Hybrid View
-
02-12-2011 01:55 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Fed và 5 ngân hàng trung ương lớn phối hợp ngăn khủng hoảng tín dụng toàn cầu
Fed và 5 ngân hàng trung ương lớn phối hợp ngăn khủng hoảng tín dụng toàn cầu
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ dự trữ bắt buộc bớt 0.5% lần đầu tiên trong 3 năm với hiệu lực từ 05/12
(Vietstock) – Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phối hợp với 5 ngân hàng trung ương hàng đầu khác cắt giảm chi phí giao dịch bằng đồng USD đối với các ngân hàng trên toàn thế giới. Đây là động thái nhằm củng cố thanh khoản trong hệ thống tài chính khi hệ thống ngân hàng châu Âu bộc lộ dấu hiệu căng thẳng.
* Ngân hàng trung ương toàn cầu nới lỏng chính sách rầm rộ nhất từ năm 2009
Chủ tịch Fed Ben Bernanke
Theo đó, Fed cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) công bố một kế hoạch chung nhằm hạ giá đối với các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng đồng USD bớt 0.5% bắt đầu từ ngày 05/12 và kéo dài các hợp đồng hoán đổi này đến ngày 01/02/2013.
Sự hoán đổi diễn ra khi Fed cung cấp USD cho một ngân hàng trung ương nước ngoài để nhận lại một lượng ngoại tệ tương ứng từ ngân hàng trung ương này.
Fed cho biết: “Các hợp đồng hoán đổi đang được áp dụng như một biện pháp khẩn cấp vì thế các ngân hàng trung ương có thể cung cấp thanh khoản bằng ngoại tệ nếu các điều kiện thị trường cho phép”.
Bên cạnh đó, 6 ngân hàng trung ương cũng thiết lập một cơ chế tạm thời, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi các loại ngoại tệ khác ngoài đồng USD. Công cụ này sẽ cho phép bất kỳ ngân hàng nào trong 6 ngân hàng trung ương trên dễ dàng tiếp cận được tới đồng EUR, yên Nhật, bảng Anh, franc Thụy Sỹ và đôla Canada nếu cần để hỗ trợ các ngân hàng khu vực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Các công cụ thanh khoản sẽ có ích nếu cuộc khủng hoảng nợ châu Âu leo thang đến mức các ngân hàng nước ngoài cần nguồn vốn để tiếp tục giao dịch bình thường.
Kể từ tháng 5/2011, chi phí để các ngân hàng châu Âu vay mượn USD từ các ngân hàng châu Âu khác đã tăng rất mạnh. Thông qua các cuộc đấu giá của ECB trong tháng 9, các ngân hàng này có thể vay mượn USD với lãi suất thấp hơn trong thời hạn là 3 tháng. Mục đích của động thái này là hạ thấp chi phí vay mượn ngắn hạn đối với các ngân hàng khó khăn của châu Âu cũng như cho phép các ngân hàng này nhanh chóng tiếp cận đồng USD. Động thái của các ngân hàng trung ương trong ngày 30/11 sẽ là bước kế tiếp của kế hoạch trên và cắt giảm hơn nữa chi phí vay mượn.
Fed nhận định trong thông báo rằng nhìn chung các nỗ lực này nhằm xoa dịu sự căng thẳng trên các thị trường tài chính và qua đó giảm bớt tác động của tình trạng căng thẳng nguồn cung tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp và vì thế thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố kế hoạch tăng cường thanh khoản bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính bớt 0.5% lần đầu tiên trong 3 năm. Trước tuyên bố của PBOC, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng lớn nhất nước là mức cao kỷ lục 21.5%.
Phạm Thị Phước (Theo CNN Money)
Xem bài viết: Fed và 5 ngân hàng trung ương lớn phối hợp ngăn khủng hoảng tín dụng toàn cầu
-
02-12-2011 01:55 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Hoàng Long (02/12/2011 13:45)
Theo nguồn tin trên thì Mỹ sẽ cho các ngân hàng quốc gia các xứ khác swap (trao đổi) tiền của họ lấy USD thêm dễ dàng (giảm đi 0,5% lãi suất hợp đồng hoán đổi thanh khoản). Thì cách currency swap trên đây chỉ có thể áp dụng cho các Chính Phủ giàu mạnh, có thừa tiền đô la.
Đối với Euroland, Canada, Úc, Nhật, Anh quốc, thì 1 vài trăm tỉ USD không thành vấn đề,
Do đó, để kích thích KT, họ tung USD ra để tránh lạm phát, và họ có thừa USD trả lại sau này.
Ví dụ Pháp cần 100 tỉ USD, có thể đưa EUR cho Mỹ lấy USD, rồi khi nào thuận tiện trong tương lai sẽ đưa lại USD, lấy lại EUR.
Việc này cần thiết, ví dụ nếu Pháp muốn tung ra 100 tỉ USD kích thích Kinh Tế, nhưng đang ngại LẠM PHÁT nếu tung EUR ra.
Vậy thì giao EUR cho FED, lấy USD bán ra thị trường lấy EUR, dùng EUR kích thích KT.
Trong khi đó, FED giữ lấy EUR của Pháp, không xài đâu cả, đang khi 100 tỉ USD FED tung ra thì đồng nghĩa việc GIẢM CUNG EUR, TĂNG CUNG USD, do đó EUR lên giá, USD giảm giá.
Biện pháp này RẤT HAY, do các nước khác có thể kích thích KT mà không sợ lạm phát, trong khi Mỹ nhờ giảm giá USD nên tăng xuất khẩu.
Do đó, xuất khẩu Mỹ sẽ tăng mạnh, các nước khác có tiền kích thích KT thì xứ họ mạnh lên, cho dù hy sinh chút xuất khẩu (do tiền họ lên giá) cũng không sao cả.
Vàng sẽ lên CỰC MẠNH trong các tháng tới, đơn giản là vì USD rẻ đi, mọi thứ hàng tính trên đơn vị USD đều trở nên mắc hơn trước. Và đây gọi là lạm phát toàn thế giới.
Đang khi đó tại VN nền KT đa số do nhập siêu lớn hơn xuất, nên khi muốn kích thích nền KT thì phải in thêm tiền VND ra chứ không swap kiểu này được vì tiền VND chỉ có giá trị dùng trong nước không thể giao dịch ra bên ngoài.
Xem bài viết: Fed và 5 ngân hàng trung ương lớn phối hợp ngăn khủng hoảng tín dụng toàn cầu
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Ngân hàng lớn rút “ôxi”, liên ngân hàng ngột ngạt
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 25-10-2011, 11:29 PM -
Ngân hàng ‘dụ’ xài thẻ tín dụng
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 20-06-2011, 06:09 PM -
FED tiếp tục cung USD cho các Ngân hàng Trung ương trên thế giới
By thienchien in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 22-12-2010, 01:42 PM
Bookmarks