TTCK trước thông tin BIDV cổ phần hóa: Phản ứng trái chiều
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 3 của 3

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post TTCK trước thông tin BIDV cổ phần hóa: Phản ứng trái chiều

      TTCK trước thông tin BIDV cổ phần hóa: Phản ứng trái chiều
      Sau hơn 3 năm chuẩn bị, trì hoãn, cuối cùng thì vào tháng 12 này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) cũng về đến gần đích chặng hành trình cổ phần hóa.
      Nhưng khác với sự khát khao mong mỏi và nhu cầu bức bách về việc cần bổ sung thêm những cổ phiếu của DN ngân hàng, cổ phiếu “vua” một thời cho thị trường chứng khoán VN (TTCK VN) mà không ít nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức đã sốt ruột từ bấy lâu nay, thì ngay khi lòng mong mỏi được đáp ứng, TTCK lại tỏ ra hờ hững.
      Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng thành viên BIDV
      Khi “đá tảng” IPO
      Hầu hết NĐT đều bất ngờ trước thông tin BIDV chính thức cổ phần hóa (CPH) vào thời điểm “tất niên” năm 2011. Trước đó, hầu như không có thông tin nào hé mở khả năng này và nhiều NĐT trên thị trường đã đinh ninh một lần nữa BIDV sẽ lại lỡ hẹn với lộ trình chào bán cổ phần ra công chúng (IPO). Hơn nữa, vào thời điểm cuối năm nay, khi hai sàn chứng khoán đã có mức giảm đáng kể và vẫn đang “sụt sùi” dưới các mốc kỷ lục đã từng được xác lập, thì khả năng các DN có số vốn “khủng” sẽ IPO là một xác suất khó xảy ra. Điều này càng khó xảy ra khi dòng tiền để hỗ trợ cho DN thực hiện các hoạt động IPO hoặc phát hành trái phiếu vẫn rất hạn hẹp. Các ngân hàng – bầu vốn tín dụng chiếm đến 80% cơ sở vốn cho nền kinh tế nói chung vẫn đang “phòng thủ” thanh khoản và mặt khác chính họ cũng đang phải “vắt chân lên cổ” lo cho các kế hoạch tăng tổng tài sản, tăng vốn điều lệ, bảo đảm hệ số an toàn tài chính trước yêu cầu tái cấu trúc mà NHNN đặt ra. Đúng lúc đó, BIDV làm ngược lại.
      Ngay trong ngày BIDV công bố phương án CPH 30/11, TTCK chốt lại tháng 11 trong sắc đỏ. Giữa bối cảnh bất ổn của nền kinh tế thế giới và tâm lý kém khởi sắc của thị trường trong nước, thông tin CPH một DN có vốn “khủng” dường như không được NĐT để tâm, nếu không muốn nói là không hề có “sức ép” gì đối với tâm lý của các NĐT trên thị trường, so với các tin đồn giảm giá xăng dầu, hạ lãi suất, gói giải pháp kích cầu kinh tế... Tính chung 11 tháng, VN-Index đã giảm 18,6% và HNX-Index 44,2%. Một NĐT trên thị trường cho biết, nếu đánh giá tác động của thông tin BIDV CPH tới TTCK VN, điều đó đã diễn ra tương tự như việc ném đá xuống ao, chỉ làm dậy lên một vòng sóng nhỏ rồi chìm nghỉm mất tăm, mặc dù, “hòn đá” được ném vào “TTCK” lần này không phải là một hòn đá nhỏ, mà là đá... tảng.
      Phụ thuộc giá chào bán
      Nhìn ở các khía cạnh khác nhau, theo phân tích và dự đoán của nhiều chuyên gia thì thông tin BIDV CPH vẫn sẽ có những tác động hai chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực, tới TTCK.
      Nhưng nhìn chung lo ngại nhất của NĐT và các chuyên gia vẫn là việc thị trường sẽ hấp thụ thế nào 84.754.146 cổ phần, tương đương 3% vốn điều lệ mà BIDV sẽ tung ra thị trường. Con số 847 tỉ đồng tính theo mệnh giá thì không lớn, nếu ở thời điểm TTCK có quy mô giao dịch mỗi ngày đạt vài ngàn tỷ đồng, nhưng lại là khá lớn vào lúc này, khi thanh khoản của thị trường chỉ còn bằng ¼ năm ngoái, và tính cộng cả giao dịch thỏa thuận lô lớn, trung bình cả hai sàn chỉ có giá trị giao dịch chừng vài trăm tỷ đồng/ phiên. Với 19% số cổ phần/ vốn điều lệ điều lệ còn lại, bao gồm 15% bán cho NĐTNN và 4% bán cho công đoàn, CBCNV của BIDV, các chuyên gia cho rằng có thể sẽ không gặp trở ngại gì, bởi đây là khoản vốn sẽ được IPO trong cả năm 2012, đặc biệt là phần vốn 15% dự định bán cho NĐTNN. Còn nếu tính cả một chặng đường dài để thoái vốn Nhà nước xuống 65%, theo kế hoạch mà ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT BIDV thông tin ra công chúng, sẽ là từ nay đến năm 2015, thì còn ba năm nữa để BIDV thỏa sức lựa chọn đối tác. Ba năm cũng là thời gian mà Vietcombank đã bỏ ra để có thể đặt bút ký kết với Mizuho với một khoản bán vốn khá “hời” so với thị giá thị trường, nên rất có thể BIDV sẽ kỳ vọng thu tiền giá cao ở chặng bán vốn này chứ không phải là đợt IPO đầu tiên.
      TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng Trường ĐH Mở, nhận xét: Về nguyên lý trong điều kiện thị trường đang khan hiếm tiền như hiện nay, việc các DN CPH sẽ tác động, chi phối không nhỏ tới thị trường. Cung tăng lên, dòng tiền càng bị san sẻ. Các NĐT cá nhân sau một thời gian thua lỗ nặng nề và không được hỗ trợ đòn bẩy tài chính dồi dào như trước, sẽ khó có cơ hội tham gia đấu giá các DN lớn, kể cả BIDV. Theo đó, TS Nguyễn Văn Thuận dự đoán những NĐT tham gia hấp thụ gần 1.000 tỉ đồng cổ phần BIDV tung ra thị trường lần này chủ yếu sẽ là những NĐT tổ chức, các quỹ đầu tư. Trên thực tế thì vào thời điểm cuối năm, khi các quỹ đang phải lo tái cơ cấu danh mục đầu tư, làm đẹp NAV, đây cũng chính là cơ hội cho BIDV lọt vào tầm ngắm tái cơ cấu danh mục của các quỹ.
      “Vấn đề còn lại chỉ là giá. Trên thị trường đã có VCBCTGhai mã cổ phiếu NH lớn, được các tổ chức đầu tư lướt sóng khá nhiều. Hai mã cổ phiếu đó đang có thị giá dao động từ 1.8-2.4. Xét về mặt quy mô, tổng tài sản hoặc thương hiệu, BIDV đang tương đương, cao thấp chỉ dao động chút ít hơn 2 tổ chức NH này. Do đó, nếu BIDV được định giá tương đương với mặt bằng giá CP ngân hàng nói chung, hoặc “khiêm tốn” một chút, dưới 1.8 thì khả năng IPO thành công sẽ cao hơn”, một chuyên gia Đầu tư Tài chính nhận định.
      TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng Trường ĐH Mở:
      Hàng hóa chất lượng cao
      Xét về mặt tích cực, việc CPH BIDV sẽ tạo ra một hàng hóa chất lượng cho các NĐT. Điều đó có ý nghĩa lớn đối với các quỹ đầu tư, đặc biệt là dòng tiền đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ngoài việc CPH BIDV, để thị trường có thêm nhiều hàng hóa chất lượng, cần phải đẩy mạnh IPO các DN sản xuất kinh doanh quy mô lớn, cùng với đó là các biện pháp thúc đẩy dòng tiền quay trở lại TTCK. Bản thân các DNNY trên sàn hiện nay đang có rất nhiều vấn đề, nhiều DN làm ăn thua lỗ, nợ nần và khan hiếm tiền mặt. Cổ phiếu trên sàn rớt đồng loạt là có lý do. Năm 2012 được dự đoán sẽ còn rất nhiều khó khăn nên tiến trình CPH các DN quốc doanh có số vốn “khủng” cũng cần được tính toán sao cho cân bằng với khả năng hấp thụ của TTCK. Nhưng dù thế nào thì để nâng cấp tổng thể TTCK, điều đó cần phải bắt đầu từ nâng cấp quy mô của mỗi DNNY, từ lượng hàng hóa trên sàn”.
      Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh - Giám đốc Môi giới CTCK Bản Việt”:
      CP tốt, NĐT không chối từ
      Trên thị trường giao dịch cổ phiếu tự do, nhiều NĐT vẫn tham gia giao dịch khá sôi động với hàng hóa chủ yếu là cổ phiếu ngân hàng. Điều đó cho thấy các NĐT đang khá quan tâm đến cổ phiếu ngành NH, đặc biệt khi hầu hết các DN trong nhóm ngành này đều làm ăn có lãi và vẫn là cổ phiếu được các NĐT nước ngoài, các tổ chức ưa chuộng... Còn trên sàn niêm yết thì đang có quá nhiều cổ phiếu “tạp”, số DN làm ăn tốt, minh bạch, đáng được NĐT quan tâm có tỷ lệ khá thấp so với số lượng gần 700 DNNY. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là thị trường không có cổ phiếu tốt. Việc nâng cấp chất lượng hàng hóa, bổ sung thêm những cổ phiếu chất lượng, thanh lọc các cổ phiếu thuộc DN làm ăn yếu kém sẽ khiến NĐT quay trở lại với thị trường . Tôi tin là với những cổ phiếu của các DN hoạt động kinh doanh chắc chắn, bền vững, NĐT sẽ vẫn không chối từ.

