Chơi chứng làm giàu
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 23
    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định Chơi chứng làm giàu

      Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

      Karl Marx, Alan Greenspan, Paul Krugman, George Soros, Michael Bloomberg... đều là những người gốc Do Thái rất thành công trên mặt trận làm kinh tế.


      Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế

      Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại.
      Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên…

      Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây:
      Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:
      - Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
      - Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
      - Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
      - 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008)… là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...
      Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người :
      - Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905.
      Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy.
      - Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ năm 2007, với tài sản cá nhân lên tới 26,5 tỷ USD.
      - George Soros giàu thứ 28 ở Mỹ (7 tỷ USD) nổi tiếng thế giới hiện nay về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn.
      - Michael Bloomberg có tài sản riêng 5,1 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế, đang được mong đợi sẽ là ứng cử viên Tổng thống Mỹ khóa tới...

      Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ, 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái, và cộng đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này. Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”.

      Nguyên nhân do đâu?

      Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy.
      Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này, không thể không nhắc đến các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua.

      Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi.
      Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề.
      Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia.

      Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn.
      Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại - về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào.

      Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền - họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn (còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?).

    2. #2
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      “Chúa đảo” với “chân dài”

      Tin đồn về chuyện nợ nần chưa xong, ông lại dính đến chuyện nhạy cảm khác: quan hệ với một “chân dài” trong đường dây gái gọi cao cấp của Hiền “chèo”. Đây không phải là tin đồn nữa mà là lời khai của một đối tượng trong đường dây gái gọi và cơ quan công an đã đi xác minh...
      Khi cơ quan điều ra vào cuộc, lấy thông tin từ các chứng lý sống, được biết những ngày đó ông Đào Hồng Tuyển không có mặt ở Tuần Châu. Ông Tuyển với đoàn khách đó không có bất kỳ mối quan hệ nào. Tất cả hàng chục con người ấy đều trả lời không biết ông Tuyển.
      Thế nhưng tai tiếng vẫn cứ đến với ông. Có lẽ đó là cái giá phải trả rất đắt của sự nổi tiếng.

      Người giàu nhất Việt Nam


      Vào thời điểm hoàng kim nhất của thị trường chứng khoán, với những doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn, cùng với các bản cáo bạch được in công khai, không khó khăn lắm trong việc xác định được ai là người giàu nhất Việt Nam, tất nhiên là trên sàn.
      Theo số liệu được cung cấp vào tháng 1/2007, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty FPT được coi là người giàu nhất với tổng tài sản lên tới 2.354 tỷ đồng.

      Giới thạo tin cho rằng, với một xã hội hiện còn chưa cởi mở như Việt Nam, đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Những con cá kình về tài sản vẫn còn ẩn hiện đâu đó. Không ít lâu sau, khi thị trường trượt dài cùng với đà suy thoái toàn cầu, tài sản của những người giàu trên thị trường chứng khoán lại liên tục bị bốc hơi. Không chỉ là vài ba chục phần trăm mà thậm chí là hơn hai phần ba. Lý do đơn giản, vào thời hoàng kim, thị trường chứng khoán VN leo đến 1.170 điểm, còn vào thời thảm hại nó chỉ còn 230 điểm.
      Chính trong những thời điểm khó khăn đó, tôi đã gặp ông Tuyển ở Hà Nội. Hỏi thăm: dạo này thế nào, công việc ra sao? Ông cho biết: lúc này đây, mới là lúc ai là người làm thật và có tiền thật. Cũng chính tại thời điểm đó Tập đoàn Tuần Châu của ông đã chi ra hàng trăm tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án khu du lịch sinh thái Tuần Châu- Hà Tây với diện tích 254 ha với tổng mức đầu tư 5 ngàn tỷ đồng.

      Song song với dự án đó, ông Tuyển cũng gấp rút hoàn thành dự án bến du thuyền đầu tiên tại Việt Nam và tuyến phà Tuần Châu – Cát Bà với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Dự án này đã được khánh thành hôm 01/04/2009, nhân Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm đảo Tuần Châu và làng cá Cát Bà (01/4/1959 – 01/4/2009).

      Với sự có mặt của nhiều quan chức cao cấp cả trung ương lẫn địa phương, những ai có mặt hôm ấy đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của một tổ hợp công trình gồm: Bến du thuyền hiện đại kết nối với hệ thống du thuyền của Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc… cùng với đó là Nhà ga, Vũ trường; Nhà hàng; Khu phố đi bộ mua sắm, trung tâm siêu thị; Khu biệt thự, căn hộ cao cấp hai bên bến du thuyền…
      Trao đổi với anh Trần Liên, cán bộ của tập đoàn Tuần châu, anh cho biết: Tập đoàn Tuần châu do ông Đào Hồng Tuyển làm chủ tịch hiện có 14 công ty. Trong đó, Công ty Âu Lạc Quảng Ninh có vốn điều lệ: 700.000.000.000 đồng. Kết quả thẩm định giá của công ty này ngày 26/12/2008 do Công ty định giá và dịch vụ tài chính- Bộ tài chính định giá là: 5.007.290.000.000đồng (Hơn năm nghìn tỷ đ). Công ty CP T&H Hạ Long (tại đảo T.Châu) Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng. Kết quả thẩm định giá của công ty này ngày 19/6/2008 do Công ty định giá và dịch vụ tài chính-Bộ tài chính định giá là: 5.070.000.000.000 đồng (Hơn năm nghìn tỷ).
      Cùng với đó là 12 công ty khác, vốn điều lệ đều trên dưới trăm tỷ cả. Tất cả đều đang hoạt động một cách bình thường có hiệu quả, bất chấp những tác động không thuận lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với các nhà thầu và một vài tổ chức tín dụng thì mấy chục tỷ chỉ là con số lẻ.
      Chuyện ông là tỷ phú đô la vào thời điểm này cũng là điều không thể phủ nhận. Để đạt được vị thế đó, cái giá phải trả không hề nhỏ chút nào. Và những ai đã chứng kiến cuộc sống thường nhật của ông đều nhận thấy ở ông vô cùng giản dị, ông vẫn là một người lính với đầy tố chất, và người đời vẫn nói về ông như một nhân vật huyền thoại.

    3. #3
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Người giàu nhất Việt Nam: Nổi tiếng và tai tiếng

      Hơn chục năm biết ông Đào Hồng Tuyển, tôi đã chứng kiến không ít kỳ tích mà ông đã làm được với tư cách không chỉ là một công dân yêu nước, một doanh nhân, mà là một tổng công trình sư đầy khát vọng. Với ông, sự giàu có, nổi tiếng và tai tiếng dường như luôn đồng hành. Chỉ có điều, sóng gió của cuộc đời, sóng gió của thương trường, và cả sóng gió dư luận dường như không thể quật ngã ông.



      Không những thế, dường như sau mỗi lần sóng gió, ông lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ hơn. Ở ông người ta luôn cảm thấy một nguồn năng lượng không bao giờ cạn.

      Cựu chiến binh thành "Chúa đảo Tuần Châu"

      Trong giới làm ăn, có thể nói ai cũng biết đến ông Tuyển. Điều đơn giản, ông là người làm được những việc phi thường mà chỉ có những người trong giới mới cảm nhận được sự vĩ đại của ý chí, sự sung mãn của nghị lực và sự rủng rỉnh của tiền bạc.

      Chỉ tính riêng với dự án Tuần Châu, ông Tuyển đã cho xây cất hơn 100 cây số đường xá, trong đó có hơn 2 cây số đường nối liền hòn đảo với đất liền, đây có lẽ là con đường vượt biển dài nhất đông nam Á. Ông Tuyển cũng đã cho xây cất nhiều khách sạn rất sang trọng, 200 biệt thự theo kiến trúc thuộc địa Pháp và nhiều khu giải trí. Cùng với đó là bến du thuyền đầu tiên tại Việt Nam, bến phà, golf, khu đô thị...

      Tuy nhiên, sự kiện được công chúng cả nước biết đến ông Tuyển là vào ngày 31/12/2003, trong đêm hội từ thiện được truyền hình trực tiếp, trước sự chứng kiến của hàng triệu người xem truyền hình. Ông Tuyển đã mua tấm thiệp xuân với giá 600 triệu đồng để ủng hộ những người nghèo.
      Sau sự kiện này, cùng với sự thành công của khu du lịch Tuần Châu, tên tuổi ông không chỉ có giới truyền thông mới biết đến mà cả những đứa trẻ trong những con hẻm đều biết đến ông. Xung quanh ông người ta kể không biết bao nhiêu là huyền thoại.

      Chuyện không chỉ thuần túy ở trong nước, mà thậm chí đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
      Cách đây ba năm, đặc phái viên của báo Le Figaro ở Hà Nội đã gửi về bài phóng sự “những nhà tỷ phú đầu tiên của Việt Nam”. Đi kèm với bài báo là tấm ảnh chụp vịnh Hạ Long nơi mà người giàu nhất Việt Nam đã biến đảo Tuần Châu thành khu du lịch vĩ đại, đón tiếp khoảng 5 triệu du khách trong năm 2005. Nhà báo Le Figaro cho rằng lâu đài của ông Tuyển ở Tuần Châu được sao chép rất trung thành từ tòa nhà trắng ở Washington.
      Nhà báo này viết: “cách đây 30 năm ông Tuyển là anh hùng của sư đoàn 125 vận chuyển hàng tấn đạn dược từ Bắc vào Nam để làm cho quân đội Mỹ bị ngã quỵ. Nhưng ngày nay là cựu chiến binh nặng 2 tỷ đô la Mỹ, đang háo hức đón chờ vốn của Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam… Đối với ông Tuyển, 1000 năm chống Trung Quốc, 100 năm chống Pháp và 20 năm chống Mỹ đó là chuyện quá khứ; còn hôm nay với ông rửa nhục là đất nước ông phải phát triển và giàu có…”

      Một đồng nghiệp của tôi đã có một vài lần xuất ngoại cùng ông Tuyển kể lại: Khi xuất trình hộ chiếu qua cửa khẩu, hầu như nhân viên hải quan nào cũng biết đến tên tuổi ông. Ở đời, được “vua biết mặt, chúa biết tên” là điều không dễ. Với ông Tuyển, chuyện được các lãnh đạo cao cấp nhà nước biết đến đã là điều vinh hạnh lắm rồi. Còn chuyện những nhân viên hải quan biết đến khi ông có dịp xuất ngoại thật là không phải ai cũng có vinh dự ấy.

      "Chúa đảo" bị cơ quan an ninh cho “nhập kho”?

      Vào thời điểm tháng 7 năm 2005, khi ngồi uống cafe trên đường Lý Thường Kiệt, tôi được một đồng nghiệp thông báo: ông Đào Hồng Tuyển sắp bị bắt. Tôi cho rằng, chuyện đó không có cơ sở. Anh bạn đồng nghiệp cho biết: Sau chuyến tháp tùng Thủ tướng đi Mỹ, ông Tuyển đang bị cấm xuất cảnh, vấn đề bị bắt chỉ là thời gian.
      Anh cũng cho biết thêm, nguồn tin mà anh nắm được là rất đáng tin cậy, từ “cơ quan điều tra!”. Để thẩm định lại thông tin đó, tôi rút máy di động gọi cho ông. Ông cho biết, vừa đặt chân xuống sân bay Pochenton, đang đi tháp tùng thủ tướng thăm Campuchia. Những gì diễn ra sau đó đã chứng minh tin đồn kia là không có cơ sở.

      Tưởng như thế cũng đã là quá lắm rồi, đến thời điểm cuối tháng 10/2006, giới Doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. HCM lại bàng hoàng trước thông tin: Ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty Âu Lạc, Uỷ viên Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh đoàn tàu không số thuộc lực lượng Hải quân đã bị cơ quan công an đưa vào "tầm ngắm". Việc bắt giữ ông Tuyển chỉ còn là thời điểm nào mà thôi!.

      Chưa hết, nguồn tin được tung ra còn có vẻ rất logíc là Công ty Âu Lạc hiện đang vay vốn từ một ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp VN khoảng 4.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng một số công trình không có khả năng sinh lời dẫn đến nợ quá hạn mất khả năng cân đối tài chính, nguy cơ phá sản.

      Ông Tuyển tham gia nhiều chương trình ủng hộ người nghèo do MTTQ Việt Nam phát động, nhưng không chuyển tiền ở Thủ đô Hà Nội. Nhiều "đại gia" trong bia, rượu, tiệc tùng cũng thao thao cá độ: "Chúa đảo" hiện đã bị cơ quan an ninh cho “nhập kho”...
      Để kiểm chứng lại tin này, chúng tôi lại gọi điện thoại, cũng như những lần trước, lần này, ông Tuyển đang có mặt ở Hàn Quốc. Chuyện “nhập kho” như tin đồn hôm đó cũng chỉ là những chuyện tầm phào mà người ta liên tưởng đến một nhân vật bóng gió nào đó trên bộ phim truyền hình nhiều tập.


    4. #4
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Những người giàu nhất Việt Nam 2009




      "Tỉ phú trên thế giới ít đi và nghèo đi” là tình trạng chung do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thống kê tài sản của 10 doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi ngược lại với xu hướng đó.


      Người giàu nhất: 12.221 tỉ đồng

      Theo thống kê, tổng tài sản của 10 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 32.026 tỉ đồng, cao hơn nhiều so tổng tài sản của 10 người giàu nhất trên TTCK năm 2007 là 27.488 tỉ đồng. Sự giàu có này gây bất ngờ cho hầu hết những người quan tâm bởi chỉ số VN-Index cuối năm 2007 (927,02 điểm) cao hơn nhiều so với hiện nay (617,38 điểm). Đó là chưa kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ giữa năm 2008 đã khiến hàng loạt tỉ phú trên thế giới nghèo đi.

      Người giàu nhất trên TTCK Việt Nam hiện nay vẫn là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần (CTCP) Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với số cổ phiếu (CP) nắm giữ trị giá trên 12.221 tỉ đồng, tăng hơn 6.200 tỉ đồng so với năm 2008. Ông cho biết không bất ngờ khi biết mình vẫn giữ vị trí giàu nhất trên TTCK trong năm nay.

      Ông Đức được nhiều người biết đến như là người đang sở hữu máy bay riêng ở VN hiện nay, chiếc Beechcraft King Air 350 mua từ Mỹ hồi tháng 5.2008. Giá trị thực của chiếc máy bay được xác nhận khi tính thuế ở Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất là 5,1 triệu USD, nhưng ông Đức phải chi thêm một số khoản khác, tổng cộng lên khoảng 7 triệu USD do các khoản như đào tạo phi công, thuê dịch vụ, bến bãi...

      Trong khi đó, dù chỉ mới niêm yết CP trên sàn TP.HCM vào cuối năm 2008 nhưng ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng đã lọt vào danh sách này với vị trí thứ 5. Ông Vũ hiện sở hữu số CP HSG trị giá 1.665 tỉ đồng. Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ cho biết ông hơi bất ngờ trước việc lọt vào danh sách này vì trước đó, ông chưa bao giờ để ý đến chuyện này. Tuy nhiên ông cũng tỏ ra khá vui và xem đó là phần nào thành quả của mình sau những cố gắng trong công việc.
      Điều gây bất ngờ của Top 10 người giàu nhất trên TTCK hiện nay là trong danh sách này không hề có bóng dáng của những doanh nhân trong ngành ngân hàng, trong khi họ chiếm đa số trong danh sách này hồi năm 2007.

      Tự tin

      Vị trí á quân trong danh sách trên thuộc về doanh nhân Phạm Nhật Vượng (thành viên HĐQT CTCP Vincom) với 5.108 tỉ đồng. Ông Vượng hiện nắm giữ hơn 49 triệu CP của CTCP Vincom (VIC) và 20 triệu CP của CTCP thương mại và du lịch Vinpeal (VPL).

      Một gương mặt quen thuộc khác trong danh sách này là ông Đặng Thành Tâm, hiện là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán như CTCP phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), Công ty CP công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT), CTCP Tập đoàn Tân Tạo (ITA) và nhiều công ty khác như CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), CTCP đầu tư Sài Gòn (SaigonInvest)... Trong 3 công ty trên sàn, ông Đặng Thành Tâm đang sở hữu số CP trị giá hơn 3.900 tỉ đồng, xếp thứ 3 trong Top 10 người giàu nhất trên TTCK. Một chuyên gia kinh tế phân tích những thành công ở các công ty mà ông Tâm lãnh đạo là, thứ nhất quản lý dòng tiền rất tốt, thứ hai tận dụng triệt để những thời cơ trong khủng hoảng. Chẳng hạn, dòng tiền của KBC cần luân chuyển là 3.000 tỉ đồng, nhưng trong quý 1/2009 chỉ vay 200 tỉ đồng. Từ nguồn vốn được Chính phủ hỗ trợ lãi suất, ông Tâm đã triển khai rất nhiều dự án trong thời điểm chi phí xây dựng thấp bằng một nửa so năm ngoái, giá vật liệu cũng giảm tới 35%. Nhờ thế, “hàng hóa” của ông là nhà xưởng ở các khu công nghiệp có giá cho thuê rất cạnh tranh, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào VN để đón đầu hậu khủng hoảng.


      1. Đoàn Nguyên Đức – HAG – 98tr CP – 12.221 tỷ đồng
      2. Phạm Nhật Vượng – VIC,VPL – 49tr +20tr CP – 5.108 tỷ đồng
      3. Đặng Thành Tâm – KBC,SGT,ITA – 45tr+14tr+4tr – 3.932 tỷ
      4. Trần Đình Long – HPG – 51tr CP – 3.847 tỷ
      5. Lê Phước Vũ – HSG – 27tr CP – 1.665 tỷ
      6. Nguyễn Duy Hưng – SSI – 14tr CP – 1.232 tỷ
      7. Trương Thị Lệ Khanh – VHC – 18tr CP – 1.140 tỷ
      8. Trương Gia Bình – FPT – 12tr CP – 1.079 tỷ
      9. Nguyễn Chính Nghĩa – RIC – 25tr CP – 997 tỷ
      10. Doãn Tới – ANV – 30tr CP – 805 tỷ



    5. #5
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Thứ bảy, 12/12/2009

      VN1000 giới thiệu bài viết của một nhà đầu tư trên Forum: Buồn nhưng không bi quan, Thua lỗ nhưng không rời bỏ thị trường...

      Nỗi niềm chứng khoán

      Một ngày thứ 7 có nhiều tâm trạng...có vài dòng miên man với các cụ.

      Thằng bạn em làm bên quỹ bẩu: Tổ chức, cá mập dính chấu trong khoảng VNI 500-550 bao la bát ngát trời mây...1 nhóm cá mập chuyên ngồi ở KS REX đã giải ngân 1500 tỷ khi VNI 480-540 trong 4 ngày liền từ 24-27/11 sau đó họ đã bỏ lại VNI sau lưng và lên đường đi Mũi Né đánh Golf. 1 nhóm chuyên đánh sàn SSI đang dính 3 triệu HPG giá từ 64-70, 4 triệu GMD giá 82-86...còn nhiều, nhiều lắm những chuyện em biết mà em không thể kể hết ở đây.... Bạn em làm ở các CTCK KIMENG, VDSC, FPTS bẩu, mấy hôm nay nhiều NĐT vốn tầm trung 3-5 tỷ dùng đòn bẩy đang khóc ròng...Chính quỹ bên nó đã xúc xong hàng, tổng cộng 400 tỷ trong 3 ngày cuối tuần này. Nói chung chuyện VNI xuống trong đợt này nói ra thì dài dòng lắm, có vài chuyện nhạy cảm em không thể nói ở đây. Em nhắc lại một lần nữa chuyện TTCK VN xuống dữ dội trong những ngày qua không đơn thuần là chuyện của CK, chuyện của kinh tế, nói ít mong các cụ hiểu nhiều.

      Có 1 sự thực hiển nhiên: Trên 2 sàn có 450 công ty niêm yết, số lượng CP niêm yết khoảng 30 tỷ. Bất cứ lúc nào, mưa hay nắng, ngày hay đêm, thu hay đông số cp này cũng phải có chủ...chắc chắn là như thế, chắc chắn là có người nắm giữ chứ ma không thể nắm cổ cánh....

      Vậy thì: Niềm vui của người này là nỗi buồn người kia....

      nhợn không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

      Cách đây 40 ngày VNI trên 610 điểm bản thân em giữ 20K cổ phiếu của các DN tầm trung trên sàn HO, bây giờ cũng chừng đó số cp nhưng giá trị đã giảm 30% (mấy con của em nắm giữa nó giảm mạnh hơn cả VNI), em tự hỏi các DN mà em nắm giữ CP vẫn làm ăn bình thường thậm chí đang tốt lên từng ngày, cớ gì giá cp của các em lại giảm mạnh và nhanh như thế, sắp phá sản a'? sẽ có cụ đặt câu hỏi ngược lại rằng: vậy khi nó tăng thì tăng vù vù chẳng lẽ DN đó tăng trưởng 30-100% trong vòng vài tháng ! Chắc chắn là không có chuyện đó. Nói đến đây thì lại phải nói đến đầu tư giá trị, nếu nói đúng sách vở thì chữ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ có lẽ viết được 500 trang, nhưng theo suy nghĩ của bản thân em, ở chính cái thị trường này thì ĐÂU TƯ GIÁ TRỊ lúc này là:

      Chọn mua cp nào 3 tháng đầu làm ăn có lãi, thanh khoản tầm trung trở lên, thương hiệu đầu ngành, cổ tức > gửi ngân hàng, có người thích cp ngành này, ngành kia, có người thích Bluechip, có người thích cp tầm trung hoặc penny....Cá nhân em:

      1> Chọn em nào có EPS 3 tháng đầu năm>2000 giá đang 1x, em nào có thặng dư càng nhiều càng tốt, có đất đai của chìm của nổi càng OK, ở VN thì còn 1 điểm cần lưu ý là có quan hệ xxx càng good, chú ý mấy em có triển vọng sáng sủa trong quý 4 và năm 2010.

      2> Chọn em nào có hệ số beta lớn, sóng lớn để khi TT bật thì nó dẫn đầu đoàn đua và em nào đã giảm quá đà so với TT (cái này có vẻ hơi mông lung nhưng nếu các cụ kiểm nghiệm thực tế TTCK VN thì thấy rất hiệu nghiệm)
      ..........
      Em có một niềm tin sắt đá rằng, một ngày nào đó trong năm 2010 VNI sẽ lấy lại mốc 650, VÌ NĂM 2010 PHẢI KHÁC NĂM 2008. Chắc chắc là như thế, nên em đã tất tay khi VNI 500-550. Cổ phiếu nó lên rồi nó sẽ xuống, nó xuống rồi nó lại lên, muôn đời nay vẫn thế, cái dở của anh em mình là LÊN THÌ KHÔNG BÁN, XUỐNG THÌ KHÔNG MUA. Mình đã không chiến thắng nổi bản thân mình sao chiến thắng được thiên hạ !

      Một khi đã xác định đầu tư giá trị thì em đã chuẩn bị tinh thần xấu nhất là VNI có thể về 400-300-235 thậm chí thấp hơn nhưng xác suất này thấp dần theo từng con số, em phỏng đoán xác suất lần lượt là: 20%-1%-0,05%

      Có những bài học chỉ mua được bằng trải nghiệm thực tế và học phí rất đắt.

      Có một điểm tựa cho những ai đang hoang mang, lo lắng: VNI đã từng cán mốc 1176, bây giờ VNI đang ở đâu? - 1-2-3-4-5 hay 10 năm VNI lại tìm về chốn xưa em hỡi?

      Các cụ đừng tự làm khổ mình nữa ! Vì nếu ra tuần VNI lên 470-480 thì các cụ có bán ra không? bán ra rồi lấy tiền làm gì hay lại chờ nó về 400-350 để mua lại? Nếu nó không về thì sao? Bao lâu thì nó về? Hay nó lại lình xình 440-460, lình xình bao lâu? Hay là các cụ tính thoát ra các môn này để qua vàng, qua đất hay mua đô, mở công ty? Hay là quanh quẩn trốn tìm đâu đó các cụ lại mò về lén lút với em VNI.....

      ***, cái môn này nó lấy của em nhiều thứ quá, cả tinh thần lẫn thể xác, nó lừa cả tiền lẫn tình.......

      Đời là bể khổ, thôi em đi nhậu đây....sẽ hóng hớt với các cụ sau nhé !

      Cá nhân em vẫn giữ quan điểm khi đa số NĐT tin rằng VNI đáy VNI là 410 thì 425-430 cha con đã nhào vô bắt đáy, vì không ai muốn chậm chân trong bữa tiệc thịnh soạn cuối cùng của năm con trâu.

      Thấy hay thì nhớ vote nha các cụ, đêm qua em mơ nếu bài này mà em đủ 10 VOTE 5 * thì thứ 2 VNI tăng 10 điểm, cứ thế mà vote nha các cụ,...

      Gia quyến xin đa tạ ! Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ suất mong các cụ lượng thứ !


      vaep-epva

    6. #6
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định


      Chứng trường: Vinh quang và cay đắng

      Giới thiệu bài viết của mafia123

      Về Zero trong hai tháng - Kinh nghiệm của một con bạc

      Em cũng xin viết vài dòng về diễn biên tâm lý của một con bạc CK tại VN

      Tháng 4, thị trường đã lên ngon phết nhỉ, đợt điều chỉnh này không sâu, theo tính toán của mình mới hết sóng 1. Thị trường mới rơi từ 347 về 315 đã thấy cầm máu, mình quyết định xung phong với 2 tỷ, toàn bộ gia tài huy động được của người quen, bạn bè đây. Mong kiếm được 25% là ổn rồi.

      Tháng 5, sao mình dự báo chuẩn thế, tài khoản đã nhân lên 1,5 lần rồi, cuộc đời thật tuyệt, chứng khoán dễ kiếm quá. Phải nói, mình đánh chứng cũng khá, phán đoán chuẩn, sao mình không phát hiện ra điều này sớm nhỉ.

      Tháng 6, số tiền đã lên thành 3,5 tỷ. quá ổn với sự nhập cuộc này, mà sao chứng khoán dễ kiếm tiền thế. Dạo này danh mục của mình ngày nào cũng tím. Thế này chẳng mấy mà kiếm chục tỷ

      Giữa tháng 7, bây giờ mới nếm mùi chứng khoán giảm, số lãi 1,5 tỷ giờ chỉ còn có 300 triệu, buồn thật, hóa ra chứng khoán không dễ dàng như mình nghĩ. Nhưng mấy hôm nay chứng có vẻ xuống đáy, giao dịch lèo tèo trở lại rồi, có lẽ phải liều một phen nữa, không liều, không giàu.

      Ngày 22/7, quả thực là ngày đẹp trời, thị trường lên thẳng đứng, mỗi tội "Đếu mua được thêm", thị trường VỊt ngan này tệ thật, lúc xuống đếch bán được, lúc lên thì không mua được. Mai cố đặt lệnh mấy con thanh khoản vớt ít STB hay SSI vậy. Dù sao tiền của mình vẫn lên mạnh.

      Tháng 8, sao dạo này dòng SD không lên mấy nhỉ, theo trình còi của mình mấy thằng đấy cơ bản cũng tốt đấy chứ, Hôm qua con bé môi giới còn gạ mình đánh đòn bẩy gấp đôi. Với số tiền 3,2 tỷ, mình cũng được quan tâm phết rồi.

      Tháng 9, trời, tiền lời ngoài dự kiến, tài khoản đã tăng lên thành 5 tỷ, sao mà lãi nhanh và nhiều thế. Ngoài sự tưởng tượng của mình. Bầy giờ VIP phết rồi. Cứ đà này sẽ nhân 10 lần tài khoản trong 1 năm. Giờ lên Vietstock cũng tinh tướng phết, có lẽ ít người chơi chuẩn như mình.

      Tháng 10, dạo này tiền lên nhanh thế, mình đã có 7 tỷ. Đánh sàn HA sướng thật, tài khoản cứ tăng đều mỗi ngày 3% thế này làm gì cho lại được. Ah, sao mấy thằng SD của mình lên kinh thế, chưa gì đã kiếm gấp đôi rồi.

      Con bé môi giới cũng phải phục mình, hôm vừa rồi còn bảo, anh đánh giỏi thế thì vay thêm hơn hai lần cũng không ngại, chẳng mấy mà tài khoản anh lên thành 14 tỷ. Nghe nó nịnh thô mình cũng thấy thích, mà nó nói cũng chuẩn, 2 tỷ thành 8 tỷ trong 5 tháng, quả thật tài năng rồi.

      23/10, hôm nay tài khoản mình đòn bẩy gấp đôi tổng giá trị tài sản gần 18 tỷ rồi, phiên hôm nay nghê thật, thị trường đổ mạnh sau khi tăng, nhưng chắc chưa giảm sâu được

      30/10, tài khoản của mình đã rơi mất 25% từ đỉnh, số tiền vay vẫn là 9 tỷ, nhưng tiền gốc chỉ còn 6 tỷ, mất nhanh thật. Nhưng yên tâm, anh Nam còn bảo thị trường lên trên 650, bên các công ty còn gọi cho minh vay thêm mà. Giống như mấy lần rơi trước thôi

      30/11, sau một hồi cutloss, mình đã vào lại, ngưỡng 520 là ngon rồi. Thị trường xuống ghê thật, chỉ trong 1 tháng mà tài khoản lại về 3,2 tỷ, lãi chỉ còn 1,2 tỷ. Thị trường chứng khoán thật không đơn giản, nhưng mình quyết tâm lấy lại gì đã mất. Đợt này lại oánh đòn bẩy cho máu, chắc lại giống hai sóng trước thôi. Mà giảm xuống 500 điểm là cùng, hôm nay các bác bên TSC họp rồi, tiến sỹ nghĩa còn tuyên bố có "làn sóng xanh" chắc chắn phải lên rồi.

      10/12, Trời, tài khoản của mình chỉ còn 500 triệu, bọn công ty chứng khoán dã man thật, giờ này bảo mình nộp thêm tiền, sổ đỏ của ông già nó cũng không lấy. Mất mệ nó 1,5 tỷ rồi.

      Tinh thần dạo này kém thật, giá mình chốt lãi hôm 23/10 thì đã có gần 9 tỷ. Đổi đời rồi. Cũng do mình tham quá muốn làm giàu sớm. Tầm này sao bọn công ty CK lại đổi giọng nhanh thế không còn cổ súy tăng nữa. Nó về 420 điểm chắc mình cháy tài khoản mất.

      Hôm qua con bé môi giới gọi điện cho mình, giọng nó lạnh te bảo anh nộp thêm 2 tỷ nữa để đảm bảo tỷ lệ 30-70 tiền vay nếu không bọn em sẽ bán 70% tài khoản của anh. Điên quá, lấy đâu ra tiền thời điểm này, thôi thích bán thì bán kệ *** nó.

      Tức thật, nó còn đế thêm câu " anh bán hết thì tiền gốc của anh còn khoảng 500 triệu, nếu để ngày kia bọn em giải ngân hết có khi anh hết tiền đấy". Giọng nó có vẻ thông cảm, nhưng có lẽ nó đang cười mình gà.

      Hành trình từ 2 tỷ lên 9 tỷ, từ 9 tỷ về 500 triệu và có khả năng về 0 nếu thị trường xuống 420. Mình đúng là thiếu kinh nghiệm, nhưng dù sao đây cũng là bài học lớn, chắc lần sau mình biết dừng lòng tham đúng chỗ

    7. #7
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      264
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi VN1000 Xem bài viết
      Chứng trường: Vinh quang và cay đắng

      Giới thiệu bài viết của mafia123

      Về Zero trong hai tháng - Kinh nghiệm của một con bạc

      Em cũng xin viết vài dòng về diễn biên tâm lý của một con bạc CK tại VN

      Tháng 4, thị trường đã lên ngon phết nhỉ, đợt điều chỉnh này không sâu, theo tính toán của mình mới hết sóng 1. Thị trường mới rơi từ 347 về 315 đã thấy cầm máu, mình quyết định xung phong với 2 tỷ, toàn bộ gia tài huy động được của người quen, bạn bè đây. Mong kiếm được 25% là ổn rồi.

      Tháng 5, sao mình dự báo chuẩn thế, tài khoản đã nhân lên 1,5 lần rồi, cuộc đời thật tuyệt, chứng khoán dễ kiếm quá. Phải nói, mình đánh chứng cũng khá, phán đoán chuẩn, sao mình không phát hiện ra điều này sớm nhỉ.

      Tháng 6, số tiền đã lên thành 3,5 tỷ. quá ổn với sự nhập cuộc này, mà sao chứng khoán dễ kiếm tiền thế. Dạo này danh mục của mình ngày nào cũng tím. Thế này chẳng mấy mà kiếm chục tỷ

      Giữa tháng 7, bây giờ mới nếm mùi chứng khoán giảm, số lãi 1,5 tỷ giờ chỉ còn có 300 triệu, buồn thật, hóa ra chứng khoán không dễ dàng như mình nghĩ. Nhưng mấy hôm nay chứng có vẻ xuống đáy, giao dịch lèo tèo trở lại rồi, có lẽ phải liều một phen nữa, không liều, không giàu.

      Ngày 22/7, quả thực là ngày đẹp trời, thị trường lên thẳng đứng, mỗi tội "Đếu mua được thêm", thị trường VỊt ngan này tệ thật, lúc xuống đếch bán được, lúc lên thì không mua được. Mai cố đặt lệnh mấy con thanh khoản vớt ít STB hay SSI vậy. Dù sao tiền của mình vẫn lên mạnh.

      Tháng 8, sao dạo này dòng SD không lên mấy nhỉ, theo trình còi của mình mấy thằng đấy cơ bản cũng tốt đấy chứ, Hôm qua con bé môi giới còn gạ mình đánh đòn bẩy gấp đôi. Với số tiền 3,2 tỷ, mình cũng được quan tâm phết rồi.

      Tháng 9, trời, tiền lời ngoài dự kiến, tài khoản đã tăng lên thành 5 tỷ, sao mà lãi nhanh và nhiều thế. Ngoài sự tưởng tượng của mình. Bầy giờ VIP phết rồi. Cứ đà này sẽ nhân 10 lần tài khoản trong 1 năm. Giờ lên Vietstock cũng tinh tướng phết, có lẽ ít người chơi chuẩn như mình.

      Tháng 10, dạo này tiền lên nhanh thế, mình đã có 7 tỷ. Đánh sàn HA sướng thật, tài khoản cứ tăng đều mỗi ngày 3% thế này làm gì cho lại được. Ah, sao mấy thằng SD của mình lên kinh thế, chưa gì đã kiếm gấp đôi rồi.

      Con bé môi giới cũng phải phục mình, hôm vừa rồi còn bảo, anh đánh giỏi thế thì vay thêm hơn hai lần cũng không ngại, chẳng mấy mà tài khoản anh lên thành 14 tỷ. Nghe nó nịnh thô mình cũng thấy thích, mà nó nói cũng chuẩn, 2 tỷ thành 8 tỷ trong 5 tháng, quả thật tài năng rồi.

      23/10, hôm nay tài khoản mình đòn bẩy gấp đôi tổng giá trị tài sản gần 18 tỷ rồi, phiên hôm nay nghê thật, thị trường đổ mạnh sau khi tăng, nhưng chắc chưa giảm sâu được

      30/10, tài khoản của mình đã rơi mất 25% từ đỉnh, số tiền vay vẫn là 9 tỷ, nhưng tiền gốc chỉ còn 6 tỷ, mất nhanh thật. Nhưng yên tâm, anh Nam còn bảo thị trường lên trên 650, bên các công ty còn gọi cho minh vay thêm mà. Giống như mấy lần rơi trước thôi

      30/11, sau một hồi cutloss, mình đã vào lại, ngưỡng 520 là ngon rồi. Thị trường xuống ghê thật, chỉ trong 1 tháng mà tài khoản lại về 3,2 tỷ, lãi chỉ còn 1,2 tỷ. Thị trường chứng khoán thật không đơn giản, nhưng mình quyết tâm lấy lại gì đã mất. Đợt này lại oánh đòn bẩy cho máu, chắc lại giống hai sóng trước thôi. Mà giảm xuống 500 điểm là cùng, hôm nay các bác bên TSC họp rồi, tiến sỹ nghĩa còn tuyên bố có "làn sóng xanh" chắc chắn phải lên rồi.

      10/12, Trời, tài khoản của mình chỉ còn 500 triệu, bọn công ty chứng khoán dã man thật, giờ này bảo mình nộp thêm tiền, sổ đỏ của ông già nó cũng không lấy. Mất mệ nó 1,5 tỷ rồi.

      Tinh thần dạo này kém thật, giá mình chốt lãi hôm 23/10 thì đã có gần 9 tỷ. Đổi đời rồi. Cũng do mình tham quá muốn làm giàu sớm. Tầm này sao bọn công ty CK lại đổi giọng nhanh thế không còn cổ súy tăng nữa. Nó về 420 điểm chắc mình cháy tài khoản mất.

      Hôm qua con bé môi giới gọi điện cho mình, giọng nó lạnh te bảo anh nộp thêm 2 tỷ nữa để đảm bảo tỷ lệ 30-70 tiền vay nếu không bọn em sẽ bán 70% tài khoản của anh. Điên quá, lấy đâu ra tiền thời điểm này, thôi thích bán thì bán kệ *** nó.

      Tức thật, nó còn đế thêm câu " anh bán hết thì tiền gốc của anh còn khoảng 500 triệu, nếu để ngày kia bọn em giải ngân hết có khi anh hết tiền đấy". Giọng nó có vẻ thông cảm, nhưng có lẽ nó đang cười mình gà.

      Hành trình từ 2 tỷ lên 9 tỷ, từ 9 tỷ về 500 triệu và có khả năng về 0 nếu thị trường xuống 420. Mình đúng là thiếu kinh nghiệm, nhưng dù sao đây cũng là bài học lớn, chắc lần sau mình biết dừng lòng tham đúng chỗ
      Một áng văn hay, bác này nếu có thời gian rỗi nên đi vào sáng tác.

    8. #8
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Dòng tiền đi về đâu?


      Tính thanh khoản của thị trường hiện đang rất thấp, trung bình tuần từ 07-11/12 KLGD cả hai sàn chỉ đạt bình quân trên dưới 1700 tỷ đồng/phiên.

      Vậy thì dòng tiền lai láng 5000 tỷ đồng/phiên hồi tháng 9 và tháng 10 chảy đi đâu?

      Hiện tại dòng vốn "nóng" có thể luân chuyển linh hoạt giữa các kênh đầu tư khác nhau như tiết kiệm, vàng (vật chất/vàng tài khoản), bất động sản và ngoại tệ. Liệu kênh đầu cơ nào đang thu hút được lượng vốn này?

      Theo phân tích của GĐ một CTCP đầu tư tại Hà Nội, rất khó để biết được chính xác điểm trú chân của dòng vốn "nóng". Tuy nhiên, có thể dự đoán bằng cách xếp thứ tự ưu tiên. Ví dụ, kênh tiết kiệm hiện chắc chắn khó tác động lớn đến dòng vốn, hoặc nếu có cũng chỉ là rất ngắn hạn. Hiện tại các ngân hàng vẫn đang tăng lãi suất huy động lên sát trần cam kết, chứng tỏ vốn vào không nhiều. Vẫn chưa có số liệu về tăng trưởng huy động sau khi tăng lãi suất cơ bản để đánh giá chính xác.

      Với kênh bất động sản hay vàng vật chất thì diễn biến thị trường gần đây cũng không thuận lợi, giao dịch trầm lắng, giá giảm. Với vàng "ảo" có thể nhìn qua khối lượng giao dịch hằng ngày và tình trạng cũng không khá hơn CK là mấy. Chẳng hạn, với vàng SJC đang giao dịch trên một số sàn như ACB, SBJ, từ sau khi đạt đỉnh hồi cuối tháng 11, khối lượng cũng đang giảm mạnh. Như vậy cũng có thể nói là dòng tiền trên sàng vàng đang chảy đi. Thị trường USD cũng đang hạ nhiệt và không còn căng thẳng như trước, tỉ suất lợi nhuận khó cao.

      Theo phân tích này, điểm khác biệt của dòng vốn "nóng" là xoay chuyển nhanh giữa các kênh đầu tư khác nhau. Và cũng giống như trên TTCK, dòng tiền thông minh thường thoát ra ở những thời điểm an toàn chứ không chịu để "kẹp" như NĐT cá nhân hay NĐT dài hạn. Mặt khác, đã là vốn "nóng" thì thường trú ngắn hạn ở những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao để có thể dễ dàng luân chuyển. Vậy chỉ có thể dự đoán khả năng chắc nhất là tiền vẫn nằm trong túi, được bảo quản để tìm cơ hội.

      Như vậy, khó có thể nói là dòng tiền đã khô kiệt trên TTCK, có chăng là dòng vốn này chưa chịu đổ vào thị trường một cách ồ ạt. Để kích thích dòng tiền này, cần có những thông tin hỗ trợ đủ mạnh hoặc giá giảm đủ sâu để cân bằng với rủi ro. Còn nhớ trong thời điểm điều chỉnh tháng 6 và tháng 7 vừa qua, tâm lý thị trường cũng rất yếu, NĐT nghi ngờ về khả năng phục hồi "ảo" của nền kinh tế, khối lượng giao dịch cũng rất thấp.

      Thị trường đang chờ đợi "điểm nổ" - là những phiên có khối lượng đột biến để lôi kéo dòng tiền đang chờ đợi nhập cuộc.

      Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên 11/12 chốt ở mốc 444,16 điểm, trượt 14,56 điểm so với phiên 10/12. Tính cả tuần VNI giảm trừ 50,8 điểm, tương đương mất trắng 10,23% so với phiên đóng cửa tuần trước là 494,96 điểm

      Chỉ số HNX-Index dừng ở mức 139,99 điểm, giảm 19,4 điểm, tương ứng thất thoát 12,2% so với phiên cuối tuần trước là 159,39 điểm.

    9. #9
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Những ước vọng đổi đời

      "Cơn lốc" chứng khoán bùng nổ trên thị trường Việt Nam khi VNI tăng tốc từ 235 điểm lên 625 điểm ngày 23/10/2009 kéo theo những ước mơ và hoài bão làm giàu của không ít bạn trẻ. Thừa bản lĩnh, đủ "máu liều", họ đang thử sức với cái đầu tính toán và khả năng chịu đựng trước sự lên xuống thất thường của giá cổ phiếu khi VNI rớt một lèo từ 625 điểm về mốc 444 điểm ngày 11/12/2009 .
      Khởi nghịệp từ chứng khoán, người trẻ lên sàn "dám" làm cả những điều mà ít ai có thể tin được.

      Những kẻ liều mình theo "sóng"

      Vừa tốt nghiệp Đại học Bưu chính, đang trong thời kì nằm dài ở nhà chờ xin việc, suốt ngày tụ tập bạn bè cà phê cà pháo, buôn chuyện với lũ bạn cùng cảnh mãi cũng chán, Thanh xin mẹ được sáng sáng đưa đón bà lên sàn chứng khoán để học hỏi kinh nghiệm vì cô thấy mẹ cũng đang "ăn nên làm ra" nhờ đầu tư trong lĩnh vực này. Ban đầu, vì "mù" chứng khoán nên Thanh cảm thấy rất khó chịu với cái bảng điện tử đầy những con số với con số loằng ngoằng khó hiểu, với những câu chuyện xung quanh cái sự lên và xuống của chứng khoán mà bà mẹ "đàm đạo" với cô.

      Nhờ lòng ham làm giàu, cô cũng chịu khó lắng nghe và tiếp thu. Lâu dần, Thanh đam mê hẳn chứng khoán và quyết định đầu tư. Chẳng hiểu nhờ biết tính toán hay gặp may mắn, mấy vụ cô mua cổ phiếu rớt giá về, được ít lâu sau đã tăng lên vùn vụt đem lại cho Thanh những khoản lời thấy rõ. Giờ đã giắt lưng được số vốn kha khá sau hơn năm liều mình chơi chứng khoán dù chẳng qua trường lớp nào, Thanh quyết định vẫn chơi nhưng chuyển hướng sang đầu tư mở cửa hàng cho riêng mình vì "dầu sao kinh doanh cửa hàng cũng đỡ đau tim hơn". Thế mới biết, đôi khi cái "máu liều" cũng mang lại vốn khởi nghiệp cho người trẻ. Đi lên nhờ chứng khoán nhưng cái "máu liều" của Thanh lại không đủ cho cô dấn thân trở thành nhà đầu tư "chuyên nghiệp" vào con đường này.

      Không may mắn như Thanh, dù đã làm việc cho một công ty nước ngoài nhưng ý nghĩ "của riêng mình vẫn hơn" thôi thúc Thường đến với sàn mong muốn có một số vốn kha khá để lập công ty riêng. Bao nhiêu tiền của để dành, Thường đổ vào cho "cơn lốc" chứng khoán với dự tính "chơi đến lúc nào cảm thấy đủ vốn sẽ dừng lại vì tôi cũng e ngại cái sự thất thường của cổ phiếu lắm". Nhưng càng chơi, Thường như kẻ "say bạc". Càng chơi được, Thường càng ham, nếu thua, anh lại mong gỡ gạc. Tập tễnh bước lên sàn đã đối diện ngay với những chao đảo của thị trường chứng khoán thời gian vừa qua, Thường bắt đầu thấy nản: "Hình như tôi không có duyên với cách làm giàu nhờ chứng khoán". Số vốn đầu tư ban đầu thất thoát không nhiều nhưng Thường thấy mình chơi như thế cũng là quá liều vì thực ra anh lên sàn mà không hề giắt lưng chút kiến thức nào.

      Chơi chứng khoán cũng chỉ vì cảm tính đen đỏ, Thường giờ mới biết làm giàu nhờ cổ phiếu không dễ dàng chút nào. Lao vào cuộc, những người trẻ có máu liều như Thường chẳng khác nào kẻ mất phương hướng, rồi qua mỗi đợt "sóng gió" lại thở dài "Thắng thì may, thua thì xem như là bài học kinh nghiệm".

      Khởi nghiệp từ chứng khoán – "Bản lĩnh không thôi chưa đủ"

      Đó là lời khuyên của hầu hết các chuyên gia chứng khoán dành cho những người trẻ đang lao vào "cơn lốc" cổ phiếu mong muốn làm giàu nhanh chóng và chứng tỏ bản lĩnh của mình. Trước thực trạng "nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán", không ít kẻ đổ xô vào cổ phiếu với hy vọng đổi đời nhờ vận may rủi, phó thác cả đống tài sản và vốn liếng của mình dù chẳng có chút kiến thức nào về lĩnh vực chứng khoán. Với dạng "nhà đầu tư" kiểu này, sàn chứng khoán chẳng khác nào một canh bạc, sự lời lãi nhờ giá cổ phiếu lên xuống cũng là cái nghiệp "đỏ - đen".
      Có những câu chuyện xảy ra nhiều trong giới sinh viên đã huy động vốn của gia đình với lời hứa "lập nghiệp" đầy quyết tâm từ chứng khoán, chơi đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng và công ty chứng khoán, thậm chí vay "nóng" với ý nghĩ chơi chứng khoán nhanh lời nên trả nợ không thành vấn đề để lao vào "canh bạc" chứng khoán mà vì thiếu kiến thức cần thiết nên thua nhiều hơn là được. Hơn nữa, việc học hành cũng bị bỏ bê, những sinh viên mê sàn hơn mê giảng đường đang xuất hiện ngày càng nhiều.
      Có một bộ phận người trẻ lại thấy thiên hạ chơi cũng mày mò chơi cho biết cùng ý nghĩ "tội gì mà không thử một lần". Thừa tiền và thiếu kinh nghiệm, với đa số nhà đầu tư cổ phiếu kiểu này, chơi chứng khoán là cách để nâng tầm bản thân. Họ thích thú và hãnh diện với hình ảnh của mình ngày ngày mang laptop lên sàn, điện thoại reo liên tục, cứ như được vượt lên một cấp, sành điệu hơn trong mắt mọi người … Đi cùng ý nghĩ "thử cho biết", không cần học hỏi làm gì là sự thảm bại qua các phiên giao dịch, số vốn vơi dần và ngày càng cạn kiệt. Nông nổi và quá ảo tưởng, những người trẻ này nhanh chóng vỡ mộng giấc mơ khởi nghiệp từ chứng khoán.

      Trái ngược với những kiểu đầu tư trên là những người trẻ có lòng ham mê chứng khoán thực sự, kèm theo đó là khát vọng khởi nghiệp bằng chính sức của mình nhưng lại vấp phải khó khăn: thiếu vốn. Đặt cả tương lai của mình vào thị trường chứng khoán, họ đã cất công tìm hiểu, học hỏi qua những khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn và tích luỹ kinh nghiệm để có thể tự tin bước lên sàn như những nhà đầu tư thực thụ. Nhiều người còn bước từ sàn ảo lên sàn thật để tránh bị "choáng" với thị trường chứng khoán vốn đầy biến động. Kinh doanh rất cần đầu óc, và để thành công trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán lại là cả một nghệ thuật đòi hỏi những cái đầu biết "nghĩ sâu, nghĩ rộng" và cả một bản lĩnh "biết người biết ta".

    10. #10
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Thị trường chứng khoán: Thử thách nhà đầu tư


      Sau giai đoạn thăng hoa diễn ra hồi tháng 6 và tháng 7, thị trường chứng khoán (TTCK) đang bước vào giai đoạn giằng co, thử thách tâm lý của các nhà đầu tư (NĐT).


      Tính thanh khoản sụt giảm, nỗi lo lớn nhất


      Những ngày vừa qua tiếp tục chứng kiến sự tụt dốc liên tục của TTCK Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 11/12, VN - Index đã phá thủng mốc 445 điểm, về sát 444 điểm - mức thấp nhất trong gần 5 tháng qua (HNX - Index cũng xuống dưới 140 điểm). Tâm lý bi quan tiếp tục bao trùm TTCK khi chỉ số VN- Index liên tục xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ một cách dễ dàng.
      Hiện tại, nỗi lo lớn nhất của các NĐT là tính thanh khoản của thị trường đang sụt giảm đáng ngại. Cách đây vài tháng, do tâm lý phấn khởi của NĐT khi tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế nên TTCK đã liên tiếp lập kỷ lục với giá trị trung bình mỗi phiên đến 5.000 tỷ đồng.
      Những phiên giao dịch gần đây, giá trị giao dịch chỉ ở mức 1.000 tỷ đồng, bằng 1/3 so với giá trị giao dịch bình thường trong những phiên thị trường giảm điểm ở các giai đoạn điều chỉnh trước đó. Các NĐT thậm chí lo ngại về tính thanh khoản hơn cả việc thị trường giảm điểm.
      Cần nhắc lại rằng, một trong những nguyên nhân khiến TTCK "nóng" như hồi tháng 5, tháng 6 là do khối các công ty chứng khoán "tung" các đòn bẩy tài chính hỗ trợ NĐT. Hàng nghìn NĐT đã liên tiếp quay vòng đồng tiền bằng vay mượn nhằm gia tăng lợi nhuận khiến sức cầu được khuếch đại lớn gấp nhiều lần thực lực.
      Luồng tiền đổ vào TTCK đã tạo ra những phiên giao dịch "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử 9 năm hình thành TTCK Việt Nam khi có nhiều phiên giá trị giao dịch lên đến 4.000-5.000 tỷ đồng.

      Theo ước tính của một số chuyên gia, có tới 20-50% dòng tiền trên TTCK là đến từ nguồn vốn kích thích kinh tế (đòn bẩy tài chính - ĐBTC). Kỳ vọng của các NĐT khi sử dụng đòn bẩy tài chính trên TTCK là tạo ra tỷ suất sinh lợi cao. Tuy nhiên, ĐBTC cũng dễ dàng "khoắng" sạch tài sản của NĐT, đẩy thị trường mất điểm kéo dài nếu như quá lạm dụng...
      Có thể nói, chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 là động lực chính để TTCK phục hồi song do những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ chính phủ gia tăng nên từ tháng 12, chính sách tiền tệ đã bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt thông qua việc nâng các lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn.
      Hơn nữa, từ nửa cuối tháng 10/2009, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt cho vay chứng khoán nên trong thời gian tới, nguồn vốn đổ vào chứng khoán sẽ giảm xuống. Nhận định chung cho thấy, cầu trên TTCK đã và đang chịu tác động mạnh từ những điều chỉnh trên và dẫn tới tính thanh khoản của thị trường giảm sút.
      Thêm vào đó, việc Ủy ban Chứng khoán nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán không cho phép NĐT bán cổ phiếu trước thời hạn T+ 4 và cho vay để bán trong tháng 11/ 2009 tuy làm giảm thiểu rủi ro cho thị trường song cũng là nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản trên thị trường.

      Ngoài ra, thời gian qua, có không ít doanh nghiệp (DN) được hỗ trợ lãi suất 4%/năm có thời gian vay vốn dài hơn chu kỳ sử dụng vốn, cho nên khi kỳ hạn trả nợ ngân hàng chưa đến, DN dùng những đồng vốn với chi phí thấp đó để đầu tư vào các tài sản ngắn hạn.
      Trong bối cảnh TTCK là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, đã có không ít DN chọn cách sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đó để đầu tư vào TTCK. Thời hạn 31-12 đã rất cận kề - đây chính là thời điểm đáo hạn của các khoản vay (được hỗ trợ lãi suất 4%/năm) nên không ít DN đang dần rút vốn ra khỏi các kênh đầu tư, trong đó có TTCK.
      Mức độ ảnh hưởng của việc rút vốn ra khỏi TTCK của các DN sẽ phụ thuộc vào tổng lượng vốn đầu tư của họ nhưng theo nhận định của một số chuyên gia - đây không phải là con số nhỏ.

      Giảm đến mức nào?

      Câu hỏi được nhiều NĐT quan tâm hiện nay là VN - Index sẽ giảm đến mức nào? Đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời. Chính sự khó phán đoán của thị trường trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân khiến nhiều NĐT dừng mua bán.
      Tuy nhiên, trong những phiên gần đây, hiện tượng lệnh mua chặn ở mức giá sàn đã được đưa ra không ít. Điều này cho thấy, vẫn có đối tượng gom hàng, nhưng chỉ chấp nhận mua với giá rẻ và đang chờ đợi để có thể mua rẻ hơn nữa. Do đó, khi thị trường tiếp tục xuống thấp, sẽ vẫn có người mua và đây chính là sức cản để thị trường không xuống quá sâu…
      Bên cạnh đó, theo nhận định của một số chuyên gia - xét qua tình hình kinh tế vĩ mô, TTCK cũng đang được nâng đỡ bởi một số yếu tố tích cực để khó có thể giảm sâu hơn đó là: Các DN bắt đầu công bố lợi nhuận 11 tháng và số ước của cả năm.
      Dự kiến sẽ có nhiều DN hoạt động trên các lĩnh vực vật liệu xây dựng, bất động sản, tài chính, ngân hàng... đạt doanh thu và lợi nhuận cao.
      Bên cạnh đó, nhiều DN đã có nghị quyết chia tách cổ phiếu với tỷ lệ từ 50% -100% sẽ kích thích các NĐT mua vào để hưởng quyền lợi, kéo theo nhóm cổ phiếu đó tăng giá, giúp thị trường giữ được mặt bằng ổn định.

      Ngoài ra, việc Chính phủ vừa có động thái nhằm chấn chỉnh đối với sàn vàng và đang chuẩn bị giải pháp quản lý chặt hoạt động của các sàn vàng và giá vàng thế giới đang ở ngưỡng cao đầy rủi ro thì nhiều nhà đầu cơ sẽ rút dần "lực lượng" để chuyển sang TTCK chờ cơ hội mua cổ phiếu giá rẻ, làm cho sức mua sẽ tăng dần lên...


    11. #11
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Chủ nhật, 13/12/2009

      Còn tiền là còn cơ hội


      [IMG]http://******************.vn/images/tintuc/20091212103525a-t21.jpg[/IMG]
      Thị trường đã xuống những ngưỡng điểm mà những nhà đầu tư “tham lam” bắt đầu giải ngân dần dần


      Xin nói ngay, nguyên tắc cắt lỗ và bài toán vốn được đề cập trong bài viết này không phải do tác giả nghĩ ra và cũng không phải là vấn đề mới mẻ, đây là nguyên tắc đầu tiên mà bất cứ khóa đào tạo chứng khoán cơ bản nào cũng nói đến.


      Lúc này có lẽ nhắc đến nguyên tắc cắt lỗ là hơi muộn, vì thời điểm cắt lỗ tốt nhất đã qua. Thị trường đã xuống những ngưỡng điểm mà những nhà đầu tư “tham lam” bắt đầu giải ngân dần dần, trong khi “sự sợ hãi” dường như cũng sắp bão hòa. Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng, cắt lỗ là một nguyên tắc cơ bản mà đã tham gia đầu tư chứng khoán chúng ta đều phải nằm lòng và việc tuân thủ nguyên tắc này luôn mang lại lợi ích lớn cho mỗi nhà đầu tư. Vì vậy, luôn nhắc nhau chấp hành nguyên tắc này cũng là việc làm cần thiết và có giá trị ở mọi thời điểm.

      Nguyên tắc cắt lỗ rất đơn giản: khi mua bất cứ cổ phiếu nào chúng ta nên xác định ngay mức thua lỗ có thể chấp nhận và bán ngay khi giá cổ phiếu giảm qua mức chấp nhận này. Loeb là một nhà đầu tư rất thành công và ông khuyên chúng ta nên cắt giảm mọi thua lỗ càng sớm càng tốt. Cũng theo Loeb, 10% là một quy tắc cắt giảm thua lỗ hợp lý đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Bài toán vốn như bảng dưới chỉ ra cho chúng ta thấy: càng cắt lỗ sớm chúng ta càng có cơ hội kiếm lại khoản tiền đã mất.
      Khi cắt lỗ ở mức 10%, với số tiền còn lại chúng ta chỉ cần tìm được những cơ hội đầu tư có mức sinh lời 11,1% là bù đắp được phần vốn đã mất. Nhưng với mức thua lỗ 50% thì chúng ta cần tìm kiếm những cơ hội đầu tư có mức sinh lời là 100% và tệ hơn nữa là với mức thua lỗ 70% thì chúng ta cần tìm được những cơ hội đầu tư sinh lời 233,3%. Việc tìm kiếm những cơ hội sinh lời lớn như vậy khó khăn hơn rất nhiều việc tìm kiếm những cơ hội sinh lời 11,1%.

      Nguyên tắc cắt lỗ đơn giản và hiệu quả như vậy nhưng tại sao rất nhiều nhà đầu tư không thực hiện được?. Vấn đề khó khăn ở đây là việc nhiều nhà đầu tư không quen chấp nhận thất bại. Khi chúng ta mua một cổ phiếu, chúng ta luôn hy vọng và tin tưởng vào việc cổ phiếu sẽ lên giá cao hơn. Khi cổ phiếu giảm giá đến mức cần cắt lỗ thì chúng ta thấy xót xa và thật khó khăn khi bán cổ phiếu đó và chấp nhận thua lỗ. Nhà đầu tư luôn hy vọng cổ phiếu đó sẽ tăng giá trở lại và họ sẽ chờ bán ở giá cao hơn. Khi cổ phiếu tiếp tục giảm giá thì nhà đầu tư càng khó khăn trong việc chấp nhận mức thua lỗ lớn hơn và càng nhiều hy vọng vào việc cổ phiếu sẽ quay đầu tăng giá trở lại. Ở đây, bản thân khoản lỗ bằng tiền không phải là vấn đề, chính việc chấp nhận một khoản lỗ về mặt tinh thần mới là quan trọng.

      Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, với việc giao dịch T+4, nếu chúng ta mua sai, khi có thể bán được cổ phiếu thì mức thua lỗ đã lên đến 10 - 15%, cá biệt có trường hợp lên đến gần 30%. Đó là lúc chúng ta phải đấu tranh rất nhiều giữa việc chấp hành nguyên tắc và việc chấp nhận một con số lỗ thực tế cao như vậy. Bản thân tác giả nhiều khi cũng không chiến thắng nổi mình, nên kinh nghiệm thực tế rút ra là các nhà đầu tư nhỏ nên dán bảng công thức vốn cạnh bàn làm việc để luôn nhắc nhở mình.
      Trên thị trường có một câu nói xưa như trái đất: còn tiền là còn cơ hội. Nhưng rõ ràng rằng, nói thì dễ còn làm theo lại không hề đơn giản.

    12. #12
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      227
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      oh,thật tuyệt.cảm ơn bác nhiều nắm.tấm gương thật đáng giá để noi theo.như vậy nước ta mới phát triển được chứ.mong sẽ có thật nhiều, thật nhiều tấm gương như vậy.




    13. #13
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      92
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi VN1000 Xem bài viết
      Thị trường chứng khoán: Thử thách nhà đầu tư







      Ngoài ra, thời gian qua, có không ít doanh nghiệp (DN) được hỗ trợ lãi suất 4%/năm có thời gian vay vốn dài hơn chu kỳ sử dụng vốn, cho nên khi kỳ hạn trả nợ ngân hàng chưa đến, DN dùng những đồng vốn với chi phí thấp đó để đầu tư vào các tài sản ngắn hạn.
      Trong bối cảnh TTCK là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, đã có không ít DN chọn cách sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đó để đầu tư vào TTCK. Thời hạn 31-12 đã rất cận kề - đây chính là thời điểm đáo hạn của các khoản vay (được hỗtrợ lãi suất 4%/năm) nên không ít DN đang dần rút vốn ra khỏi các kênh đầu tư, trong đó có TTCK.




      Dòng in đậm trên là không đúng đâu bác .Bác xem bài viết dưới đây
      http://www.thanhnien.com.vn/news/Pag...212104701.aspx
      Giá chứng khoán rơi như vậy do nhiều yếu tố. Ngoài những yếu tố như đòn bẩy tài chính, sự chi phối của các “cá mập” (mà Báo Thanh Niên đã có những bài phản ánh rất hay), các tin đồn, sự hoảng loạn của các nhà đầu tư trong nước (trong khi Tây mua, ta lại bán)... còn có một yếu tố rất quan trọng, mà chủ yếu lại do một số công ty chứng khoán đã vô tình hoặc cố ý đưa ra, đó là thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi hết số vốn cho vay hỗ trợ lãi suất trước thời hạn 31.12.2009. Thông tin này là không đúng, bởi việc cấp bù lãi suất 4% cho vay vốn lưu động trong thời gian 8 tháng, tính từ 1.4.2009 đến hết ngày 31.12.2009, được hiểu như sau:
      - Thời hạn vay vốn lưu động (vốn ngắn hạn) dưới 1 năm;
      - Thời hạn ký hợp đồng và giải ngân có giá trị trong thời gian từ 1.4 đến ngày 31.12.2009, chứ không phải là phải hoàn trả trước 31.12.2009;
      - Từ nay đến hết 31.12.2009 vẫn có những hợp đồng cho vay và giải ngân tiếp các khoản vay vốn lưu động có hỗ trợ lãi suất theo hợp đồng đã ký, việc ký hợp đồng mới chỉ dừng lại từ sau ngày 31.12.2009;
      - Việc hoàn trả vốn vay lưu động có hỗ trợ lãi suất được thực hiện theo hợp đồng vay đã ký giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại từ 1.4.2009 (thường có thời hạn dưới 1 năm), do đó việc hoàn trả số vốn vay sau 1.4.2009 mà có kỳ hạn trên 8 tháng sẽ diễn ra từ đầu năm tới, và về mặt lý thuyết là trước tháng 8 sang năm; nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều hoàn trả vào một thời điểm mà tùy theo thời hạn đã ký trên hợp đồng;
      - Việc cho vay (ký hợp đồng và giải ngân) vốn lưu động có hỗ trợ lãi suất kết thúc trước 31.12.2009, nhưng vốn cho nông dân vay mua máy móc và cho các doanh nghiệp vay đầu tư trung-dài hạn được cấp bù lãi suất vẫn được tiếp tục, tuy lãi suất hỗ trợ thấp hơn, đối tượng thu hẹp hơn so với quyết định trước và sẽ được quyết định chính thức trong tháng 12 này.
      Last edited by anbinh3; 13-12-2009 at 08:24 PM.

    14. #14
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Thứ hai, 14/12/2009

      Vì sao chứng khoán Việt Nam ngược dòng thế giới?

      Bất chấp sắc xanh phủ ngập trên các bảng điện tử của TTCK thế giới, TTCK Việt Nam lấy gam màu đỏ làm nốt nhạc chủ đạo cho mình để duy trì sự khác biệt tạo nên bản sắc riêng.

      Thị trường điều chỉnh mạnh với hơn 100 mã giảm sàn/phiên khi Vn-Index lần lượt xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ vào đầu tháng 12. So với đỉnh tháng 10, VN-Index đã giảm 35%. Cổ phiếu bất kể tốt hay xấu đều được giao dịch ở các mức giá sàn và gần sàn.
      Một tuần giao dịch kém của TTCK Việt Nam. Một vài nỗ lực bắt đáy cũng không chặn được đà giảm điểm của TTCK. Có lẽ lúc này câu hỏi đáy ở đâu sẽ không còn trong ý nghĩ của các NĐT nữa.

      Dường như đã có một sự buông xuôi. Số lượng NĐT tới sàn cũng thưa thớt hẳn. Các cổ phiếu dù đã giảm về mức giá rất hấp dẫn nhưng không có sức cầu. Một số cổ phiếu thì bị giảm sàn một cách gượng ép (Khối lượng đặt bán dù rất ít nhưng vẫn đóng cửa ở mức giá sàn).

      Câu chuyện về thị trường lúc này đối với các NĐT là thị trường sẽ rớt về 300 điểm hay 235 điểm là câu chuyện phổ biến trên các sàn giao dịch. Một số khác cố gắng lạc quan hơn về mốc 400 điểm của thị trường. Dòng tiền lớn vẫn thờ ơ đứng ngoài thị trường trong suốt những phiên giao dịch vừa qua.

      Thị trường dường như đang lập lại kịch bản của những ngày cuối năm 2008, khi mà chỉ số VN-Index tiếp tục hành trình tìm những mốc đáy mới thấp hơn với nhưng sự hỗ trợ yếu ớt từ sức cầu của một nhóm NĐT ra sức bình quân giá vốn và tiếp tục dò đáy thị trường.
      Theo nhìn nhận của CTCP Chứng khoán Vincom, có nhiều lý do để giải thích điều này:

      Thứ nhất, Các NĐT lớn lo ngại về kinh tế vĩ mô của Việt Nam và họ ngần ngại trong việc giải ngân.

      Thứ hai, Đây là thời điểm cuối năm, thời điểm mà nhiều khối tự doanh của các CTCK, tổ chức tài chính nội sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ sau một năm dài tăng trưởng đã không có nhiều động lực tham gia giải ngân vào giai đoạn này, trừ các tổ chức ngoại tham gia và mua bán theo các mục tiêu đã định sẵn.

      Thứ ba, Các NĐT nhỏ dường như đã hết tiền sau giai đoạn sụt giảm vừa qua. Số còn tiền thì cũng rút ra gửi vào hệ thống ngân hàng để hưởng tiết kiệm với mức lãi suất đã lên tới 10,49%.

      Kinh tế vĩ mô năm 2010 - Hướng tới sự ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn

      Những yếu tố gây mất cân đối vĩ mô trong thời gian qua được nói tới nhiều là tỷ lệ nhập siêu, sự phá giá của tiền đồng và nguy cơ lạm phát trong những năm tiếp theo do sự mở rộng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá thong qua gói kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm 2009.

      Thứ nhất, Tỷ lệ nhập siêu ở Việt Nam bắt đầu có xu hướng gia tăng trong những tháng gần đây bắt đầu với sự phục hồi của nền kinh tế. Điều này làm gia tăng áp lực cầu với USD trong những tháng gần đây, cùng với đó là tâm lý chuộng vàng và đô la khi người dân đánh mất niềm tin vào tiền đồng đã làm cho tình trang khan hiếm ngoại tệ trở lên trầm trọng.

      Thứ hai, Gói kích thích kinh tế của chính phủ đã phát huy hiệu quả rất tích cực giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi trở lại nhất là đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng xuất khẩu âm kể từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế nếu trừ đi giá trị xuất khẩu vàng trong những tháng đầu năm. Nhưng gói kích thích này cũng để lại những hậu quả tiêu cực khi mà sự chi tiêu của chính phủ phình to ra nhưng tổng thu lại không thể tăng tương ứng dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách tới mức đáng báo động lên tới 9-10%/GDP.

      Thứ ba, Tốc độ tăng trưởng tín dụng nội địa theo một số nguồn tin không chính thức đã lên tới 40% trong năm nay. Điều này tạo ra nguy cơ lạm phát sang năm 2010. Và qua đó có thể gây lên tình trạng bất ổn định kinh tế vĩ mô như năm 2008 nếu chính phủ lại một lần nữa mất khả năng kiểm soát tốc độ tăng trưởng của lạm phát.

