Threaded View
-
24-12-2011 12:30 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Vietstock Weekly 26 – 30/12: Cảm hứng đang dần vơi đi ?
Vietstock Weekly 26 – 30/12: Cảm hứng đang dần vơi đi ?
(Vietstock) – Chứng khoán là ngành giảm mạnh nhất tuần qua với mức giảm đến 11.4%. Mặc dù VIC có tuần tăng giá mạnh, nhưng cũng không thể giúp Bất động sản tránh khỏi giảm điểm khi hàng loạt cổ phiếu trong ngành lùi sâu.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN QUA
VN-Index trong tuần qua tiếp tục giảm 2.68% và đứng tại mốc 356.21 điểm; HNX-Index giảm mạnh 3.06% đứng tại 58.00 điểm. Nhóm cổ phiếu chủ chốt thể hiện qua VS 100 giảm 3% xuống 52.55 điểm.
VS-Mid Cap giảm điểm mạnh nhất khi mất 5.92%, tiếp theo là VS-Micro Cap giảm 4.64%, VS-Small Cap giảm 4.62%, trong khi đó VS-Large Cap giảm nhẹ nhất với mức giảm chỉ 0.22%.
Thanh khoản sụt giảm trên cả hai sàn khi tổng khối lượng khớp lệnh giảm mạnh 19.3% trên HOSE và giảm 15.6% trên HNX so với tuần trước.
Ngoài VIC thì các cổ phiếu còn lại như BVH, MSN, VNM… trong nhóm VS-Large Cap có tuần giao dịch thất thường khi tăng giảm đan xen; nhưng nhìn chung đã giúp thu hẹp đà giảm điểm của các chỉ số.
Xu hướng tổng quan của thị trường vẫn là tiếp tục giảm điểm mạnh, thể hiện rất rõ qua VS 100.
Việc chọn thời điểm tăng giá điện khá bất ngờ của Bộ Công thương cùng với thông tin CPI các thành phố lớn tăng mạnh “hơn mong đợi” đã dễ dàng làm gia tăng tâm lý bi quan trên thị trường.
Áp lực xả hàng bên bán tăng mạnh trong tuần qua cùng với sự lưỡng lự của bên mua đã khiến giao dịch diễn ra khá ảm đạm. Thanh khoản thị trường đã sụt giảm mạnh vào các phiên giao dịch giữa tuần đặc biệt trên HNX, khi khối lượng giao dịch xuống thấp nhất so với 3 tuần gần đây. Điều này đã làm dấy lên sự lo ngại về khả năng rời bỏ thị trường của dòng tiền đầu cơ.
Vấn đề thanh khoản tại các CTCK đang ngày một nóng hơn trong tuần qua. Đã xuất hiện thêm thông tin có 2 CTCK nữa đang đàm phán “bán” lại khách hàng cho Kim Eng.
Một thông tin khác đáng chú ý là Credit Suisse vừa ký kết hợp tác sẽ trở thành cổ đông chiến lược quan trọng của STB, một ngân hàng thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây. Room nước ngoài còn lại của STB tại thời điểm hiện nay là 4%. Như vậy, nếu muốn mua cổ phần với room tối đa cho một tổ chức (15 - 20%) thì rất có thể Credit Suisse sẽ phải mua lại phần vốn của cổ đông nước ngoài đang nắm giữ cổ phiếu hoặc STB sẽ phát hành tăng vốn điều lệ.
STB vẫn tiếp tục thu hút dòng tiền giao dịch lớn nhất trên thị trường. VIC bất ngờ vươn lên đứng vị trí thứ 2, nhưng giao dịch chủ yếu đến từ khối ngoại. SAM, ITA, HAG là những cổ phiếu được giao dịch nhiều tiếp theo. Trên HNX, dòng tiền vẫn tập trung vào những cái tên quen thuộc; duy chỉ có sự xáo trộn nhỏ về mặt vị trí khi VND thay KLS vươn lên dẫn đầu.
Giao dịch thỏa thuận với khối lượng ”khủng” vẫn duy trì trên HOSE khi có hơn 87 triệu đơn vị được trao tay trong tuần qua. Dẫn đầu là STB với hơn 41.4 triệu đơn vị, tiếp theo là VIC với 8.6 triệu đơn vị, HAG với 5 triệu đơn vị, SAM với 5.1 triệu đơn vị, ITA với 4.7 triệu đơn vị.
Chỉ có 4/24 nhóm ngành tăng điểm, trong đó đứng đầu là Chứng chỉ quỹ bất ngờ tăng 1.66%, Ngân hàng cũng nằm trong nhóm tăng điểm khi tăng nhẹ 0.55%. Dường như vụ IPO của BIDV đã tác động phần nào đến giao dịch của nhóm cổ phiếu ngành này trong một số phiên, đặc biệt là với các mã có chung nguồn gốc như CTG và VCB.
Chứng khoán là ngành giảm mạnh nhất tuần qua với mức giảm đến 11.4%. Mặc dù VIC có tuần tăng giá mạnh, nhưng cũng không thể giúp Bất động sản tránh khỏi giảm điểm khi hàng loạt cổ phiếu trong ngành lùi sâu. Xây dựng, Bất động sản giảm lần lượt là 5.36% và 4.23%.
Trong tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh gần 536 tỷ đồng trên cả hai sàn, họ bán ròng gần 588 tỷ đồng trên HOSE, nhưng vẫn mua ròng 52 tỷ đồng trên HNX.
Trên HOSE, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VIC với gần 4.8 triệu đơn vị, tương ứng với 455.7 tỷ đồng; với 6.5 triệu cổ phiếu được bán thông qua giao dịch thỏa thuận. Họ cũng xả hàng mạnh ở STB với gần 7.3 triệu đơn vị (110 tỷ đồng), trong đó có 7 triệu cổ phiếu được bán thỏa thuận. Ở chiều ngược lại, họ mua ròng mạnh nhất FPT với giá trị 57.5 tỷ đồng.
Trên HNX, VCG được mua ròng mạnh nhất với gần 3.2 triệu đơn vị tương ứng 29.1 tỷ đồng; trong khi đó PVS bị bán ròng mạnh nhất với 1.6 tỷ đồng.
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 26 – 30/12/2011
Trong tuần qua, giới đầu tư đón nhận cú sốc bất ngờ từ quyết định của Bộ Công thương cho phép EVN tăng giá điện trung bình thêm 5% kể từ ngày 20/12/2011. Điều này đã ngay lập tức tác động xấu đến tâm lý thị trường.
Việc áp dụng giá điện tăng thêm 5% sau khi đã chốt số liệu tính CPI tháng 12 có thể giúp lạm phát cả năm 2011 đạt chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, điều này cũng có thể giúp nâng cao giá tham chiếu, nếu phải tiếp tục tăng giá điện trong năm 2012 như thông tin trước đây từ Bộ Tài chính.
Chắc chắn việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến CPI những tháng đầu năm 2012, cộng với ảnh hưởng từ yếu tố ”mùa vụ” thì nhiệm vụ kiểm soát lạm phát sẽ tiếp tục là một thách thức không nhỏ.
Bên cạnh “cú sốc” giá điện thì mức tăng nhảy vọt của CPI tháng 12 ở hai thành phố lớn TPHCM (0.73%) và Hà Nội (0.61%) cũng làm thị trường thêm “u sầu”. Mặc dù CPI tháng 12 cả nước chỉ tăng nhẹ 0.53% so với tháng 11 và tăng 18.12% so với cuối năm 2010 (vẫn nằm trong dự báo), nhưng trong bối cảnh thiếu thông tin thì một tín hiệu kém khả quan nào cũng đủ khiến tâm lý thị trường hoang mang.
Với bối cảnh hiện tại, không có gì bất ngờ khi Chính phủ tái khẳng định sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng trong năm 2012
Chúng tôi cũng nghe lại một số định hướng có liên quan đến TTCK như: NHNN sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, UBCKNN để giúp cải thiện tình hình thị trường, hay lãi suất huy động cuối năm 2012 có thể sẽ được kéo xuống quanh khoảng 10%... Tuy vậy, có lẽ chỉ có những chuyển biến cụ thể và căn bản thì mới giúp lực cầu lấy lại niềm tin và trở lại với thị trường.
Chính niềm tin yếu ớt của giới đầu tư đã khiến thị trường có một tuần giao dịch ảm đạm và bi quan. Có thể thấy hoạt động “bỏ chạy” đang mạnh dần lên trong tuần giao dịch qua, khi phân tích giao dịch cho thấy độ rộng thị trường khá hẹp và bên bán hoàn toàn chiếm ưu thế.
Chúng tôi vẫn chưa thay đổi quan điểm về sự thận trong trong thời điểm này. Mặc dù các chỉ số đang rớt mạnh, nhiều cổ phiếu về vùng giá cực thấp; nhưng với thực tế cảm hứng đang dần vơi đi thì rủi ro thị trường chưa ngừng tăng thêm.
Sau thông tin CPI, thị trường sẽ tiếp tục có những thảo luận xung quanh kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm của các doanh nghiệp. Rõ ràng kết quả hoạt động xấu sẽ không làm giới đầu tư ngạc nhiên.
Phân tích kỹ thuật: VN-Index – Đang hướng tới ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Sức ép quá lớn từ internal trendline và SMA 20 (tương đương vùng 370 – 385 điểm) đã khiến cho VN-Index khó có thể phục hồi trong ngắn hạn.
Theo đánh giá của giới phân tích kỹ thuật, VN-Index đang trong quá trình hướng đến ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 320 – 325 điểm). Với tình trạng thanh khoản liên tục duy trì mức thấp như hiện tại thì việc có đảo chiều tăng điểm bất ngờ (thrust up) là rất khó diễn ra.
Các phân kỳ giá lên (bullish divergence) vẫn đang trong quá trình hình thành chứ chưa thực sự hoàn thiện nên việc thận trọng về thị trường và không vội bắt đáy sớm trong các phiên đầu tuần sau là hợp lý.
HNX-Index – Vùng 57 – 58 điểm có thể bị thủng. HNX-Index đã chớm phá vỡ đường trendline ngắn hạn trong phiên giao dịch ngày 23/12/2011. Tín hiệu này cho thấy khả năng thủng vùng 57 – 58 điểm là rất cao.
Khối lượng trong phiên cuối tuần cũng sụt giảm so với phiên trước đó.
Hiện tại, chỉ còn ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 57 – 58 điểm) là còn trụ vững. Kết quả test ngưỡng này sẽ quyết định xu hướng ngắn hạn của HNX-Index.
Vì vậy, cần có một chiến lược phòng ngừa rủi ro và cắt lỗ kịp thời nếu như ngưỡng chống đỡ mạnh Fibonacci Retracement 161.8% bị xuyên thủng.
VIETSTOCK INDEX
VS 100: Giảm mạnh (-0.8%) trong phiên giao dịch ngày 23/12/2011, VS 100 lại tiếp tục gây lo ngại cho giới đầu tư về khả năng tạo đáy mới của thị trường.
Thanh khoản giảm mạnh trở lại chứng tỏ lực cầu yếu. Nếu tình trạng này suy giảm của VS 100 vẫn tiếp diễn trong những phiên cuối tuần thì triển vọng ngắn hạn sẽ xấu đi khá nhiều.
VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 23/12/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 0.65, tức số mã tăng giá bằng 0.65 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.36, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 0.36 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 0.4 lần và VS-U/D HNX bằng 0.19 lần.
Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 1.99. Đây là mức trung bình của chỉ số này (vùng 1.5 – 3.5). Nếu tiếp tục duy trì mức hiện nay thì xu hướng giảm điểm khó đảo ngược được.
VS-Thrust VN và VS-ADL VN tiếp tục duy trì trong vùng oversold và cho dấu hiệu rằng triển vọng tăng giá có thể vẫn chưa trở lại vì chưa có phân kỳ giá lên.
THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 19 – 23/12/2011
Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK
Xem bài viết: Vietstock Weekly 26 – 30/12: Cảm hứng đang dần vơi đi ?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Vietstock Weekly 12 - 16/12: Đối mặt với khó khăn mang tính cơ cấu
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 6Bài viết cuối: 12-12-2011, 10:02 AM -
Vietstock Weekly 14 - 18/11: Thận trọng trong vùng giao dịch “nhạy cảm”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 13Bài viết cuối: 13-11-2011, 02:44 PM -
Vietstock Weekly 22 - 26/08: Đối diện với “tâm bão” châu Âu?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 7Bài viết cuối: 22-08-2011, 09:32 AM -
Vietstock Weekly 08 - 12/08: Dòng tiền vẫn đang hiện hữu!
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 08-08-2011, 09:43 AM -
Vietstock Weekly 20 – 24/06: Thận trọng với xu hướng điều chỉnh
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 43Bài viết cuối: 20-06-2011, 08:51 AM
Bookmarks