-
01-12-2011 10:40 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Ông Đặng Thành Tâm: 'Sóng gió 2011 sắp qua, kinh tế năm tới sẽ khả quan hơn'
Ông Đặng Thành Tâm: 'Sóng gió 2011 sắp qua, kinh tế năm tới sẽ khả quan hơn'
2011 là một năm sóng gió về kinh tế đối với Việt Nam, tăng trưởng tín dụng chỉ hơn 9%, thiếu hụt tiền đồng, 50.000 doanh nghiệp phá sản. Song 6 tháng cuối năm lạm phát cộng dồn chỉ còn 3%, dự báo năm tới dưới 8,5%.
Dưới đây là bài viết của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group) nhìn lại tình hình kinh tế 2011 và triển vọng sáng sủa hơn trong năm tới.
Năm 2011 là một năm sóng gió về kinh tế đối với đất nước ta. Chính sách thắt chặt tiền tệ quá lớn vì lạm phát 6 tháng đầu năm đã hơn 15%. Đầu năm Ngân hàng Nhà nước công bố tăng trưởng tín dụng 20% cho nền kinh tế, thế mà 11 tháng qua tổng dư nợ tín dụng gia tăng chưa đến một nửa. Lạm phát vẫn cao.
Lạm phát năm 2011 cơ bản là do trượt giá tiền Việt dẫn đến hàng nhập tăng giá, kéo theo chi phí tăng. Đồng thời, ảnh hưởng gói kích cầu trước đó ở Việt Nam và thế giới khiến giá tăng. Cả 2 yếu tố này cộng dồn như thủy triều lên vào giữa mưa rào nên lạm phát cao là tất yếu, chứ không phải chỉ vì mỗi nguyên nhân tiền tệ.
Năm 2009, tổng tăng trưởng tín dụng hơn 40%; năm 2010 hơn 30%, thì thấy 11 tháng qua tăng trưởng tín dụng có hơn 9% thì quá nhỏ khiến cho cả nền kinh tế khá khó khăn. Sự thiếu hụt đồng tiền dẫn đến lãi suất quá cao, cá biệt đã lên đến 25-30% một năm, vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình này khiến kinh doanh đình trệ, quá nhiều doanh nghiệp lỗ, công việc giảm sụt, ảnh hưởng đến tất cả người dân Việt Nam.
Nhiều chính sách quyết liệt của Chính phủ như cắt giảm đầu tư công, hiệu quả hóa đầu tư vốn nhà nước; xuất siêu từ 40% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tới 2011 chỉ còn 10,2%, nên kết quả dư ngoại hối và giúp ổn định tỷ giá, đồng thời triệt tiêu yếu tố tăng giá nhập hàng hóa. Từ đó 6 tháng cuối năm lạm phát cộng dồn chỉ còn 3%. Đây là thắng lợi to lớn mà quốc tế không tin Việt Nam có thể làm nổi, chứng minh lạm phát cơ bản đã được kiểm soát.
Như vậy, sự điều hành khá tốt của Chính phủ đã kiểm soát được lạm phát và tạo thêm niềm tin từ người dân. Vậy thì việc điều hành chính sách tiền tệ sắp tới thế nào, các chính sách liên quan ra sao, và dự báo năm 2012 thế nào?
Hiện nay cả nước có khoảng một triệu doanh nghiệp, nếu tính các cơ sở sản xuất nhỏ và siêu nhỏ nữa thì có đến vài triệu. Đến nay đã có 50.000 doanh nghiệp phá sản và khoảng 50.000 doanh nghiệp nữa sẽ phá sản trong thời gian tới nếu không có những chính sách cụ thể để hỗ trợ.
Theo thống kê của các hiệp hội doanh nghiệp, trên 50% công ty lỗ trong năm 2011 và ảnh hưởng khá lớn đến đời sống người lao động. Khá nhiều đơn vị băn khoăn trong việc lựa chọn lĩnh vực ngành nghề để đầu tư trong thời gian tới. Ví dụ, doanh nghiệp bất động sản và chứng khoán trước đây không được cảnh báo, đùng một cái năm 2011 siết tín dụng không cho họ vay vốn, trên 90% lỗ.
Thời gian tới sẽ có thể có thêm những lĩnh vực không khuyến khích và Chính phủ không cho vay. Nếu biết được định hướng của Chính phủ thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế. Và khi doanh nghiệp đầu tư đúng theo định hướng của Chính phủ thì cũng sẽ có những đóng góp hữu ích cho nền kinh tế.
Nhiều người cho rằng, đã là doanh nghiệp thì phải biết tự mình quyết định. Xin thưa, trước đây nhà nước có những chính sách rất cụ thể khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đâu, ngành nghề nào, địa bàn nào thì được ưu đãi, hỗ trợ; nhưng gần đây không còn những chính sách này nữa. Các doanh nghiệp tự mày mò.
Với khó khăn của nền kinh tế như hiện tại nhiều doanh nghiệp lỗ lớn, thì việc hỏi ý kiến Thủ tướng là điều nên làm. Ngay trong các phiên chất vấn ở Quốc hội vừa qua, rất nhiều đại biểu không phải doanh nhân chất vấn làm sao hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, để tạo công ăn việc làm, giảm lãi suất cho vay về 15% để doanh nghiệp bớt khổ... nhưng cũng chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Chủ trương của ****, Nhà nước, Chính phủ tập trung vấn đề tam nông, vậy cần có chính sách cụ thể để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng và nâng cao năng suất - chất lượng, áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp... Hễ 1 USD xuất khẩu thì 99% là giá trị gia tăng trong nước, tránh đầu tư tràn lan, dàn trải sẽ lãng phí và làm chậm phát triển đất nước.