      Lê Mỹ
      DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP



      Xem bài viết: TTCK trước thông tin BIDV cổ phần hóa: Phản ứng trái chiều

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Hxđx (07/12/2011 15:40)

      Cứ lên sàn đi; theo tiền lệ lên sàn là bán lúc đó sẽ thấy giá trị CP nó như thế nào?


      Xem bài viết: TTCK trước thông tin BIDV cổ phần hóa: Phản ứng trái chiều

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post HQ (<i>11/12/2011 22:28</i>)

      Một ván bài mới lại bắt đầu. Nếu nhà nước (Nhóm lợi ích- NLI) vẫn là người cầm cái như đã có từ trước đến nay thì cần đặt câu hỏi: Tại sao tung quá nhiều tin xấu trước IPO? Vì mục đích gì? Có nên ăn theo không? và tại sao lại IPO vào thời điểm các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều bị lừa nhẵn túi. Theo tôi đây là cuộc chơi "biến hoá" của các NLI để biến công thành tư, Nhà đầu tư nhỏ lẻ nếu chèn được chân vào rất dễ ăn theo. Ngược lại, nếu cố đuổi để "chen chân" sẽ chết chắc như đã chết từ xưa đến... tương lai


      Xem bài viết: TTCK trước thông tin BIDV cổ phần hóa: Phản ứng trái chiều

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 07-01-2011, 08:07 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình