Thanh khoản CTCK: Rủi ro từ nợ tiềm tàng
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Thanh khoản CTCK: Rủi ro từ nợ tiềm tàng

      Thanh khoản CTCK: Rủi ro từ nợ tiềm tàng
      Xem xét BCTC của một số CTCK, NĐT không thể tìm thấy nghĩa vụ nợ liên quan nào. Trong khi giới chuyên gia tài chính đều biết, nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ khó đòi của CTCK hiện nay phần lớn liên quan đến các hợp đồng hợp tác đầu tư.
      Ngày 23/11, Báo ĐTCK chính thức thông tin CTCP Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) khởi kiện CTCK Phố Wall (WSS), yêu cầu trả nợ gần 100 tỷ đồng. Thực ra, thông tin trên không mới vì đã râm ran trong giới đầu tư tài chính trước đó.
      Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, khi Toà án đã thụ lý vụ kiện thì xem lại báo cáo tài chính (BCTC) được kiểm toán soát xét gần nhất của WSS, nhà đầu tư vẫn không thể tìm thấy khoản nợ liên quan nào được trình bày trên bảng cân đối kế toán và trên mục tài khoản ngoại bảng hoặc trong thuyết minh BCTC.
      Xem xét BCTC của một số CTCK niêm yết khác, nhà đầu tư cũng không thể tìm thấy nghĩa vụ nợ tương tự. Trong khi giới chuyên gia tài chính đều biết, nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ khó đòi của CTCK hiện nay phần lớn liên quan đến các hợp đồng hợp tác đầu tư (hoạt động cung cấp margin cho các nhà đầu tư của CTCK). Đây là các khoản nợ tiềm tàng của CTCK phát sinh qua các giao dịch hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư.
      Ngày 1/6/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 74/2011/TT - BTC, hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, trong đó cho phép CTCK được sử dụng công cụ margin. Tuy nhiên, Trước khi Thông tư 74 ra đời, nhiều CTCK đã "xé rào" thực hiện nghiệp vụ này thông qua hợp đồng hợp tác với tổ chức tài chính để cung cấp tài chính cho nhà đầu tư.
      Trong trường hợp nhà đầu tư lỗ quá nặng, "chạy làng" mà CTCK không kịp xử lý tài khoản để thu hồi tiền trả tổ chức tài chính, CTCK sẽ có thêm nghĩa vụ thu hồi nợ theo ràng buộc của hợp đồng đã ký với tổ chức tài chính. Đây là nguyên nhân khiến nhiều CTCK tồn tại những khoản phải thu rất lớn, trong đó có nhiều đối tượng được coi là các bên liên quan, tiềm ẩn rủi ro khó thu hồi.
      Theo một số chuyên gia, trước khi Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn chi tiết việc trình bày công cụ margin trên BCTC, các thông tin về giao dịch margin có thể được trình bày dưới dạng ngoại bảng hoặc thuyết minh BCTC khi vận dụng chuẩn mực kế toán về dự phòng và các khoản tiềm tàng. Trong đó, các thông tin quan trọng cần được trình bày chi tiết như chính sách đòn bẩy, thời hạn cho phép sử dụng đòn bẩy cho từng loại cổ phiếu, số lượng và giá trị hợp đồng margin đã cung cấp cho khách hàng, ước tính nghĩa vụ nợ tiềm tàng của CTCK liên quan đến các hợp đồng mà khách hàng bỏ tài khoản. Chỉ khi trên BCTC trình bày được các thông tin đó, thì nhà đầu tư mới có thể hình dung được rủi ro tài chính thực sự mà CTCK phải gánh chịu. Liệu trong quá trình kiểm toán, soát xét, công ty kiểm toán có bỏ quên "khoảng trống" thông tin này?!
      Như đã biết, nợ tiềm tàng và chất lượng tài sản là hai yếu tố quan trọng nhất khi xem xét đến tính thanh khoản của CTCK. Các sự kiện được coi là dấu hiệu mất thanh khoản của CTCK Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và CTCK Tràng An (TAS) cho thấy, tính thanh khoản đặc biệt quan trọng đối với một tổ chức tài chính trung gian. Đây cũng là một tiêu chuẩn quan trọng nhất trong bộ tiêu chuẩn CAMELS (bao gồm 6 yếu tố: (C) Mức độ an toàn vốn, (A) Chất lượng tài sản có, (M) Quản lý, (E) Lợi nhuận, (L) Thanh khoản và (S) Mức độ nhạy cảm thị trường) mà UBCK dự định áp dụng nhằm đánh giá kỹ lưỡng mức độ an toàn tài chính của các CTCK.
      Được biết, đề án tái cấu trúc CTCK do UBCK xây dựng đang được trình duyệt. Một số CTCK lộ ra tình trạng mất thanh khoản càng đặt ra yêu cầu tái cấu trúc mạnh mẽ. Thậm chí, một số CTCK quá yếu kém phải bị buộc giải thể. CTCK không đáp ứng đủ yêu cầu về các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của Thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính là đối tượng phải xem xét đến đầu tiên. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, ngay cả các CTCK được coi là "đại gia", cũng cần phải thực thi các biện pháp tái cấu trúc.
      Thông thường, BCTC là cầu nối thông tin toàn cảnh về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp BCTC của CTCK như hiện nay, giao dịch rủi ro cao và đối với nhiều CTCK là mảng giao dịch có tỷ trọng doanh thu cao nhất lại không được trình bày trên BCTC. Như vậy, không chỉ nhà đầu tư, nhà quản lý thị trường cũng không thể có được những đánh giá tổng quan nhất, đưa ra được các bước tái cơ cấu đúng mục tiêu nhất. Để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm trước hết thuộc về lãnh đạo các CTCK, công ty kiểm toán và các cơ quan quản lý thị trường.
      Trọng Minh
      Đầu tư chứng khoán



      Xem bài viết: Thanh khoản CTCK: Rủi ro từ nợ tiềm tàng

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Tuấn Hải (28/11/2011 22:57)

      Chừng nào mấy chục CTCK chưa nổ thì chứng còn chết


      Xem bài viết: Thanh khoản CTCK: Rủi ro từ nợ tiềm tàng

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. CTCK mất thanh khoản: UBCK cần khuyến khích NĐT lên tiếng
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 10-11-2011, 02:41 PM
    2. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 24-08-2011, 05:27 PM
    3. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 24-06-2011, 02:50 PM
    4. Trả lời: 5
      Bài viết cuối: 31-03-2008, 02:39 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình