nhuận ròng
      43.19
      29.22
      47.81
      Được biết, trong quý 3/2011, FPTS đứng thứ 9 về thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE với 3.28% và thứ 5 tại HNX với 4.66%.

    3. #2263
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      EVN Telecom đang sắp vỡ nợ, số tiền 700 tỷ mà FPT đặt cọc cho EVN Telecom coi như sang mùa Quýt mới lấy lại được roài.
      Té nhanh khỏi FPT ngay, hơn 19 triệu cp từ các cty con với giá thành thấp hơn mệnh giá do chia tách nhiều lần chuyển thành cp FPT lên sàn sẽ xả ngập đầu.

      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    4. #2264
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      424
      Được cám ơn 76 lần trong 54 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Eric Catona Xem bài viết
      EVN Telecom đang sắp vỡ nợ, số tiền 700 tỷ mà FPT đặt cọc cho EVN Telecom coi như sang mùa Quýt mới lấy lại được roài.
      Té nhanh khỏi FPT ngay, hơn 19 triệu cp từ các cty con với giá thành thấp hơn mệnh giá do chia tách nhiều lần chuyển thành cp FPT lên sàn sẽ xả ngập đầu.

      Vào năm 2014 FPT sẽ có 10.000 tỉ lợi nhuận, 2024 lọt vào top 500 DN toàn cầu

      Thanh toán trên điện thoại di động, xu hướng tương lai
      Với số lượng điện thoại di động lưu thông dự kiến đạt tới 5 tỷ trong năm 2012 (theo Datamonitor 2008), thương mại di động (Mobile Commerce) nổi lên như là một lựa chọn tất yếu.
      Trong những năm qua, thị trường di động thế giới đã có những bước phát triển đột phá, đặc biệt ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam, Indonesia... Với số lượng điện thoại di động trong lưu thông dự kiến đạt tới 5 tỷ trong năm 2012 (theo Datamonitor 2008), thương mại di động (Mobile Commerce), nổi lên như là một lựa chọn tất yếu. Riêng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ chiếm một phần ba tổng giá trị thương mại di động toàn cầu vào năm 2009 (ước tính khoảng 80 tỷ USD).
      Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình triển khai Mobile Commerce chính, đều có điểm chung là cho phép người sử dụng thực hiện giao dịch, thanh toán mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại di động. Tuy nhiên vai trò của các bên tham gia trong các mô hình này có đặc điểm khác biệt, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách quản lý, thói quen tiêu dùng… tại mỗi quốc gia.
      Sơ đồ dự đoán doanh thu từ thương mại di động. (Nguồn: Frost & Sullivan) Mô hình Ngân hàng làm chủ đạo (Bank-led Model)
      Mô hình này phổ biến tại các nước có dịch vụ ngân hàng rất phát triển và đa phần người dân có tài khoản ngân hàng, ví dụ Anh, Mỹ, Canada… Các ngân hàng xây dựng những ứng dụng cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch và thanh toán trên tài khoản khách hàng của mình. Mô hình này có thể được hiểu là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động (Mobile banking).
      Bên cạnh kênh giao dịch ngân hàng truyền thống như tại quầy giao dịch hay tại máy ATM, thì Mobile banking ra đời đã thực sự đem lại phương thức giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng không phải đến các ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào, ở đâu mình muốn. Các giao dịch có thể được thực hiện qua kênh Mobile banking là truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng, thực hiện thanh toán hóa đơn, dịch vụ… Do tất cả giao dịch thanh toán đều dựa trên tài khoản tại ngân hàng nên có tính an toàn cao.
