Threaded View
-
07-12-2011 09:47 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
SME: Báo cáo tài chính đã “tố cáo” điều gì?
SME: Báo cáo tài chính đã “tố cáo” điều gì?
(Vietstock) - Ngoài vụ việc “lùm xùm” thiếu hụt tiền thanh toán bù trừ, liệu báo cáo tài chính của SME có thể tiết lộ thêm điều gì?
* CTCK mất khả năng thanh toán: SOS với SME!
* SME bị đình chỉ 1 tháng tư cách thành viên 2 Sở
* SME chỉ được giao dịch 1 phiên trong tuần
* Vụ việc tại SME có gây nguy hiểm cho TTCK?
Đầu tháng 11, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) đã đình chỉ hoạt động lưu ký của CTCP Chứng khoán SME (HNX: SME) trong vòng 1 tháng, từ 3/11 đến 3/12/2011. Lý do là SME thường xuyên vi phạm nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán và không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn theo cam kết với VSD.
Trước đó, vào cuối tháng 10, các giao dịch chứng khoán chiều mua từ SME đã bị hủy vì CTCK này không chuyển trả tiền đúng hạn. Đáng suy nghĩ là số tiền thiếu hụt chỉ khoảng 1.6 tỷ đồng. SME sau đó đã khắc phục sự cố này, nhưng giới đầu tư vẫn không khỏi lo ngại về rủi ro thanh khoản tại công ty này.
Thông tin mới nhất cho thấy, SME lại thiếu hụt tiền trong thanh toán bù trừ lần thứ 2 chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua. Trước vụ việc này, UBCKNN đã đình chỉ tư cách thành viên giao dịch của SME tại HOSE và HNX trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ ngày 7/12; đồng thời cổ phiếu SME bị đưa vào diện kiểm soát và chỉ được giao dịch một phiên duy nhất mỗi tuần vào ngày thứ Sáu.
Ngoài thực tế đã xảy ra ở trên, liệu báo cáo tài chính (dù chưa được soát xét) của SME có thể tiết lộ thêm điều gì?
Doanh thu sụt giảm, chi phí tăng cao. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2011 của SME đã có sự sụt giảm mạnh khi chỉ đạt 39.3 tỷ đồng, giảm đến 41.3% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu doanh thu của SME không có gì khác biệt so với các doanh nghiệp cùng ngành khi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập khác với 26 tỷ đồng, chiếm 66.2% tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động môi giới đạt 6.1 tỷ đồng chiếm 15.5%, và doanh thu hoạt động tư vấn với 5.3 tỷ đồng, chiếm 13.5% tổng doanh thu.
Chỉ có duy nhất hoạt động khác có sự tăng trưởng ở mức 12.4% so với cùng kỳ, trong khi đó hoạt động môi giới, tư vấn đều giảm mạnh lần lượt 76.6% và 14.8%.
Doanh thu mảng hoạt động đầu tư chứng khoán sụt giảm mạnh nhất khi chỉ đạt 1.8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 11.5 tỷ đồng.
Mặc dù tổng doanh thu không sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng chi phí hoạt động kinh doanh đã tăng gấp 1.6 lần so với cùng kỳ đã khiến SME lỗ đến 35 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2011.
Thị trường chứng khoán trầm lắng, thanh khoản èo uột và diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến cho các hoạt động môi giới, tư vấn, đầu tư… của các CTCK trở nên khó khăn hơn.
Tiền mặt cạn kiệt. Theo BCTC quý 3 (chưa được soát xét), tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011 tài khoản tiền và tương tương tiền của SME thể hiện 67.3 tỷ đồng, trong đó gồm khoản mục tiền 7.7 tỷ đồng và các khoản tương đương tiền là 59.5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dường như có một sự “nhầm lẫn” trên BCTC khi phần thuyết minh cho thấy khoản mục tương đương tiền không hề tồn tại con số 59.5 tỷ đồng. Nếu nhìn nhận chính xác thì khoản mục này thuộc về khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn.
Như vậy, lượng tiền mặt thực sự còn trên tài khoản của SME vào cuối quý 3 là 7.7 tỷ đồng. Lượng tiền mặt của SME đã sụt giảm chóng mặt từ mức 44.6 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Đáng ngạc nhiên hơn là đầu năm 2011, SME vẫn còn hạch toán số tiền mặt lên đến 131.6 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong lượng tiền mặt 7.7 tỷ đồng vào cuối quý 3 này thì có đến 6.3 tỷ đồng là tiền thanh toán bù trừ của nhà đầu tư. Như vậy, về bản chất SME chỉ còn sở hữu vỏn vẹn 1.4 tỷ đồng tiền mặt. Sẽ là một điều đáng ngạc nhiên nếu SME không gặp khó khăn về thanh khoản.
Khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn tại cuối quý 3/2011 là 53.7 tỷ đồng, gồm 59.5 tỷ đồng tiền đầu tư ban đầu và khoản mục dự phòng là 5.8 tỷ đồng.
Trong 59.5 tỷ đồng gồm có 9.4 tỷ đồng đầu tư chứng khoán niêm yết và 50.1 tỷ đồng vào chứng khoán chưa niêm yết. Cần lưu ý rằng dự phòng mới chỉ được trích lập cho khoản đầu tư vào chứng khoán niêm yết. Với thực tế thị trường OTC đóng băng như hiện nay thì khả năng phải trích lập dự phòng thua lỗ lớn cho các khoản đầu tư chứng khoán chưa niêm yết là rất cao. Nếu như vậy, SME sẽ phát sinh khoản lỗ lớn hơn nhiều so với báo cáo hiện nay.
Khoản mục đầu tư góp vốn dài hạn là gần 37.7 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào Công ty Cổ phần Đầu tư SME 14 tỷ đồng và CTCP Giao dịch Hàng hóa Việt Nam 10 tỷ đồng.
Phải thu ngắn hạn chiếm áp đảo trong tổng tài sản: Khả năng thua lỗ và khó thu hồi rất cao. Tính đến cuối quý 3/2011, khoản phải thu ngắn hạn của SME là gần 667 tỷ đồng, chiếm hơn 90% tổng tài sản. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khác lên tới 565 tỷ đồng và phải thu khách hàng 74 tỷ đồng.
Khoản phải thu khác của SME đã gia tăng mạnh mẽ từ 277 tỷ đồng cuối năm 2010 lên đến 565 tỷ đồng vào cuối quý 3. Đáng lưu ý là trong BCTC quý 3 không hề có thuyết minh chi tiết cho khoản mục này.
Theo thuyết minh trong BCTC soát xét quý 2, khoản mục phải thu khác này là 577 tỷ đồng, bao gồm:
• Phải thu về hợp đồng ủy thác quản lý cổ phần 79.7 tỷ đồng;
• Phải thu về hợp đồng môi giới trái phiếu 250 tỷ đồng (xem thêm thông tin bên dưới ở mục phải trả);
• Phải thu về hợp đồng hợp tác đầu tư gần 181 tỷ đồng;
• Nhà đầu tư ứng trước tiền bán chứng khoán 21 tỷ đồng; và
• Phải thu tổ chức và cá nhân khác gần 46 tỷ đồng.
Nếu cơ cấu này trong quý 3 không có nhiều thay đổi so với quý 2 thì rõ ràng SME đối mặt với rủi ro rất lớn từ hoạt động ủy thác đầu tư do tác động từ đà sụt giảm mạnh liên tục trong thời gian qua của TTCK.
Bên cạnh đó, khả năng thua lỗ hay không thu hồi tiền cho vay từ hợp đồng hợp tác đầu tư không phải là thấp.
Phải trả ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn: Rủi ro thanh toán. Phải trả ngắn hạn tại cuối quý 3/2011 đạt 592.8 tỷ đồng, chiếm 74.4% cơ cấu tổng nguồn vốn; phần còn lại chủ yếu đến từ nguồn vốn chủ sở hữu 203.5 tỷ đồng.
Tương tự như ở khoản mục phải thu, phải trả và phải nộp khác chiếm tới 97.7% cơ cấu khoản phải trả ngắn hạn, ở mức gần 579 tỷ đồng; và cũng không có thuyết minh chi tiết trong BCTC của SME.
Trong BCTC soát xét quý 2, cơ cấu khoản mục phải trả và phải nộp khác 610 tỷ đồng gồm có:
• Khoản phải trả về hợp đồng môi giới trái phiếu với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TPHCM (HDBank) – CN Hà Nội là 250 tỷ đồng;
• Khoản phải trả về hợp đồng tín dụng doanh nghiệp (vay ứng trước tiền bán chứng khoán) với Ngân hàng TM CP Bảo Việt (BaoVietBank) – CN TPHCM với 88.5 tỷ đồng;
• Khoản phải trả các hợp đồng ủy thác quản lý vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.
Có thể thấy hợp đồng môi giới trái phiếu đã được hạch toán vòng vo khi tồn tại ở khoản phải thu và phải trả. Điều đáng chú ý là giá trị của hợp đồng rất lớn, lên tới 250 tỷ đồng. Như vậy, một khi SME đối mặt với rủi ro thu hồi khoản phải thu thì áp lực hoàn trả cho HDBank là rất lớn.
Tương tự, SME cũng chịu áp lực thu hồi đối với khoản vay từ BaoVietBank. Với các diễn giải ở trên, có thể hiểu khoản 88.5 tỷ đồng vay từ BaoVietBank được cam kết theo hợp đồng tín dụng giữa SME và ngân hàng này, để tài trợ cho các khoản vay ứng trước tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư.
Về lý thuyết, đây là một khoản cho vay rất ít rủi ro, vì SME sẽ nắm “đằng chuôi” các khoản tiền trên tài khoản của khách hàng. Tuy vậy, nếu quy trình kiểm soát không đảm bảo thì rủi ro thất thoát vẫn có thể xảy ra.
Đáng lưu ý là lúc này SME chỉ còn khoản tiền mặt vỏn vẹn 1.4 tỷ đồng. Vì vậy, bất kỳ một tổn thất tài chính nhỏ nào cũng sẽ khiến SME điêu đứng về thanh khoản.
Rủi ro thu hồi để hoàn trả cũng tồn tại ở các hợp đồng ủy thác quản lý vốn. Ngoài ra, SME còn phải chịu áp lực rút vốn, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, giới đầu tư đang coi tiền mặt là vua.
Đức Nguyễn
Xem bài viết: SME: Báo cáo tài chính đã “tố cáo” điều gì?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks