Threaded View
-
11-11-2009 11:14 PM #1
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thị trường sẽ ổn định, khi dòng tiền còn lại là thật!
Thị trường chứng khoán VN dường như đã kéo dài giai đoạn điều chỉnh lâu hơn dự đoán của nhiều người. Trong khi các chuyên gia đều đưa ra khuyến nghị đây chỉ là điều chỉnh ngắn hạn. Vậy, nhà đầu tư nên làm gì lúc này?
Ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc CTCP Tư vấn Đầu tư Cổ phiếu Vàng trao đổi với báo giới:
Trong thời gian vừa qua, TTCKVN có thanh khoản lớn bất ngờ với các phiên giao dịch có giá trị bình quân trên 4.000 tỷ, thậm chí, có những phiên gần 10.000 tỷ. Tuy nhiên, mới đây, thanh khoản của thị trường đã có sự sụt giảm đáng kể, cùng những mức giảm sâu của các chỉ số trên hai sàn. Theo ông, nguyên do nào dẫn đến những diễn biến này?
Ông Nguyễn Trung Dũng: Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Tuy nhiên, tôi cho rằng một trong những nguyên nhân chính là Quốc hội vừa yêu cầu thanh tra các ngân hàng đã cho vay quá hạn mức tín dụng. Vì mức độ tăng trưởng tín dụng đã đề ra là khoảng 30% cho năm nay, nhưng đến cuối tháng 10 đã là 33%. Một số ngân hàng đã cho vay vượt quá hạn mức tín dụng, như vậy sẽ tạo tiền đề cho lạm phát quay trở lại. Chưa kể, các khoản cho vay tín dụng hỗ trợ lãi suất liệu có đến đúng đối tượng, đúng mục đích hỗ trợ hay không? Việc giám sát, kiểm tra này chắc chắn tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán.
Theo nhận định của một số chuyên gia, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính là khá cao, có thể từ 20-50%. Với tỷ lệ như vậy, nguồn tiền phần lớn là đến từ ngân hàng chứ không phải từ nguồn khác. Như vậy, khi ngân hàng bị xiết chặt tín dụng, nguồn tiền sẽ không đổ vào TTCK nữa và thanh khoản của thị trường sẽ giảm đáng kể như mọi người có thể nhận ra. Đơn cử là Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM tuần vừa rồi khối lượng giao dịch trung bình khoảng 3.800 tỷ đồng, thì tuần này, cho đến giờ phút này, khối lượng giao dịch trung bình chỉ còn khoảng trên 2.000 tỷ. Việc tương tự cũng đã xảy ra đối với sàn Hà Nội.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng đòn bẩy tài chính của các CTCK và hoạt động đầu cơ của những tổ chức lớn là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường luôn trồi sụt với biên độ lớn. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Có một số ý kiến cho rằng, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, cũng như các CTCK cho các nhà đầu tư lớn sử dụng đòn bẩy tài chính cũng giống như việc đầu cơ của các tổ chức lớn trên thị trường làm cho thị trường trồi sụt. Theo tôi, cũng đúng một phần, nhưng đã là thị trường thì có đủ các nhà đầu tư nhỏ, nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư siêu lớn. Các nhà đầu tư này hoạt động trên thị trường theo những trường phái khác nhau: đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn. Việc họ đầu tư ngắn hạn hay dài hạn sẽ tác động đến tính thanh khoản của thị trường. Còn việc sử dụng đòn bẩy tài chính của khách hàng lớn tại các CTCK thì cũng là điều bình thường. Thị trường VN chưa phát triển việc sử dụng các công cụ margin, như giao dịch ký quỹ và giao dịch bảo chứng, nhưng các thị trường nước ngoài đã phát triển từ lâu rồi.
Thời gian vừa qua, theo tôi nhận định, TTCKVN đang dần học cách sử dụng phương thức giao dịch ký quỹ và UBCKNN cũng như các Sở giao dịch chứng khoán cũng đang cố gắng hoàn thiện khung pháp lý để đưa giao dịch ký quỹ vào thị trường. Như vậy, hiện tượng này cũng là là bình thường.
Vậy theo ông, thời gian tới, thị trường sẽ có diễn biến ra sao? Và thị trường CKVN sẽ còn chịu tác động bởi những yếu tố nào?
Trong thời gian tới, tôi nghĩ TTCKVN sẽ đi ngang trong một thời gian. Bởi vì thị trường đã tăng nóng trong thời gian vừa rồi và một số cổ phiếu đã tăng vượt quá giá trị thực của nó rất nhiều, vì các nhà đầu tư đánh giá quá cao hoặc một số cổ phiếu tốt lại bị đánh giá quá thấp hoặc bị lãng quên. Thời gian sắp tới sẽ là thời gian điều chỉnh để cho các cổ phiếu đã tăng quá nóng dần dần giảm nhiệt. Còn các cổ phiếu bị lãng quên thì tăng lên cho đúng với vị thế đáng có của nó. Các nhà đầu tư giảm bớt việc sử dụng đòn bẩy tài chính đến một tỷ lệ thích hợp và chấp nhận được.
Trong tương lai, TTCKVN chắc chắn luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều nguồn thông tin, một trong những nguồn thông tin đó liên quan đến chính sách tiền tệ, cũng như những thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) của các công ty. Những nguồn thông tin này sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Các thông tin từ kinh tế vĩ mô như Chính phủ sẽ thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ, khuyến khích cho vay hay hạn chế cho vay, là những thông tin quan trọng để đưa ra nhận định rằng thị trường sẽ lên hay xuống trong tương lai.
Vậy trong giai đoạn điều chỉnh như hiện nay, nhà đầu tư nên làm gì, thưa ông?
Trong giai đoạn điều chỉnh của thị trường. Theo tôi, các nhà đầu tư nên tập trung đầu tư vào các cổ phiếu có các yếu tố sau đây:
- Thứ nhất là nền tảng tốt, dựa trên các chỉ số cơ bản như: EPS, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu qua các quý, năm của doanh nghiệp. Có tỷ lệ tăng trưởng đều qua các quý, năm chứng tỏ nền tảng của cổ phiếu tốt. Hiện tại, có hơn 400 công ty trên 2 sàn, chưa kể sàn UPCoM và sàn OTC; thì số lượng mã cổ phiếu để tham khảo sẽ rất nhiều.
- Đồng thời, trong khi xác định cổ phiếu nào cơ bản là tốt; chúng ta cũng nên quan tâm đến việc đánh giá của thị trường đối với cổ phiếu đó như thế nào? Có nghĩa là mọi người có đánh giá cao cổ phiếu đó hay không? Mọi người có mua cổ phiếu đó nhiều hay không? Nói đơn giản là dòng tiền có đang chảy vào cổ phiếu đó hay không? Vì có nhiều cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường lại không đánh giá cao, có nghĩa là không có dòng tiền chảy vào, giá lại không tăng, lình xình trong thời gian dài. Như vậy cũng chưa nên mua. Ngược lại, với những cổ phiếu có tên tuổi lớn trên thị trường, ai nghe tên cũng biết, nhưng cũng chưa chắc là cổ phiếu tốt, vì phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của nó và căn cứ vào sự ưa chuộng trên thị trường.
Tóm lại, trong giai đoạn thị trường điều chỉnh, các nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục của mình bằng các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt và có sự quan tâm đánh giá tốt của thị trường, mặt khác, cổ phiếu đó cũng chưa tăng quá nóng trong thời gian vừa qua.
Ở một vài phiên đi ngược diễn biến điều chỉnh, có thể thấy dòng tiền đổ vào thị trường cũng đột ngột tăng mạnh. Dường như, tiền đã có sẵn trong tài khoản của nhà đầu tư và chỉ cần thị trường có tín hiệu xanh là sẽ nhanh chóng đổ vào. Nguồn tiền từ thị trường bất động sản đang im ắng, hay từ thị trường vàng đang có nhiều rủi ro … có lẽ sẽ không chảy sang thị trường chứng khoán nhanh như vậy. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Theo ý kiến của tôi, dẫn lại phát biểu của các chuyên gia từ những CTCK lớn, nhận định rằng, dòng tiền trên TTCK có khoảng 20-50% đến từ đòn bẩy tài chính. Còn lại là dòng tiền thật, có sẵn trong dân chúng và có sẵn trong các kênh đầu tư khác. Như vậy khi ngân hàng thắt chặt lại không cho vay đầu tư chứng khoán nữa thì khối lượng trên thị trường chỉ giảm tương ứng khoảng 20-50% mà thôi.
Theo tôi, khi đã giảm tới mức này thì mức giảm thanh khoản cũng sẽ chỉ dao động trong 10%, phần còn lại là dòng tiền thật thì thị trường sẽ ổn định, sẽ không giảm một cách đáng ngại như vừa rồi. Có thế nói đến nay thì đầu tư chứng khoán vẫn là kênh đầu tư đáng chú ý đối với nhiều nhà đầu tư.
Pà con xem cái này đi : "ai chết cứ chết, tiền tươi bình tĩnh ko bao giờ chết" khi nào đòn bẫy công bằng (như chứng khoán phái lai ) chúng ta sẽ cùng tham gia!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks