Chỉ số Vnindex đã điều chỉnh mạnh cộng với việc khối lượng giao dịch giảm sút nghiêm trọng trong hơn 2 tuần vừa qua có thể giải thích bởi 6 nguyên nhân cơ bản như sau:
- Thị trường đã tăng điểm trong một thời gian dài nên việc điều chỉnh là một yếu tố kỹ thuật nhất định để tiếp tục có một sự phát triển bền vừng.
- Ảnh hưởng tâm lý từ các thị trường chứng khoán toàn cầu khi như chỉ số Dowjones Mỹ liên tục bị mất mốc 10,000 điểm.
- Do một số báo cáo tài chính quý 3 của các doanh nghiệp ra muộn có kết quả kém.
- Do tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng thương mại đã vượt quá biên độ 30% theo quy định của Ngân hàng nhà nước nên các Ngân hàng thương mại hạn chế ra tín dụng cũng như một số NHTM tìm cách thu hồi vốn để bảo vệ thanh khoản vao cuối năm.
- Do các doanh nghiệp vay trong đợt hỗ trợ lãi xuất đã bắt đầu rút vốn trả lại ngân hàng theo kế hoạch.
- Và một nguyên nhân quan trọng là Theo khoản 7 Điều 126 của “Dự thảo luật các tổ chức tín dụng” về việc cấm các Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư cổ phiếu đã tác động tâm lý mạnh đến các tổ chức đầu tư trong nước.
Tuy nhiên:
- Vnindex đã giảm trên 15% so với đỉnh của 2 tuần trước đó, nhiều cổ phiếu đã có mức giảm trên 20% nên đã có nhiều cổ phiểu đã có mức PE hợp lý để đầu tư dài hạn
- Dowjone có khả năng lớn giữ được mức trên 10,000 điểm do FED tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ lãi suất thấp để thúc đẩy nền kinh tế cộng với việc tỷ lệ lao động tạm thời đã bắt đầu tăng.
- Trong các tuần tới một số doanh nghiệp có báo cáo tài chính tốt sẽ tiếp tục đưa ra BCTC tháng 10.
- Tốc độ tăng trưởng đã vượt quá hạn mức cho phép nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn ở trong mức có thể kiểm soát nên việc tiếp tục hỗ trợ để thúc đẩy nên kinh tế cũng là một việc nên làm.
- Nếu một phần dòng vốn vay của các doanh nghiệp từ hỗ trợ lãi suất chuyển sang đầu tư chứng khoán thì các doanh nghiệp này cũng đã thu được một khoản lợi nhuận đáng kể nên việc trả nợ ngân hàng theo kế hoạch và tiếp tục được ra hạn sẽ không phải là vấn đề chưa kể sức hút từ luận nhuận trước đó có thể kéo dòng vốn quay trở lại.
- Việc Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GPD quý 4 là trên 5,5% và GPD năm 2010 là 6,5% mà chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, tác động tâm lý lớn đến sự phát triển. Việc cấm ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán là việc nên làm nhưng chúng tôi tin tưởng là công ty chứng khoán sẽ đuợc thay thế làm việc này thông qua việc cho phép công khai nhà đầu tư được dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư chứng khoán. Thị trường vẫn pháp triển ổn định để kích thích nền kinh tế trong khi dòng tiền thật không ra nên vẫn đảm bảo được mục tiêu kìm chế lạm phát của chính phủ.
Từ những phân tích ở trên tôi kiến nghị các nhà đầu tư nên xem xét các cổ phiếu có lợi nhuận 3 quý tốt và đã giảm đáng kể theo thị trường để bắt đầu giải ngân.