      Điểm yếu của mô hình này là khách hàng bắt buộc phải có tài khoản mở tại ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ, đối với những nước đang phát triển có tỷ lệ dân cư dùng dịch vụ ngân hàng ít thì đây là một mô hình triển khó triển khai ở diện rộng.
      Mô hình Công ty di động làm chủ đạo (Operator-led Model)
      Trong mô hình này, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động chủ động đứng ra cung cấp dịch vụ thanh toán cho thuê bao sử dụng dịch vụ của mình. Mô hình này đặc biệt phát triển tại các thị trường mới nổi có đặc điểm sau:
      - Phần đông dân số chưa tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.
      - Không có thói quen sử dụng các phương tiện phi tiền mặt trong thanh toán.
      - Cộng đồng sử dụng điện thoại di động lớn.
      - Nhu cầu chuyển tiền, thanh toán nhỏ lẻ trong dân cư cao.
      Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần là thuê bao của nhà mạng, không nhất thiết phải có tài khoản tại ngân hàng. Sau khi đăng ký dịch vụ, khách hàng được cấp một tài khoản dưới dạng Ví điện tử và số tài khoản chính là số điện thoại di động của mình. Người sử dụng có thể nạp tiền vào Ví thông qua nhiều cách thức: nộp tại đại lý của Công ty viễn thông, nạp tiền qua thẻ cào (của Công ty Viễn thông phát hành) hoặc chuyển từ tài khoản ngân hàng… Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như chuyển tiền sang một Ví điện tử (thuê bao điện thoại di động) khác, thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt từ Ví điện tử...
      Ưu điểm của loại hình dịch vụ này nằm ở tính đơn giản, tiện dụng (khách hàng không cần mở tài khoản ngân hàng), giao dịch nhanh chóng (thời gian giao dịch tính bằng thời gian gửi SMS) và chi phí rẻ (theo cước SMS của nhà mạng).
      Một ví dụ sinh động cho việc phát triển mô hình này là dịch vụ M-PESA tại Kenya. Đây là dịch vụ được hợp tác phát triển bởi 2 công ty viễn thông lớn tại Kenya là Safaricom và Vodafone, cung cấp các dịch vụ tài chính cho các thuê bao của Safaricom trên toàn lãnh thổ Kenya. Cho đến nay đã có hơn 7 triệu khách hàng sử dụng thường xuyên, với số lượng giao dịch trung bình 2 triệu giao dịch/ngày và việc chuyển tiền giữa các thuê bao di động đã trở nên rất phổ biến trong đời sống của người dân Kenya. Mô hình M-PESA đã và đang được tiếp tục nhân rộng ra các nước khác như Tanzania, Afghanistan…
      Dù mô hình Operator-led có những ưu điểm nêu trên, nhưng do dịch vụ được triển khai bởi các Công ty viễn thông nên những kinh nghiệm quản lý thanh toán, quản lý rủi ro không thể bằng ngân hàng. Hơn nữa mỗi quốc gia có những quy định, chính sách riêng về thanh toán, nên nhìn chung các nhà quản lý vẫn có cái nhìn khá thận trọng khi triển khai mô hình này.
      Mô hình hợp tác ngân hàng - viễn thông (Partnership model)
      Trong mô hình này, ngân hàng, công ty viễn thông và các nhà cung cấp giải pháp cùng hợp tác để đưa ra sản phẩm thanh toán đảm bảo sự tiện lợi và độ xâm nhập rộng khắp vào khối khách hàng thuê bao di động, đồng thời vẫn duy trì được sự quản lý chặt chẽ về tài chính của ngành ngân hàng.
      Trong mô hình này, ngân hàng sẽ đóng vai trò quản lý nguồn tiền và xử lý các nghiệp vụ thanh quyết toán, quản lý rủi ro trong khi các công ty di động phụ trách việc kinh doanh, giao dịch trực tiếp với khách hàng, các điểm bán lẻ và dịch vụ khách hàng.