      Với những tín hiệu phát đi vào những tháng cuối năm 2009, chính phủ đã phát đi những tín hiệu rõ ràng trong việc thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá thắt chặt trong năm tới nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế, tài chính mà quốc hội đề ra năm 2010. Chính phủ đã chuyển từ mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá sang mục tiêu ổn định các yếu tố làm mất cân đối nền kinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự tăng trưởng trong dài hạn. Nhiều khả năng, chính phủ sẽ thực hiện quyết liệt giải pháp kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng nội địa trong năm 2010 và khả năng sẽ cố gắng đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng nội địa năm 2010 về mốc 25%.

      Ngoài ra có thể thấy kế hoạch ngân sách năm 2010 của chính phủ mặc đã có sự điều chỉnh lớn so với năm 2009 mặc dù vẫn tương đối mở rộng. Mức thâm hụt ngân sách được quốc hội phê duyệt năm 2010 là không vượt quá 6,2% GDP. Đây là những biện pháp cần thiết của chính phủ nhằm duy trì sự ổn định của nền kinh tế trong năm 2010. Hai chính sách vừa mới ban hành cuối tháng 11 đã phần nào hạ bớt sự căng thẳng của thị trường ngoại hối và giảm bớt tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hai tháng còn lại của năm 2010.

      Mặc dù hiện tại sự thiếu thanh khoản tiền đồng trong hệ thống ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục căng thẳng trong thời gian gần đây nhưng chúng tôi cho rằng NHNN có khả năng sẽ tăng lãi suất cơ bản lên mức 9% vào mùa xuân. Qua đó có thể giúp cải thiện tình hình trên. Việc tăng lãi suất cơ bản có thể làm gia tăng chi phí lãi vaycủa các doanh nghiệp. Nhưng chỉ cần tỷ lệ này thấp hơn mức 15%/1năm thì đó vẫn là con số chấp nhận được với các doanh nghiệp và qua đó có thể loại bớt các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả ra khỏi nền kinh tế.

      Thời kỳ tăng trưởng nhờ chi phí nguyên vật liệu và chi phí sử dụng vốn thấp đã qua và sự phát triển lúc này là sự tăng trưởng nhờ sự tăng doanh số bán hàng (cả doanh thu và chi phí đều tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu).

      TTCK Việt Nam - Phòng tuyến thủ cuối cùng theo mô hình TTCK Nhật bản - Hy vọng cuối cùng cho các nhà đầu tư Việt Nam.

      TTCK Nhật Bản sau khi đạt mốc đỉnh ở mức 10.766 điểm vào ngày 30/08/2009 cũng đã bước vào chu kỳ điều chỉnh rất mạnh bất chấp sắc xanh của TTCK thế giới lúc đó. Thời điểm đó các NĐT đã dấy lên mối lo ngại nền kinh tế Nhật bước vào chu kỳ giảm phát. Trên đồ thị phân tích kỹ thuật thị trường chỉ số NIKK 225 đã đi xuống cả dưới đường MA (200) ngày và báo hiệu một sự suy thoái kéo dài.

      Đúng vào lúc tuyệt vọng nhất thì thị trường bất ngờ bật dậy và tăng mạnh mẽ tới thời điểm hiện tại. Điểm đặc biệt là tại thời điểm đó NIKK 225 cũng rớt về đúng vùng đáy tại thời điểm điều chính tháng 6 trước đó. Trên đồ thị có thể thấy rằng thị trường cũng có một đợt ‘‘Bull trap’’ thứ 2 rồi đi ngang và tiếp tục rơi về mốc 9.000 điểm.

      Quan sát trên đồ thị phân tích kỹ thuật VincomSC thấy một điều tương tự đang xảy ra với TTCK Việt Nam. Nếu vậy mốc 410 có lẽ là tuyến phòng thủ cuối cùng của thị trường trong tuần tới mà các nhà đầu tư có thể đặt hy vọng vào sự tăng giá trở lại của thị trường đê không phải chứng khiến sự suy thoái kéo dài như những tháng đầu năm 2009.

    15. #15
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      VNI 430-470: Cơ hội hấp dẫn để giải ngân

      Nếu không tính các công ty có phát hành thêm cổ phiếu, hiện có ít nhất hai mã cổ phiếu mà thị giá hiện tại ở mức thấp nhất trong vòng một năm qua.
      Trong khi đó, chỉ số VN-Index hiện ở trong vùng giảm giá từ 38,2 tới 50% so với đỉnh 633 điểm ngày 23/10 vừa qua. Hầu hết các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm đều cho rằng, hiện đang là thời điểm tốt cho đầu tư trung và dài hạn.

      Trưởng ban kiểm soát công ty P. đăng ký mua 500 cổ phiếu và đã thực hiện mua ngay ngày 8/12, khi cổ phiếu này đo sàn. Đến cuối tuần qua 11/12, cổ phiếu này tiếp tục đo sàn ba phiên. Ngày 10/12, có tin thành viên hội đồng quản trị công ty L. đăng ký mua 10.000 cổ phiếu khi mà cổ phiếu này đã mất 30% giá trị trong đợt suy giảm đang diễn ra.
      Trước đó, thật hiếm hoi các thông tin cổ đông nội bộ đăng ký mua, chỉ thấy đăng ký bán. Cùng ngày 8/12, một công ty chứng khoán đăng ký bán trên 50.000 cổ phiếu V, nhưng thời gian đăng ký bán kéo dài đến tháng 6/2010. “Điều đó hàm ý ông đăng ký để đó thôi, nếu rẻ như hiện nay thì ông không bán”, một nhà đầu tư bình luận khi đọc tin này.
      Cổ đông nội bộ mua hay bán, là một trong những chỉ báo để nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu đó rẻ hay đắt. Những sự kiện kể trên chứng tỏ giá nhiều cổ phiếu đã rơi vào vùng hấp dẫn đối với các cổ đông nội bộ – những người nắm rõ thực chất hoạt động công ty.

      Dựa trên số liệu tính đến ngày 11/12, trên sàn Tp.HCM hiện ít mã cổ phiếu có mức giảm thấp hơn mức trung bình của thị trường. Mức giảm chưa tới 23,6% hiện nay có các mã như VIC, MAFPF1, OPC, REE, SSC, FPT. Trong đó đáng chú ý là mã VIC, do mã này dù có chia tách, nhưng thị giá hiện nay vẫn giảm ít hơn. Điều đáng nói hơn là mã này có mức độ tăng hơn 300% tính từ mức đáy chung của thị trường ngày 24/2 là 235 điểm. Nhóm cổ phiếu có mức suy giảm chung với thị trường ước khoảng 22 cổ phiếu. Đông nhất là nhóm có mức suy giảm trên 50%, với trên 65 cổ phiếu. Cá biệt là hai cổ phiếu FBT và FPC với thị giá hiện nay thấp nhất trong vòng một năm qua.

      Thị trường dao động mạnh

      Thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 11 tháng qua chuyển nhanh từ thái cực này sang thái cực khác. Điểm cực của bi quan vào ngày 24/.2 khi thị trường xác lập mức đáy là 235 điểm để rồi tám tháng sau thị trường đạt cực điểm của lạc quan, với đỉnh VN-Index là 633 điểm. Tuy mức độ dao động của VN-Index kể từ đáy tới đỉnh là 260% thì thị trường có không ít cổ phiếu có dao động vượt con số này.

      Chẳng hạn như người mua cổ phiếu TS4 vào lúc đáy và bán ra đúng đỉnh, sẽ đạt lợi nhuận một vốn 10 lời. Khá nhiều cổ phiếu đã tăng hơn 400% kể từ mức đáy như NTL, REE, SSI, TCM. Thậm chí cổ phiếu lỗ ba quý liên tiếp như TRI cũng có mức tăng 400%.

      Khó thể phủ nhận vai trò của giải pháp kích cầu như mồi lửa châm ngòi tăng giá cho thị trường hồi cuối tháng 2. Và việc chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, tất yếu, có vai trò nhất định để nhà đầu tư thức tỉnh, đánh giá lại thị trường. Bên cạnh đó, tâm lý đầu tư chẳng khác con tàu bị rung lắc sau các đợt biến động thị trường vàng và ngoại hối. Hai con sóng này đã cuốn đi những mù mờ che lấp sự bất ổn của kinh tế vĩ mô.

      Theo phân tích của công ty chứng khoán FPTS, thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, vượt ngoài cả những dự báo bi quan nhất. “Đa số các cổ phiếu đều tiếp tục diễn biến theo chiều hướng giảm giá và đi kèm với đó là sự sụt giảm của thanh khoản”, báo cáo nhận định tuần từ 4 tới 12/12 của công ty FPTS ghi rõ.

      Bên cạnh ngòi thuốc kích cầu, các biện pháp hỗ trợ thị trường của các công ty chứng khoán, ngân hàng trong thời gian qua khiến cho dòng tiền chảy vào thị trường càng mạnh. Trong giai đoạn cao trào vừa qua, thanh khoản ở hai thị trường nằm ở mức 3 – 4 ngàn tỉ đồng mỗi phiên giao dịch. Trong đó, một phần nhờ vào việc cho vay cầm cố. Khi chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt hơn, các công ty chứng khoán bắt đầu ngưng cho vay, khiến cho thanh khoản vốn đã giảm lại càng thêm giảm.

      Cộng thêm vào đó là mối lo giải chấp khi thị trường tiếp tục giảm điểm. Đã có cảnh báo sẽ có làn sóng bán tháo cổ phiếu nếu Vn-Index về mức 420 điểm. Chính vì vậy mà không ít nhà đầu tư bán vội khi thị trường xuống thấp hơn 450 điểm.

      Theo chuyên gia Fiachra Mac Cana của công ty chứng khoán TP.HCM, hầu hết các mã cổ phiếu trên thị trường chịu ảnh hưởng của áp lực bán ra cổ phiếu thế chấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới áp lực bán ra cổ phiếu hiện tại như: các ngân hàng thu hồi nợ, các công ty chứng khoán giảm tỷ lệ cho vay cổ phiếu. Yếu tố sau ảnh hưởng tới yếu tố trước và dĩ nhiên là khi giá cổ phiếu giảm thì sẽ càng có nhiều cổ phiếu thế chấp bị bán ra. Việc này có thể kéo dài trong hai tuần nữa. Như vậy, có thể trước mắt sẽ không có cơ hội cho lướt sóng.

      Hấp dẫn cho trung và dài hạn

      Trong khi các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn lo sốt vó trước làn sóng bán giải chấp, thì ngay từ cuối tháng 11, đã có những khuyến cáo đầu tư trung và dài hạn dùng nguồn vốn tự có do giá nhiều mã cổ phiếu đã vào vùng hấp dẫn.
      Nếu thị trường tiếp tục giảm dưới 400 điểm, có hơn 40 cổ phiếu có khả năng quay về vùng đáy của hồi tháng 2/2009. Chính vì vậy mà các nhà phân tích của công ty chứng khoán FPTS cho rằng, với các nhà đầu tư trung và dài hạn, đây là cơ hội giải ngân do rất nhiều cổ phiếu được thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực.
      Trong một cuộc giao lưu trực tuyến cuối tuần qua, ông Vũ Hữu Điền, trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư công ty quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng, giá cổ phiếu đã rơi xuống mức tương đối hấp dẫn để đầu tư trung và dài hạn. Nếu P/E năm 2009 là 11,5 lần, thì P/E năm 2010 chỉ khoảng 10,5, tương đối hấp dẫn đề đầu tư trung và dài hạn. Theo ông Điền, có thể đầu tư vào những ngành hàng tiêu dùng trong nước, ngân hàng, bất động sản.
      Ông Nguyễn Quang Bảo, phó tổng giám đốc công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng cho rằng, với việc suy giảm mạnh của thị trường trong hai tháng vừa qua, các chỉ số tài chính của nhiều công ty niêm yết đã ở mức rất hấp dẫn. Có thể bỏ vốn vào những doanh nghiệp có mức sinh lợi gần tương đương với lãi suất tiết kiệm. Cổ tức tính trên thị giá ổn định từ 12 – 15%/năm, công ty đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 20 – 25%/năm... thì với mức P/B từ 1,2 – 1,5 lần là có thể đầu tư được.

      Điều kiện cần và đủ để chơi chứng làm giàu: 1 cái đầu lạnh, 1 bầu máu nóng, 1 cơ hội ( đang có), 1 lưng vốn và 2 cái đòn bẩy.

    16. #16
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức mẫu mực ở Hà Nội, sau khi tốt nghiệp ĐH Tổng hợp khoa Vật lý, kỹ sư Đỗ Quang Hiển về công tác tại Đài Phát Thanh Hà Nội. Chưa đầy 3 năm sau, ông chuyển sang làm tại Công ty Điện tử Hà Nội rồi Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Cứ ngỡ kỹ sư Đỗ Quang Hiển sẽ gắn cả đời mình với công việc ở Viện nghiên cứu vì ở đó môi trường làm việc phù hợp với năng lực và hoàn cảnh gia đình. Tình cờ do cơ quan phân công, ông có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thị trường, và rồi ngẫu nhiên, sự sôi động trong kinh doanh đã cuốn hút ông và trở thành niềm đam mê thấm trong từng huyết quản từ lúc nào không rõ.

      Có tín với bạn hàng, lại được đối tác và bạn bè khích lệ, ông quyết định “dấn thân” vào kinh doanh, mạnh dạn nhận làm đại lý độc quyền cho một số hãng điện tử nổi tiếng như Panasonic, National, Mitsubishi… Những năm làm đại lý cho các hãng điện tử tên tuổi, Đỗ Quang Hiển đã tích lũy cho mình được những kinh nghiệm về thị trường và một hệ thống phân phối rộng khắp mà nhiều người mơ ước. Năm 1993 được coi là bước ngoặt lớn trong cuộc đời, ông xin ra khỏi biên chế nhà nước, thành lập Công ty TNHH T&T hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. Bằng sự nhanh nhạy, linh hoạt, chịu khó tìm tòi học hỏi và những trải nghiệm trong thực tế, kỹ sư Đỗ Quang Hiển đã từng bước đưa T&T vượt qua khó khăn của những ngày đầu khởi nghiệp và khẳng định uy tín trên thương trường.

      Hồi những năm 1995-1996, sản phẩm của ông được xếp vào diện bán chạy trên thị trường với doanh thu rất cao, thị phần tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Ông như người đi trong mơ với kết quả đạt được khá ấn tượng này. Thừa thắng xông lên, bầu Hiển đặt lệnh đưa hàng về chất đầy kho. Thế nhưng thương vụ năm ấy, bầu Hiển tổn thất nặng do bị hàng lậu cạnh tranh. Số nợ lên tới gần 40 tỷ đồng, gồm 7 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu và trên 30 tỷ đồng nằm trong kho. Ngân hàng thúc nợ, cơ quan thuế phát lệnh truy thu, bầu Hiển rơi vào tình cảnh khó khăn chưa từng có. Lúc bấy giờ, ông mới giật mình nhìn lại xung quanh chẳng có ai gánh hộ món nợ và có thể chung tay cùng ông vượt qua giai đoạn khó khăn.

      "Tôi đã nói với anh em rằng, tôi là kẻ thất bại và khó khăn mình tôi sẽ gánh chịu chịu. Tôi đã quyết định sai, tôi sẽ là người đứng ra gánh vác trách nhiệm", ông nói. Bầu Hiển đau đớn quyết định "giải phóng" nhân viên giỏi sang làm việc ở đơn vị khác vì không muốn họ vì mình mà lỡ dở sự nghiệp. Những người còn lại ông động viên cùng mình vượt qua khó khăn và ông hứa sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp cho họ và gia đình. Lời hứa của ông đã mang lại giá trị, sau khoảng một năm lăn lộn ra thị trường, cùng bán hàng và chào sản phẩm ở khắp mọi nơi, bầu Hiển đã bước đầu "gỡ" được vốn. Lượng hàng tồn trong kho được giải phóng và ông cũng dần lấy lại được thị phần. "Quả là khi ấy tôi thấm thía được thế nào là nỗi cơ cực của kẻ bị thúc nợ", bầu Hiển tâm sự.

      Cũng chính lúc khó khăn nhất, bầu Hiển hiểu rằng nếu chỉ kinh doanh thương mại thuần túy, làm đại lý cho nước ngoài, rủi ro cao và ông sẽ mãi chỉ là người phân phối sản phẩm, gia công và mượn thương hiệu của người khác. Chẳng có cái gì là của riêng ông và làm lên giá trị của chính mình.
      Năm 1998, bầu Hiển quyết định đầu tư sang lĩnh vực lắp ráp xe máy. Khi quyết định chuyển hướng kinh doanh, ông nhận thấy xe máy là thị trường tiềm năng mà chưa có doanh nghiệp nào tham gia. Xe máy lúc bấy giờ cũng là phương tiện mơ ước của nhiều người. Nghĩ là làm, năm 2000, nhà máy sản xuất động cơ xe máy T&T Hưng Yên ra đời với số vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD. Đến năm 2003 chiếc xe máy đầu tiên mang thương hiệu Việt ra mắt thị trường, với tỷ lệ nội địa hóa đến 90% và giá rẻ bằng 1/3 sản phẩm ngoại.

      Xe máy mang hiệu T&T ra đời đã nhanh chóng nhận được sự cảm tình của và trở thành phương tiện phục vụ đời sống của người dân VN tại các vùng nông thôn. T&T cũng tiến hành xuất khẩu sang các nước Nam Mỹ và châu Phi đạt kim ngạch 5 triệu USD mỗi năm. T&T còn có thế mạnh trong các sản phẩm khác như điều hòa không khí Kamikaze, điện thoại di động Bird. Điều hòa Kamikake (Gió thần) hiện đang chiếm 20% thị phần miền Bắc và phát triển tại Nam Bộ và miền Trung.

      Năm 2005, T&T chuyển sang lĩnh vực tài chính theo đúng mô hình phát triển của một tập đoàn như góp vốn đầu tư ngân hàng, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Bảo hiểm, mở công ty bất động sản.
      Khi sự nghiệp kinh doanh đã đạt được độ chín, ông mới quyết định theo đuổi niềm đam mê từ nhỏ của mình ở bộ môn bóng đá. Ông đặt tham vọng xây dựng một nền công nghiệp bóng đá tại Việt Nam.
      Ông sôi nổi nói về lần gặp cầu thủ bóng đá đội Thể Công - Triệu Quang Hà cách đây 5 năm. Hai người rất tâm đắc với ý tưởng thành lập một câu lạc bộ bóng đá. Ít lâu sau, Câu lạc bộ bóng đá mang tên T&T VN ra đời đi từ hạng 3 rồi dần dần lên hạng nhất rồi lọt vào V-League. Khi ấy, nhiều người hỏi ông sao không mua ngay một câu lạc bộ bóng đá danh tiếng, ông chỉ mỉm cười. Không có cái gì vinh quang hơn bằng chính công sức mà mình bỏ ra.

      Sau gần 5 năm nhảy sang lĩnh vực bóng đá, số tiền bầu Hiển đã chi mà chưa thu lại được một đồng nào đã lên tới 70 tỷ đồng. Mỗi lần xuất chi, kế toán sốt ruột lắm. "Và tôi cũng hiểu rằng, nếu không có niềm đam mê thì không làm được bóng đá. Hay nói cách khác là làm bóng đá khó hơn kinh doanh. Bạn biết không, tôi đã được hưởng niềm vui chiến thắng của một nhà vô định. Cảm giác khó tả và không thể mua được bằng tiền và chẳng kém gì khi mình gặt hái được thành công trong kinh doanh", ông nói.

      Theo ông, trong kinh doanh cũng như bóng đá nếu muốn thành công, ngoài niềm đam mê còn phải có mục tiêu rõ ràng. Bầu Hiển thừa nhận trong bóng đá, ông mới thành công một nửa. Khi nào bóng đá chưa mang lại nguồn thu tức là chưa thành công. Và giống như bao doanh nhân khác, bầu Hiển cũng có một khát vọng là ước mơ trở thành người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú của thế giới. "Đây là khát vọng và niềm tự hào dân tộc mà tôi tin bất cứ doanh nhân nào cũng mong muốn đạt được và đang phấn đấu để thành công", bầu Hiển nói.
      Tập đoàn T&T được thành lập năm 1993, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề: Với hơn 10 công ty thành viên, 3 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 nhà máy sản xuất với qui mô lớn và hiện đại, với hơn 20 dự án đầu tư tài chính tại các ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa xe hai bánh và ba bánh gắn máy; Kinh doanh, môi giới, đầu tư các dự án về Bất động sản; Thăm dò, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản; Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công cộng, giao thông thủy lợi; Đầu tư tài chính; Kinh doanh, môi giới, đầu tư Bất động sản. Sản xuất các loại ống nhựa công nghiệp cao cấp...
      Từ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, sản xuất, lắp ráp xe máy, T&T đã trở thành một tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, tài chính, bất động sản, thể thao với nguồn vốn trên 5.000 tỷ đồng và hàng nghìn lao động. Đánh giá của Công ty Vietnam Report thì tập đoàn T&T hiện xếp thứ 32 trong Top 500 DN lớn nhất VN.


      Tập đoàn T&T được thành lập năm 1993, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề: Với hơn 10 công ty thành viên, 3 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 nhà máy sản xuất với qui mô lớn và hiện đại, với hơn 20 dự án đầu tư tài chính tại các ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa xe hai bánh và ba bánh gắn máy; Kinh doanh, môi giới, đầu tư các dự án về Bất động sản; Thăm dò, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản; Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công cộng, giao thông thủy lợi; Đầu tư tài chính; Kinh doanh, môi giới, đầu tư Bất động sản. Sản xuất các loại ống nhựa công nghiệp cao cấp...
      Từ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, sản xuất, lắp ráp xe máy, T&T đã trở thành một tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, tài chính, bất động sản, thể thao với nguồn vốn trên 5.000 tỷ đồng và hàng nghìn lao động. Đánh giá của Công ty Vietnam Report thì tập đoàn T&T hiện xếp thứ 32 trong Top 500 DN lớn nhất VN.

    17. #17
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Gương sáng chứng nhân:

      Khát vọng tỷ đô

      Tin vào sự trợ giúp tới 70% của ông Trời, bầu Hiển âm thầm làm việc và thỉnh thoảng làm quả sốc, khi là thương vụ thành công trong kinh doanh, lúc vinh danh trên sân cỏ.

      Ông Đỗ Quang Hiển là Chủ tịch Tập đoàn T&T, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Ông không chỉ được biết đến với những thương vụ đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp, tài chính, bất động sản mà còn gây "ồn ào" trong đời sống bóng đá Việt mấy năm qua bởi sự mạnh tay chi tiền và có phần hơi... kỳ bí của mình. Chẳng biết từ khi nào, giới mê bóng đá gọi ông bằng cái tên đầy thân mật - bầu Hiển.

      Khát vọng của bầu Hiển là có tên trong danh sách tỷ phú đôla của thế giới. Ảnh: Hoàng Hà.

      Bầu Hiển lúc nào cũng tươm tất. Mọi người ấn tượng ông ở thái độ nhỏ nhẹ, bình tĩnh trong công việc, hầu như chưa bao giờ trên sân cỏ thấy ông phấn khích thái quá hay vung vãi ngôn từ. Chính vì cái kiểu "yêu thể thao" rất riêng này nên đôi lúc chẳng thể đoán nổi ông có máu bóng đá hay không.
      "Tôi không thích nói nhiều mà muốn khẳng định bằng việc làm", bầu Hiển tâm sự với VnExpress.net. Nếu để tự nói về mình, ông chỉ gói gọn một câu rằng đơn giản rằng: "Tôi là người may mắn và thành công đạt được có sự trợ giúp tới 70% của ông Trời. Vì lẽ này mà tôi không cho phép mình dừng lại. Bởi nếu dừng lại tức là tôi đã phụ công trời đất, phụ công những gì cuộc đời dành cho tôi", bầu Hiển nói.

      Theo ông, đã là kinh doanh, ai cũng mong đạt được mục đích, mà đích cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, có một cái khác lớn lao hơn, vượt trên tiền bạc và danh vọng mà nhiều doanh nhân cũng như ông đang phấn đấu không ngừng nghỉ, đó là giá trị thương hiệu, uy tín xã hội và niềm đam mê cá nhân.

      Ở cái tuổi đã đạt được độ chín về trải nghiệm, bầu Hiển được đánh giá là một trong số doanh nhân thành công. Thế nhưng, có một bầu Hiển khác mà ít ai biết đến đó là những thương vụ thất bại, đang đứng ở ngưỡng thành công lại ngập sâu trong nợ nần. Chính từ những thất bại này đã hình thành trong ông một quan điểm sống, quyết tâm thực hiện mục tiêu. Và cũng từ đây, bầu Hiển đã tìm cho mình một triết lý kinh doanh duy nhất là "cẩn thận không bao giờ thừa". Có nghĩa là không có ai đứng mãi ở vị trí dẫn đầu, và thành công không bao giờ là vĩnh cửu, nếu không có sự chuẩn bị, thất bại có thể ập đến bất cứ lúc nào.

    18. #18
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      9 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Hàn Quốc

      Thị trường chứng khoán bật tăng trở lại trong nửa đầu năm nay giúp nâng số lượng "siêu tỷ phú" cổ phiếu Hàn Quốc lên 9, tăng 4 người so với năm ngoái.

      Xếp vào hạng siêu tỷ phú là những người đang nắm trong tay trên 1.000 tỷ won cổ phiếu, tương đương gần 800 triệu USD.
      Khủng hoảng kinh tế, chính trị đã đem đến thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư Hàn Quốc, đặc biệt là những người giàu có. Quý 4 năm ngoái, tăng trưởng kinh tế nước này xuống dưới mức 0% lần đầu tiên trong vòng hơn một thập kỷ. Sự suy giảm giá trị của đồng won so với đôla Mỹ, cũng góp phần vào tổn thất thương mại của nước này.

      Ông chủ các tập đoàn lớn là những người phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất, điển hình là Chung Mong-Koo, chủ tịch Hyundai Heavy Industries với gần 1 tỷ USD bị cuốn trôi trong vòng chưa đầy 1 năm. Tài sản của 40 người giàu nhất Hàn Quốc năm nay chỉ đạt 27 tỷ USD, giảm 14 tỷ so với năm ngoái. Nếu như năm 2008 Hàn Quốc có 12 tỷ phú đôla thì nay con số này chỉ còn 5 người.
      Tuy nhiên, không ít người vẫn tiếp tục phất lên nhờ chứng khoán, nhờ tài đầu tư, cùng tầm nhìn và khả năng lãnh đạo kiệt xuất.

      1. Lee Kun-Hee
      Lee Kun-Hee là con trai thứ ba của Lee Byung-Chull - người sáng lập tập đoàn Samsung. Ảnh: Forbes.
      Theo thông tin trang Chaebol.com đăng tải hôm 1/7, người giàu nhất sàn chứng khoán Hàn Quốc là vị cựu chủ tịch tập đoàn Samsung, ông Lee Kun-Hee, với tổng giá trị cổ phiếu đang nắm giữ lên tới 3,125 nghìn tỷ won, tương đương 2,5 tỷ USD. Trong hơn hai thập kỷ gắn bó, ông đã đưa Samsung trở thành một trong những tập đoàn điện tử và dịch vụ cao cấp có tiếng nhất thế giới. Năm ngoái, sau khi bị phát hiện các tội danh tham nhũng và hối lộ, Lee Kun-Hee đã bị Tòa án Tối cao Seoul phạt 80 triệu USD cùng 3 năm tù treo. Tổng tài sản hiện nay của ông vào khoảng 2,9 tỷ USD, xếp thứ 314 thế giới.