Trong các phiên góp ý về những chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm tới và năm 2012, hầu hết đại biểu Quốc hội đều góp ý cần tập trung chống lạm phát và có thể tăng trưởng thấp hơn 6% như đề xuất của Chính phủ cũng được. Tôi cho rằng nếu tăng trưởng thấp hơn 6% thì sẽ có vài triệu người mất việc làm, nên cần tăng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đến 7%.
Năm nay xuất khẩu tăng mạnh, kết dư nợ ngoại hối hơn 10 tỷ USD, triệt tiêu yếu tố trượt giá đồng tiền Việt (nguyên nhân lớn làm tăng lạm phát). Ảnh hưởng gói kích cầu ở Việt Nam và thế giới năm 2012 sẽ không còn nữa, nên yếu tố tăng giá cao là khó, dẫn đến lạm phát không thể cao được. Ngoài ra Ngân hàng Thế giới (IMF) dự báo Việt Nam tăng trưởng năm 2012 trên 7%, và lạm phát dưới 8,5%.
Với những dấu hiệu này, tôi tuyệt đối tin tưởng là năm 2012 kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn năm 2011.
Đặng Thành Tâm
Vnexpress
Xem bài viết: Ông Đặng Thành Tâm: 'Sóng gió 2011 sắp qua, kinh tế năm tới sẽ khả quan hơn'
-
01-12-2011 10:41 AM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Mạnh Quân (01/12/2011 10:36)
Như vậy theo ông Tâm thì nguyên nhân của lạm phát Việt Nam chủ yếu là do tác động của những yếu tố khách quan như chứ không phải chủ quan nội tại của nền kinh tế.
Tôi thuờng xuyên theo dõi rất nhiều về dòng chảy bình luận những bất ổn kinh tế vĩ mô trong thời gian qua và rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà kinh tế lớn của Việt Nam cho rằng nguyên nhân trực tiếp của lạm phát triền miên trong thời gian qua đó là tốc độ tăng trưởng cung tiền và nguyên nhân sâu xa đó là mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào đầu tư công thiếu hiệu quả thể hiện qua chỉ số Icor ngày càng cao.
Bên cạnh đó là khả năng quản lý yếu kém khâu trung giang phân phối các mặt hàng kinh tế thiết yếu như xăng dầu, điện, nước…..
Những nguyên nhân đó mới là cái gốc của lạm phát, theo phạm trù triết học thì đó mới là mâu thuẫn cơ bản bên trong cần phải được giải quyết.
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là sự yếu kém trong hệ thống tài chính, và tình trạng tham nhũng chạy chức chạy quyền dẫn đến méo mó số liệu về lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng, dòng chảy tín dụng vào những nơi kém hiệu quả, đầu cơ, phi sản xuất(BDS, chứng khoán, đảo nợ..).
Các ngân hàng thuơng mại nhỏ là sân sau của các tập đoàn kinh tế tư nhân để tài trợ những dự án có quan hệ cá nhân đầy rủi ro, và đến khi “chuyện không may” xảy ra thì người gửi tiền và NHNN phải chịu hậu quả và trách nhiệm giải cứu nếu không muốn đổ vỡ hệ thống. Và những nhóm lợi ích đã làm giàu một cách nhanh chóng từ những lỗ hổng của tăng trưởng kinh tế và quản lý này.
Tôi đánh giá rất cao những nổ lực can thiệp của chính phủ trong thời gian qua để kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế Vĩ Mô. Tuy nhiên những biện pháp đó mang quá nhiều biện pháp hành chính và tất yếu rằng nó chỉ giúp “hạ sốt” “giảm đau” trong ngắn hạn mà thôi.
Theo quan điểm của tôi thì nền kinh tế chỉ phát triển ổn định, bền vững khi mà giải quyết được các vấn đề cơ bản gốc rễ ở trên, chỉ khi mà không có sự can thiệp mạnh của nhà nuớc bằng các biện pháp hành chính mà nền kinh tế vẫn phát triển lành mạnh thì đó mới là tăng trưởng bền vững.
Đừng nên tạo một tâm lý lạc quan quá sớm cho chính phủ để rồi họ lại quên mục tiêu lạm phát mà chuyển sang mục tiêu tăng trường kém chất lượng, rồi cái bắt đầu nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài khoá, rồi lại kích cầu, lại làm giàu cho các nhóm lợi ích BDS, chứng khoán, Ngân hàng.
Nếu cứ như vậy thì sẽ cứ rơi vào cái vòng luẫn quẩn là lạm phát cao - chống lạm phát – kích cầu tăng trưởng – lạm phát cao – rồi lại chống lạm phát. Và người chịu đâu cuối cùng lại là người dân.
Xem bài viết: Ông Đặng Thành Tâm: 'Sóng gió 2011 sắp qua, kinh tế năm tới sẽ khả quan hơn'
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
NVB: Anh ông Đặng Thành Tâm đăng ký mua 330,000 cp
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 29-11-2011, 10:59 AM -
Vietstock Weekly 18 – 22/07: Lực đỡ từ kết quả kinh doanh khả quan của một số ngành
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 54Bài viết cuối: 18-07-2011, 04:35 PM -
Sông Đà khả năng sắp có sóng lớn!
By longstarka in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 5Bài viết cuối: 29-08-2010, 08:58 AM -
Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn tới TTCK Việt Nam
By Freetin255 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 30-07-2010, 11:54 AM
Bookmarks