      Theo số liệu của Hiệp hội GSM thế giới, đến năm 2012 toàn thế giới sẽ có 1,2 tỷ người có điện thoại di động nhưng không có tài khoản ngân hàng, chủ yếu tập trung tại các nước đang phát triển khu vực châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi. Tại những thị trường nói trên, mô hình hợp tác giữa Ngân hàng, Viễn thông kết hợp những ưu điểm của 2 mô hình nêu trên và đang là xu thế chung nhờ những lợi ích nó mang lại:
      - Ngân hàng tiếp cận được cơ sở khách hàng rộng lớn của Công ty viễn thông để cung cấp các giải pháp thanh toán, hướng khách hàng từ chưa sử dụng đến việc sử dụng các dịch vụ tài khoản ngân hàng.
      - Công ty viễn thông cung cấp thêm các dịch vụ tài chính gia tăng cho khách hàng được Ngân hàng hỗ trợ về các giải pháp tài chính, năng lực quản lý giao dịch và hạn chế rủi ro phát sinh ở mức thấp nhất .
      - Khách hàng có thêm một kênh thanh toán an toàn, tiện lợi với chi phí rẻ hơn so với loại hình giao dịch ngân hàng truyền thống.
      - Các nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ ngân hàng và các công ty viễn thông trong kết nối hệ thống, xử lý giao dịch và hỗ trợ nghiệp vụ, giảm đầu tư chung của xã hội.
      - Các cơ quan chức năng ngành ngân hàng đảm bảo vai trò quản lý nhà nước thông qua các quy định áp dụng thông qua hệ thống ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ.
      Mô hình nào cho Việt Nam?
      Với dân số hơn 80 triệu người trong khi chỉ có khoảng 12 triệu người có tài khoản ngân hàng(tương đương với 15% dân số) chứng tỏ độ bao phủ dịch vụ ngân hàng cá nhân là thấp. Hiện cả nước có khoảng 17 triệu chủ thẻ kể cả quốc tế và nội địa, tuy nhiên thực tế thanh toán tiền mặt vẫn đóng vai trò chủ yếu trong các giao dịch bán lẻ. Người dân và cả các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ đều chưa quen với việc dùng thẻ ngân hàng cho mục đích thanh toán vì vậy thanh toán bằng thẻ qua POS vẫn còn những bất tiện nhất định.
      Tại Việt Nam có 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động đang hoạt động, phủ sóng rộng khắp mọi miền đất nước. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng thuê bao di động của Việt Nam tính đến tháng 11 đạt 80 triệu thuê bao, bình quân một người dân sở hữu một thuê bao điện thoại di động. Việc sử dụng điện thoại di động không chỉ phổ biến trong lớp trẻ hay ở thành thị mà đã phổ biến với mọi đối tượng. Có thể nói Việt Nam là thị trường có tiềm năng rất lớn để khai thác các dịch vụ thanh toán di động.
      Có hơn 50 ngân hàng đang hoạt động và tham gia trong thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam. Các ngân hàng đang cạnh tranh nhau gay gắt thông qua việc không ngừng cải tiến và đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, trong đó có các sản phẩm Mobile banking (mô hình Bank-led). Tuy nhiên các sản phẩm ngân hàng cung cấp mới chỉ dừng lại ở một số chức năng nhất định và chưa đáp ứng hết nhu cầu thanh toán của khách hàng. Song song với đó, một số sản phẩm Ví điện tử đã ra đời song chỉ hỗ trợ các giao dịch thanh toán trên internet, thị trường thanh toán bằng di động vẫn đang bỏ ngỏ.
      Trong bối cảnh đó, việc cung cấp các giải pháp thanh toán trên điện thoại di động cho đối tượng khách hàng không có tài khoản ngân hàng (unbanked) là hết sức cần thiết. Điều này sẽ góp phần tạo ra ứng dụng thanh toán tiện lợi cho khách hàng, đem lại nguồn lợi không nhỏ cho nhà cung cấp dịch vụ di động; đồng thời góp phần thúc đẩy xu hướng không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí cho xã hội và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.
      (Nguồn: Công ty CP DV Thẻ Smartlink)

    5. #2265
      Ngày tham gia
      Sep 2011
      Bài viết
      239
      Được cám ơn 41 lần trong 32 bài gởi

      Mặc định

      Hướng chiến con này ntn các anh ?
      Thiệt tình là nên né không anh Eric ?

    6. #2266
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi NhocLikeStock Xem bài viết
      Hướng chiến con này ntn các anh ?
      Thiệt tình là nên né không anh Eric ?
      EVN sắp vỡ nợ roài khoản 700 tỷ đặt cọc của FPT mua EVN Telecom coi như tèo, sắp tới lại một số lãnh đạo FPT đăng bán tiếp giá FPT phải xuống 42 mới hợp lý. sóng FPT ăn ít vì FPT giảm quá ít so với thị trường có lên thì 52-54 là bị củ xả, nhiều con hàng bên HNX giảm đã quá mạnh nếu uptrend sẽ up mạnh vd BVS xuống 13.7 lúc phóng lên thì 17-18 ăn ngon lành hơn là múc FPT giá hiện tại 49 có lên thì chỉ đến 53-55.
      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    7. Những thành viên sau đã cám ơn :
      NhocLikeStock (18-10-2011)

    8. #2267
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      424
      Được cám ơn 76 lần trong 54 bài gởi

      Mặc định

      FPT: 9 tháng đầu năm đạt hơn 1.866 tỷ đồng , kinh chưa??

    9. #2268
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      667
      Được cám ơn 43 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định

      FPT: 9 tháng lãi ròng 1,225 tỷ đồng, EPS đạt 5,746 đồng

      (Vietstock) - 9 tháng đầu năm, CTCP FPT (HOSE: FPT) đạt 18,722 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, bằng 70% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 1,866 tỷ đồng, tăng 21% so cùng kỳ, đạt 71% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ở mức 1,225 tỷ đồng, EPS 5,746 đồng.

      Riêng quý 3, FPT thực hiện được 6,532 tỷ đồng doanh thu, tăng 29% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 662 tỷ đồng, tăng 42% và EPS ở mức 2,407 đồng.
      Trong 9 tháng, lĩnh vực viễn thông đã mang về cho FPT Telecom 2,598 tỷ đồng doanh thu, tăng 47% so với cùng kỳ và đạt 81% kế hoạch năm. Lợi nhuận đạt trên 594 tỷ đồng, tăng 34% và bằng 76% kế hoạch.
      Ở lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, Công ty Phần mềm FPT đạt mức doanh thu 945 tỷ đồng tăng 33% so với cùng kỳ và bằng 73% kế hoạch năm. Lợi nhuận đạt 242 tỷ đồng, tăng trưởng 39% và đạt 81% kế hoạch.
      Lĩnh vực tích hợp hệ thống, sau 9 tháng Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT đạt doanh số trên 2,533 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 336 tỷ đồng.
      Về lĩnh vực phân phối, Công ty Thương mại FPT đạt mức doanh thu 12,135 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế bằng 76% kế hoạch khi đạt 407 tỷ đồng.
      Ông Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc cho biết, hiện FPT đang thương thảo với Bộ Tài chính và SCIC về việc tiến hành hợp nhất FPT Telecom bằng hai hình thức hoán đổi cổ phiếu hoặc trả một phần bằng tiền.
      Về dự án cao ốc 78 Láng Hạ, công ty đang chuyển giao dự án cho đối tác khác tiếp tục xây dựng và dự kiến trong quý 4 này sẽ hoàn tất chuyển giao. Ông Anh cho biết thêm, công ty đang hoàn tất việc hợp tác lâu dài với PC World.
      Thanh Nụ


    10. #2269
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi vitbay01 Xem bài viết
      FPT: 9 tháng lãi ròng 1,225 tỷ đồng, EPS đạt 5,746 đồng

      (Vietstock) - 9 tháng đầu năm, CTCP FPT (HOSE: FPT) đạt 18,722 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, bằng 70% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 1,866 tỷ đồng, tăng 21% so cùng kỳ, đạt 71% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ở mức 1,225 tỷ đồng, EPS 5,746 đồng.

      Riêng quý 3, FPT thực hiện được 6,532 tỷ đồng doanh thu, tăng 29% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 662 tỷ đồng, tăng 42% và EPS ở mức 2,407 đồng.
      Trong 9 tháng, lĩnh vực viễn thông đã mang về cho FPT Telecom 2,598 tỷ đồng doanh thu, tăng 47% so với cùng kỳ và đạt 81% kế hoạch năm. Lợi nhuận đạt trên 594 tỷ đồng, tăng 34% và bằng 76% kế hoạch.
      Ở lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, Công ty Phần mềm FPT đạt mức doanh thu 945 tỷ đồng tăng 33% so với cùng kỳ và bằng 73% kế hoạch năm. Lợi nhuận đạt 242 tỷ đồng, tăng trưởng 39% và đạt 81% kế hoạch.
      Lĩnh vực tích hợp hệ thống, sau 9 tháng Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT đạt doanh số trên 2,533 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 336 tỷ đồng.
      Về lĩnh vực phân phối, Công ty Thương mại FPT đạt mức doanh thu 12,135 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế bằng 76% kế hoạch khi đạt 407 tỷ đồng.
      Ông Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc cho biết, hiện FPT đang thương thảo với Bộ Tài chính và SCIC về việc tiến hành hợp nhất FPT Telecom bằng hai hình thức hoán đổi cổ phiếu hoặc trả một phần bằng tiền.
      Về dự án cao ốc 78 Láng Hạ, công ty đang chuyển giao dự án cho đối tác khác tiếp tục xây dựng và dự kiến trong quý 4 này sẽ hoàn tất chuyển giao. Ông Anh cho biết thêm, công ty đang hoàn tất việc hợp tác lâu dài với PC World.
      Thanh Nụ

      Chưa trích lập dự phòng nợ khó đòi 700 tỷ đồng đã đặt cọc cho EVN Telecom 1 chúa chổm lớn.
      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    11. #2270
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      714
      Được cám ơn 11 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định FPT sắp đòi được 708 tỷ đồng từ tay EVN Telecom

      FPT sắp đòi được 708 tỷ đồng từ tay EVN Telecom
      (Dân trí) - Đó là câu trả lời khá lạc quan của FPT về khoản tiền đặt cọc vẫn “nhùng nhằng” hậu thương vụ bất thành mua 60% cổ phần của EVN Telecom đúng 1 năm trước.
      FPT sắp lấy được khoản tiền đặt cọc 708 tỷ đồng từ tay EVN Telecom? (ảnh: Internet)

      Tại cuộc họp thông báo kết quả kinh doanh trong 9 tháng năm 2011, trao đổi với PV Dân trí chiều qua 20/10, ông Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho biết: “Thương vụ làm ăn này “vướng” phải một số điều kiện cơ chế chính sách và phương án cổ phần hóa của Chính phủ nên FPT và EVN đã đi đến thống nhất không tiếp tục nữa.

      Đây là thương vụ do Chính phủ quyết định nên EVN Telecom cho rằng câu trả lời cũng sẽ từ Chính phủ, tức là đợi đến khi Chính phủ quyết định phương án cho EVN Telecom thì sẽ tính toán tới khoản tiền mà FPT đã đặt cọc trước đó”.

      Tuy không phải là vấn đề dễ giải quyết nhưng nói về thời điểm sẽ thu hồi được khoản tiền đặt cọc 708 tỷ đồng đang ở trong tay EVN Telecom, ông Phương kỳ vọng: “Câu trả lời là ở Chính phủ và tôi tin trong thời gian ngắn tới đây FPT sẽ nhận lại được số tiền đó”.