      2. Chung Mong-Koo
      Chung Mong-Koo đã dẫn dắt Kia Motors trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới. Ảnh: Forbes.
      Thấp hơn một chút, đứng thứ 2 trong bản danh sách những người giàu nhất Hàn Quốc là ông Chung Mong-Koo, chủ tịch tập đoàn công nghiệp Hyundai, với số cổ phiếu trị giá 3,095 nghìn tỷ won (khoảng 2,4 tỷ USD). Năm 2000, Chung Mong-Koo đã giành quyền thừa kế toàn bộ số cổ phần, cùng quyền điều hành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Hàn Quốc từ bố, Chung Ju-Yung. Vào năm 2004, ông đã được chọn làm một trong những nhà quản lý tiêu biểu do tạp chí BusinessWeek bầu chọn. Tuy nhiên, cũng giống như Lee Kun-Hee, Chung Mong-Koo đã bị tố cáo dính líu tới tham ô, lừa đảo và hối lộ. Do gặp vấn đề về sức khỏe và tuổi tác, ông đã không phải chịu án tù 3 năm mà bị phạt 1 tỷ USD cho từ thiện cùng các hoạt động xã hội. Số tài sản 3,3 tỷ USD giúp Chung Mong-Koo và gia đình ông được xếp hạng 207 thế giới.

      3. Lee Myung-Hee
      Lee Myung-Hee là người đàn bà giàu có và thành công nhất Hàn Quốc. Ảnh: Forbes.
      Bà chủ tập đoàn bán lẻ Shinsegae, Lee Myung-Hee đang sở hữu 1,653 nghìn tỷ won (gần 1,3 tỷ USD). Bà cũng chính là em gái của người giàu nhất Hàn Quốc Lee Kun-Hee. Chuỗi siêu thị E-mart được xem như một trong những thành công nổi bật nhất của bà, cùng với hệ thống bán hàng Shinsegae, từng thuộc tập đoàn Samsung. Sau khi tách ra để trở thành một đơn vị kinh doanh riêng, Lee Myung-Hee đã dẫn dắt Shinsegae phát triển vượt bậc, chen chân vào thị trường Trung Quốc và sẽ sớm lọt vào 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Ước tính, tổng tài sản của bà đạt 1,8 tỷ USD, xếp hạng 557.

      4. Chung Mong-Joon
      Chung Mong-Joo có ảnh hưởng rất lớn đến chính trị Hàn Quốc và nền bóng đá thế giới. Ảnh: Forbes.
      Ông Chung Mong-Joon từng là phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc KFA. Chính trị gia này hiện là cổ đông lớn nhất của tập đoàn Công nghiệp nặng Hyundai với số cổ phiếu trị giá 1,638 nghìn tỷ won (1,29 tỷ USD). Ông cũng là chính trị gia giàu có nhất Hàn Quốc với 1,3 tỷ USD.
      5-6. Shin Dong-Joo và Shin Dong-Bin
      Shin Dong-Bin, doanh nhân giàu thứ 5 Hàn Quốc. Ảnh: Forbes.
      Hai người con trai của Chủ tịch tập đoàn Lotte Shin Kyuk-Ho, đang nắm giữ hai vị trí phó chủ tịch tập đoàn, với tổng giá trị cổ phiếu đạt 1,92 tỷ USD. Trong đó, người anh Shin Dong-Joo sở hữu 980 triệu USD, còn Shin Dong-Bin có 940 triệu USD. Tập đoàn Lotte Hàn Quốc hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, thực phẩm, hóa dầu, xây dựng, khu vui chơi giải trí. Tổng tài sản của hai người lên đến 2 tỷ USD.

      7. Koo Bon-Moo
      Koo Bon-Moo tuy thành đạt nhưng có một cuộc đời bất hạnh. Ảnh: Forbes.
      Trong số tài sản 1,45 tỷ USD, chủ tịch 64 tuổi của tập đoàn LG có trong tay 890 triệu USD cổ phiếu. Tập đoàn LG của ông có 51 công ty con, hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, thiết bị gia dụng, hóa học và viễn thông. Con trai ông qua đời sau một tai nạn giao thông gần 20 năm trước. Vào năm 2004, ông quyết định nhận nuôi đứa cháu ruột, con trai người anh duy nhất của ông, Koo Bon-Neung.

      8. Chung Eui-Sun
      Ông chủ hãng Kia Motors mới lọt vào danh sách giàu nhất trên sàn chứng khoán. Ảnh: Forbes
      Chung Eui-Sun là thành viên thứ 3 trong gia đình họ Chung xuất hiện trong danh sách lần này, sau bố mình là Chung Mong-Koo và người chú ruột Chung Mong-Joon. Sau nhiều năm lận đận với chức danh Chủ tịch hãng xe hơi Kia Motors do kinh doanh thua lỗ, năm nay Chung Eui-Sun mới chen chân được vào danh sách giàu nhất sàn chứng khoán Hàn Quốc với tài sản đạt 869 triệu USD.

      9. Kim Taek-Jin
      Chân dung đại gia mới nổi Kim Taek-Jin. Ảnh: Chosun
      Tuy xếp cuối cùng nhưng Kim Taek-Jin là nhân vật đáng chú ý trong danh sách. Khác với 8 đại gia đứng đầu, vị Chủ tịch của Công ty sản xuất trò chơi điện tử NCsoft là người duy nhất tự mình làm ra của cải, thay vì hưởng tài sản thừa kế. Tính đến cuối năm ngoái, số cổ phiếu Kim nắm giữ chỉ đáng giá 300 tỷ won. Vào đầu năm nay, thành công vang dội của game Aion trên thị trường Trung Quốc giúp giá trị cổ phiếu của công ty đã tăng gấp 3 lần. Hiện tại, Kim Taek-Jin có trong tay 1,026 nghìn tỷ won, tương đương với 808 triệu USD.

      Cũng trong năm 2009, số người sở hữu lượng cổ phiếu có giá trị hơn 100 tỷ won tại Hàn Quốc tăng 19,4%, lên thành 111 người.

      Luôn ghi nhớ: Không sở hữu cổ phiếu thì không bao giờ trở thành tỷ phú

    19. #19
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      VNI tăng 14,23 điểm (+3,20%) cán mốc 458,39 điểm

      Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khởi sắc trở lại khi tâm lý nhà đầu tư đã dần bình tĩnh hơn. Không còn “hiệu ứng tuyết lở” như 4 phiên trước đó, hàng loạt cổ phiếu quay đầu tăng mạnh, dẫn đầu là khối cổ phiếu tài chính ngân hàng.

      Mở cửa phiên giao dịch ngày 14/12, bảng điện tử trên các sàn giao dịch xuất hiện những điểm sáng. Mọi con mắt nhà đầu tư đều đổ dồn về những mã cổ phiếu bluechip dẫn dắt thị trường, dặc biệt là các mã thuộc nhóm tài chính ngân hàng như STB, SSI, EIB
      Chỉ số VN-Index tăng 5,09 điểm lên 449,25 điểm (tăng 1,15%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.663.150 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 156,35 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 73 mã tăng giá (17 mã tăng trần), 48 mã đứng giá tham chiếu, 73 mã giảm giá (14 mã giảm sàn).
      Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, diễn biến trên sàn vẫn tỏ ra khá sôi động. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng sợ “bẫy tăng giá” khi VN-Index vượt qua 460 điểm, khiến thị trường có đôi phút dao động. Tuy nhiên, lệnh mua tăng mạnh ở các mã tài chính ngân hàng đã giúp nhà đầu tư bình tâm hơn và tự tin đặt lệnh mua vào, kéo theo nhiều cổ phiếu nhỏ khác cũng tăng giá.
      Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 12,61 điểm, lên 456,77 điểm (tăng 2,84%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 35.974.230 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1260,84 tỷ đồng.
      Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/12/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 458,39 điểm, tăng 14,23 điểm (+3,20%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 39.727.730 đơn vị, tăng 4,92% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1408,791 tỷ đồng, tăng 4,48%.
      Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 5.974.350 đơn vị, với tổng giá trị hơn 196,94 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 45.702.080 đơn vị (+16,23%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.605,730 tỷ đồng (+14,89%).
      Trong tổng số 194 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 159 mã tăng (63 mã tăng trần), 24 mã giảm (6 mã giảm sàn) và 11 mã đứng giá tham chiếu.
      Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá, 5 mã tăng trần.
      Cụ thể, HAG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (+4,31%), đạt 60.500 đồng. VIC tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (+1,92%), đạt 106.000 đồng.
      DPM tăng 900 đồng/cổ phiếu (+2,68%), đạt 34.500 đồng. MSN tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (+4,83%), đạt 34.700 đồng.
      VCB tăng 1.900 đồng/cổ phiếu (+4,66%), đạt 42.700 đồng. CTG tăng 1.200 đồng/cổ phiếu (+4,51%), đạt 27.800 đồng. EIB tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (+4,98%), đạt 23.200 đồng.
      PVF tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (+4,80%), đạt 28.400 đồng. BVH tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (+4,82%), đạt 23.900 đồng.
      STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với gần 5,6 triệu đơn vị (chiếm 14,01% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 23.000 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.000 đồng (+4,55%).
      Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36,59% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
      Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là VNS với mức tăng 5% lên 39.900 đồng (tăng 1.900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 52 nghìn cổ phiếu.
      Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì NTL là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 6.000 đồng lên mức 133.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 138 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PAC, VPL, HDC, VPH là 4 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 2.500 đồng/cổ phiếu.
      Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 3 mã tăng giá và 1 mã đứng giá. Trong đó có 2 mã tăng trần. Cụ thể, MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 5.700 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 200 đồng (+3,64%), đạt 5.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 600 đồng (+4,69%), đạt 13.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (+2,20%), đạt 9.300 đồng/chứng chỉ quỹ.
      Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 66 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.313.460 đơn vị, bằng 3,32% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
      Trong đó, EIB được họ mua vào nhiều nhất với 450.000 đơn vị, chiếm 10,09% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như HSG (193.940 đơn vị), VNM (81.360 đơn vị), BVH (75.160 đơn vị) và VSH (51.100 đơn vị).
      Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là IMP (100,00%), RIC (58,28%), DHG (53,67%), BVH (47,81%) và VSC (47,00%).

    20. #20
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,907
      Được cám ơn 72 lần trong 25 bài gởi

      Mặc định

      Thứ năm, 17/12/2009

      Đừng là một phần của đám đông hoảng loạn

      [IMG]http://******************.vn/images/tintuc/20091216094449a-t4a.jpg[/IMG]
      Sẽ là cơ hội tuyệt vời để sở hữu thêm cổ phiếu tốt khi mà giá cả không còn tương xứng với giá trị nữa. Ảnh minh họa: Hoài Nam

      Nếu xem xét kỹ TTCK Việt Nam gần đây, chắc chắn bạn sẽ không khó nhận ra yếu tố tâm lý đang chi phối chủ đạo.
      Và thật ngạc nhiên, yếu tố này không phụ thuộc vào tình hình hoạt động của DN hay sự sáng sủa dần lên của nền kinh tế ở góc độ vĩ mô, nó lại phụ thuộc vào một nghịch lý, thị trường lên thì tranh mua, xuống thì tranh bán, mà không hề quan tâm đến giá trị thật của cổ phiếu mình nắm giữ. Liệu đây có phải là cách đầu tư chuyên nghiệp?
      Bạn có thể phân tích cơ bản không khi tất cả cổ phiếu tốt xấu đều xuống giá như nhau? Bạn cũng không thể dựa vào phân tích kỹ thuật khi các ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ rất dễ dàng. Tôi nhớ đã có đọc một câu nói rất hay: "Kinh tế học chỉ dự đoán tương đối chính xác ở những điều kiện bình thường, nhưng bất lực trước đám đông hỗn loạn". Liệu mua bán theo kiểu của chúng ta có góp phần làm nên một thị trường hỗn loạn không?
      Nếu nhìn vào động thái đầu tư của các NĐT nước ngoài, bạn sẽ hiểu phần nào về tính chuyên nghiệp, nó cũng nói lên được chiến thuật đầu tư rất rõ ràng, đó là xác định hẳn vùng giá mua và vùng giá bán, họ đã bán ròng khi VN-Index trên 600 điểm và mua ròng gần như toàn bộ hơn 20 phiên gần đây. Bạn chọn được một loại cổ phiếu với giá cả hợp lý, nghĩa là bạn đã chọn cho mình một phương án đầu tư. Nếu như bạn đã chọn sai thời điểm và không kịp cắt lỗ, hãy xem cổ phiếu của mình có tốt hay không và đừng bao giờ có tư tưởng là bán bằng mọi giá nếu công ty vẫn còn kinh doanh tốt, sớm hay muộn gì thị trường cũng đánh giá đúng giá trị mỗi cổ phiếu. Tại sao phải lập tức chấm dứt một kế họach kinh doanh của bạn khi bạn chắc chắn rằng nó sẽ có kết quả khả quan trong vài tháng tới?
      Mọi người thường có xu hướng bán ra khi giá chứng khoán giảm để hy vọng mua khi nó đã về đáy. Nhưng câu hỏi đặt ra là khi nào là đáy? Liệu bạn có thể mua được ở đáy? Nếu bán bây giờ, biết đâu bạn đã bán ở vùng đáy? Bạn có chắc chắn được bao nhiêu phần trăm thành công khi bạn làm điều này? Vậy bạn có nên từ bỏ một việc chắc chắn để làm một điều không chắc chắn không?
      Một khi tâm lý hoảng sợ thống trị, mọi người đều ngơ ngác hỏi nhau: đâu là đáy, tất cả đều có tâm lý chán nản vì không biết thị trường còn xuống đến bao giờ, thì tại thời điểm đó, vùng đáy đã được hình thành. Sẽ là cơ hội tuyệt vời để sở hữu thêm cổ phiếu tốt khi mà giá cả không còn tương xứng với giá trị nữa.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình