Cổ phiếu bất động sản 2009 – Một năm nhìn lại



Còn hơn nửa tháng là kết thúc năm 2009, diễn biến thị trường chứng khoán vào những tháng cuối năm tuy không như mong đợi, nhưng so với mức đáy được thiết lập vào thời điểm cuối tháng 3/2009 và mức đỉnh giữa tháng 11/2009, thì thị trường đã có sự tăng trưởng trên 165%.


Trong đó, cũng nằm ngoài dự đoán về một năm không mấy sáng sủa, cổ phiếu ngành bất động sản (BĐS) đã lội ngược dòng ngoạn mục, và chứng tỏ nhóm ngành này có thể đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong những thời điểm “nóng”.

Với mức tăng gấp vài lần VN-Index, nhiều cổ phiếu nhóm ngành BĐS đã mang lại lợi nhuận không nhỏ, và tạo ra con sóng khá dài hỗ trợ cho đà tăng trưởng của VN-Index suốt 2 quý vừa qua. Kỷ lục tăng giá mạnh nhất trong ngành thuộc về mã SJS - Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà, từ mức đáy 17.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/2 đã bật lên mức 199.000 đồng/cổ phiếu, tăng 1031%! Tiếp đến là NTL – Nhà Từ Liêm, và LCG - LICOGI 16 đạt mức thấp nhất trong năm lần lượt là 24.620 đồng/cổ phiếu và 18.270 đồng/cổ phiếu, đã tăng lên là 171.000 đồng/cổ phiếu (18/11) và 96.000 đồng/cổ phiếu (18/11), tương ứng tăng 593% và 425%.

Các mã cổ phiếu khác như TDH cũng đi từ đáy 27.020 đồng/cổ phiếu (24/2) lên đỉnh 120.000 đồng/cổ phiếu (14/10), tăng tương ứng 344%. BCI sau khi chào sàn có mức giá đóng cửa 23.500 đồng/cổ phiếu (16/3/2009) cũng vù vù tăng giá theo xu hướng chung, tính tới đỉnh 79.000 đồng/cổ phiếu (15/10), BCI tăng tới 236%.

Nguyên nhân tăng giá của của phiếu ngành BĐS, bên cạnh yếu tố kết quả kinh doanh khả quan của đa số các doanh nghiệp trong ngành, cũng như triển vọng trong các năm tới, thì đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán cũng như thị trường BĐS trong năm 2008 đã đẩy các cổ phiếu từng thuộc hàng “ông lớn” trở lại mức giá penny-stocks, với hệ số P/E khá hấp dẫn. Bên cạnh đó, những lo ngại về việc dòng tiền rút khỏi chứng khoán để chạy sang “rình mồi” ở thị trường bất động sản trong giai đoạn đầu năm 2009, thì trong một chừng mực nào đó, quyết định đầu tư vào cổ phiếu BĐS đón sóng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, bởi nếu thị trường chứng khoán có diễn biến xấu trong khi các doanh nghiệp BĐS vẫn ăn nên làm ra thì trở thành nhà đầu tư dài hạn “bất đắc dĩ” cũng không hẳn là điều quá tồi tệ.

Cuối cùng, một nguyên nhân có thể không nhỏ đến từ những thế lực muốn “đánh lên”, cổ phiếu nhóm ngành BĐS là lựa chọn tối ưu bên cạnh nhóm cổ phiếu vua – cổ phiếu ngân hàng - đang gặp khó khăn liên quan đến tỷ giá và lãi suất, cổ phiếu công ty chứng khoán thì có những rủi ro nhất định trong đặc thù kinh doanh ngành và nhiều nhóm ngành khác còn mắc nghẹn quả đắng “khủng hoảng tài chính toàn cầu”, nhất là các nhóm ngành kinh doanh xuất nhập khẩu.

Cùng với việc tăng nóng của cổ phiếu ngành BĐS, them hàng loạt cổ phiếu ngành này chào sàn trong năm 2009 cũng ăn theo, tăng hết biên độ trong ngày đầu giao dịch và liên tiếp kịch trần trong chuỗi dài những phiên tiếp theo. Điển hình là cổ phiếu VPH của Vạn Phát Hưng và VNI của Đầu tư BĐS VN, ra mắt sàn HoSE như “hàng quý hiếm” với 7 phiên kịch trần liên tiếp không tính phiên chào sàn tăng hết 20% biên độ, không hề có dư bán và dư mua mỗi phiên lên đến hàng triệu. Với giá trị sổ sách chỉ đạt 10.850 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu VPH từ mức khớp 36.000 đồng/cổ phiếu ngày chào sàn (9/9), đến ngày 17-10, giá VPH lên tới 130.000 đồng. Cổ phiếu VNI, tuy kinh doanh thua lỗ trong 9 tháng đầu năm, nhưng vẫn nóng hổi ngày chào sàn, 30.000 đồng ngày 9/9 đến ngày 30/9 tăng lên 61.000 đồng, trên 100%.
Với động thái đẩy giá và đua giá của nhà đầu tư trong nước, cổ phiếu ngành BĐS bất kể lớn-nhỏ, tốt-xấu đều tăng chóng mặt. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra những cổ phiếu đạt lợi nhuận mong đợi, chỉ giữ lại trong danh mục những cổ phiếu thật sự có tiềm năng.

Mã CK


EPS


ROE


ROA


Giá ngày 25/11/2009


Giá ngày 10/12/2009


P/E


BCI


2,674


10.60%


5.23%


60.5


54


16.97


DIG


6,054


19.34%


15.20%


105


97


13.01


ITC


4,805


8.25%


3.87%


76.5


66


11.94


NTL


10,510


49.67%


13.49%


151


132


10.78


LCG


5,801


14.79%


11.83%


81


70


10.47


SJS


8,394


23.69%


12.34%


171


77.5


15.28


TDH


8,698


18.42%


12.52%


93.5


86


8.06


Số liệu thồng kê trong 9 tháng đầu năm 2009 (Nguồn: APEC)


Tạo sóng cuối năm?

Trong những phiên giao dịch gần đây, có thể nhận thấy sự bứt phá trở lại của nhóm ngành BĐS, tuy không mạnh như thời kỳ đỉnh cao giữa tháng 11 nhưng vẫn tạo lực đỡ đáng kể giúp VN-Index không tiếp tục giảm sâu.

Cùng những dự báo khả quan về cuối năm 2009 và bước sang năm 2010 của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ở hai con số, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp ngành này sau khi hạch toán sẽ là những con số “vượt kỳ vọng”.

CK


Các khoản phải thu


Hàng tồn kho


BCI


394,488,336,879


1,420,936,489,985


DIG


496,489,611,305


730,695,989,007


ITC


959,226,999,074


1,560,442,485,107


NTL


236,174,543,475


573,502,512,588


LCG


493,006,087,380


137,853,287,500


SJS


216,382,492,149


40,588,867,613


TDH


249,882,009,439


425,783,515,580