      Cũng theo ông Phương, một thông tin khá lạc quan cho FPT là đã có phương án chuyển giao EVN Telecom cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, sau tái cơ cấu các ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Nhà nước thì số tiền 708 tỷ đồng của FPT sẽ được trả lại.

      Trước đó, vào tháng 10/2010, FPT dự kiến mua 60% cổ phần của EVN Telecom, nhưng đến cuối tháng 1/2011, trong quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Chính phủ chỉ cho phép EVN được bán 49% cổ phần của EVN Telecom, còn phía FPT tuyên bố từ bỏ kế hoạch.

      Hậu thương vụ mua bán bất thành này, lãnh FPT luôn tỏ ra lạc quan và tin rằng sẽ thu lại được khoản tiền 708 tỷ đồng đã đặt cọc. Tuy nhiên, quan điểm của EVN về vấn đề này có vẻ như lại hoàn toàn trái ngược khi từng phát biểu với báo giới rằng nếu một trong hai phía phá bỏ hợp đồng thì sẽ phải đền bù bằng số tiền đặt cọc đang nằm trong ngân hàng.

      Quỳnh Anh

    12. #2271
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      714
      Được cám ơn 11 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định số tiền lãi từ 708 tỷ đặt cọc

      vụ này từ đầu tháng 4 đến nay. 708 tỷ trong 7 tháng. Bỏ ngân hàng cứ tính lãi 15%/năm thôi, thì EVN cũng đã chiếm dụng được 708*15%/12*7 = 61.95 tỷ, cũng đủ nhậu nhẹt và bao em út nhỉ

    13. #2272
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tkklnnlctttctgc Xem bài viết
      vụ này từ đầu tháng 4 đến nay. 708 tỷ trong 7 tháng. Bỏ ngân hàng cứ tính lãi 15%/năm thôi, thì EVN cũng đã chiếm dụng được 708*15%/12*7 = 61.95 tỷ, cũng đủ nhậu nhẹt và bao em út nhỉ
      Bọn EVN đang nợ như chúa chổm giờ lại có khoản đặt cọc 700 tỷ của cái ông FPT này coi như chít đuối vớ phải cọc, thằng ăn trộm vớ phải kim cương đố mà nhả ra nhé. Khoản này FPT có đòi được thì cũng phải mất 5 năm mà 5 năm trời gửi tk LS 18% gửi lãi nhập gốc thì có khi gấp đôi roài 700 tỷ thành 1400 tỷ thế là tự nhiên FPT mất 700 tỷ roài.
      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    14. #2273
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      424
      Được cám ơn 76 lần trong 54 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Eric Catona Xem bài viết
      Bọn EVN đang nợ như chúa chổm giờ lại có khoản đặt cọc 700 tỷ của cái ông FPT này coi như chít đuối vớ phải cọc, thằng ăn trộm vớ phải kim cương đố mà nhả ra nhé. Khoản này FPT có đòi được thì cũng phải mất 5 năm mà 5 năm trời gửi tk LS 18% gửi lãi nhập gốc thì có khi gấp đôi roài 700 tỷ thành 1400 tỷ thế là tự nhiên FPT mất 700 tỷ roài.
      700 tỷ này là FPT gửi vào TK phong tỏa của EVN mà, bên EVN cũng chẳng được dùng khoản tiền này

    15. #2274
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi laonongqx Xem bài viết
      700 tỷ này là FPT gửi vào TK phong tỏa của EVN mà, bên EVN cũng chẳng được dùng khoản tiền này
      Thế ai là người đứng ra phong tỏa khoản tiền này và ai là người đảm bảo nó không bị EVN sử dụng ????? thử nghĩ xem tại sao EVN vẫn chưa trả lại FPT đó là vì EVN đã sd số tiền đó vào một phi vụ khác mà chưa rút ra được.
      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    16. #2275
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      424
      Được cám ơn 76 lần trong 54 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Eric Catona Xem bài viết
      Thế ai là người đứng ra phong tỏa khoản tiền này và ai là người đảm bảo nó không bị EVN sử dụng ????? thử nghĩ xem tại sao EVN vẫn chưa trả lại FPT đó là vì EVN đã sd số tiền đó vào một phi vụ khác mà chưa rút ra được.
      Giả sử có mất 708 tỷ thì FPT cũng chẳng coi mùi ra gì, chỉ làm 1 quý là lấy lại thôi, làm ăn thì có lúc này lúc khác, quan trọng là FPT đã rút ra bài học vô cùng quý giá để làm ra lợi nhuận 10.000 tỷ vào năm 2014

    17. #2276
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi laonongqx Xem bài viết
      Giả sử có mất 708 tỷ thì FPT cũng chẳng coi mùi ra gì, chỉ làm 1 quý là lấy lại thôi, làm ăn thì có lúc này lúc khác, quan trọng là FPT đã rút ra bài học vô cùng quý giá để làm ra lợi nhuận 10.000 tỷ vào năm 2014
      Vua chém gió, đệ nhất chém gió, siêu chém gió số 1 thế giới.
      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    18. #2277
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      714
      Được cám ơn 11 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định

      tóm lại là giá vẫn tiếp tục xuống, chừng nào chỗ 13 tr phát hành thêm (19 triệu trong đó 6 triệu bị hạn chế giao dịch) chưa được tiêu thụ hết.

    19. #2278
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      424
      Được cám ơn 76 lần trong 54 bài gởi

      Mặc định

      FPT SẮP LẤY ĐƯỢC 708TỶ TIỀN ĐẶT CỌC Ở EVN

      http://biz..vn/20111025020513311CA47...-chinh-phu.chn

    20. #2279
      Ngày tham gia
      Jun 2007
      Bài viết
      577
      Được cám ơn 95 lần trong 70 bài gởi

      Mặc định

      Hehe, lâu lắm mới vào topic này, FPT dạo này lìu tìu ít bình luận quá.

      Vụ 700 tỷ mà mất mà bác bảo ko là gì thì quả thực bác ko hiểu về tài chính roài. Đó là tiền mặt, tiền tươi thóc thật chứ ko phải lợi nhuận hạch toán đâu nhé. Mất 700 tỷ thì ngoài số tiền đó, FPT còn thiệt hại về chi phí vốn trong lúc lãi suất đang rất cao như hiện nay.

      Cá nhân em đánh giá việc mất 700 tỷ là thấp, nhưng để đòi lại tiền thì phải mất ít nhất vài tháng đến 1 năm. Bọn nó nợ đọng tiền điện cả chục ngàn tỷ còn ko trả kia kìa. Mà lại là tiền bán điện nhé.

      Theo dự kiến thì năm nay FPT có thể có 1700-1800 tỷ LNST, giả sử FPT thực hiện đúng chiến lược, thì sau 4 năm nữa LN tăng gấp 4 thành 7300 tỷ là cùng.

      Hiện tại em đang rình mua FPT, em tin là trong quá trình hấp thụ 13tr CP thì sẽ mua đc giá rẻ, CP FPT chuyển đổi này toàn là của bọn nhân viên FPT mua mệnh giá nên bất cứ giá nào nó cũng bán đc. Hôm nay nhập đc 1 ít giá 47.5 đầu phiên.


      Trích dẫn Gửi bởi laonongqx Xem bài viết
      Giả sử có mất 708 tỷ thì FPT cũng chẳng coi mùi ra gì, chỉ làm 1 quý là lấy lại thôi, làm ăn thì có lúc này lúc khác, quan trọng là FPT đã rút ra bài học vô cùng quý giá để làm ra lợi nhuận 10.000 tỷ vào năm 2014

    21. #2280
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      187
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      cùng rình 45 đê

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình