PHÒNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ
11
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN CÁO ĐẦU TƯ
Thị trường chứng khoán tháng 11/2009 – Cơ hội hay rủi ro?
Thị trường chứng khoán Việt Nam dường như đang đứng trước nhiều áp lực điều chỉnh giảm
trong tháng 11/2009:
Đầu tiên đó là sự thoái trào cuối tháng 10/2009 của chứng khoán thế giới: Sau bước ngoặt lần
đầu vượt mốc 10.000 điểm sau gần 1 năm trở lại đây, thị trường chứng khoán Mỹ bước vào
những ngày điều chỉnh khá mạnh và đóng cửa bằng phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng
3 tháng trở lại đây đã chấm dứt chuỗi tăng 7 tháng liên tục trước đó. Thị trường điều chỉnh
sau khi chạm ngưỡng kháng cự là điều tất yếu nhưng do niềm tin vào quá trình hồi phục kinh
tế của người Mỹ có phần suy giảm đã khiến áp lực chốt lời diễn ra mạnh mẽ. Điều này sẽ tác
động không nhỏ làm dấy lên sự bi quan trong tâm lý nhà đầu tư trong nước.
Thứ hai là tăng trưởng tín dụng đã vượt quá mục tiêu cả năm gây lo ngại đến nguồn cung tiền bị
hạn chế cũng như rủi ro chính sách trong thời gian tới: Tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày
30/10/2009 đã tăng 2,04% so với tháng trước và tăng 33,29% so với ngày 31/12/2008, vượt
khá xa chỉ tiêu tăng 30% cho cả năm 2009 trong khi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dự
kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm. Do vậy, làm gia tăng quan ngại về khả
năng NHNN sẽ có biện pháp “siết” tín dụng của các ngân hàng trong thời gian tới và điều này
sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, nhất là trong ngắn hạn khi đòn bẩy tài
chính của các nhà đầu tư có nguồn gốc chủ yếu từ hệ thống NHTM.
Thứ ba là tháng 11/2009, thị trường dường như có khá ít thông tin tốt hỗ trợ trong khi tin đồn xấu
đang phổ biến: Mùa công bố kết quả kinh doanh quý III/2009 đã qua, thông tin về gói kích cầu
cũng đã “ngã ngũ”, các thông tin vĩ mô mãi đến gần cuối tháng mới được công bố… khiến
không ít nhà đầu tư e ngại rằng thị trường sẽ thiếu lực đẩy để tiếp tục đi lên trong ngắn hạn
khiến các nhà đầu tư “lướt sóng”, sử dụng đòn bẩy tài chính cao bán ra chốt lời khá quyết liệt
khiến tâm lý các nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm tỏ ra hoang mang, nhất là trong
bối cảnh “loạn tin đồn xấu” như thời gian gần đây.
Các áp lực khác: Cũng như tháng trước, chúng tôi tiếp tục quan ngại vấn đề nguồn cung hàng
hóa mới trên thị trường liên tục gia tăng từ nay đến cuối năm, nếu dòng tiền không gia tăng
sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì sẽ là cơ hội cho các
nhà đầu tư. Vấn đề pha loãng cổ phiếu do các doanh nghiệp thực hiện chia thưởng, phát
hành khá rầm rộ trong thời gian qua và sắp tới đây mới thực sự là quan ngại trong dài hạn.
Mặc dù đứng trước nhiều áp lực giảm điểm nhưng trước thực tế là môi trường vĩ mô đang tiếp
tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, Chính phủ quyết tâm duy trì đà tăng trưởng kinh tế
thông qua việc tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng cường thêm gói kích cầu số 2 nhằm tạo
PHÒNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ
12
bước đệm an toàn và vững chắc hơn cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế cất cánh trong thời
gian tới. Bên cạnh những yếu tố cơ bản nâng đỡ thị trường kể trên chúng tôi cho rằng yếu tố vô
cùng quan trọng nữa là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ trong
tổng số các doanh nghiệp niêm yết cũng như quy mô thua lỗ liên tục giảm mạnh trong 4 quý trở
lại đây, đồng thời mức tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng, tổng lợi nhuận toàn thị trường (loại
trừ những công ty không có đủ dữ liệu để tính toán) quý III/2009 tăng 57,9% so với quý I/2009 và
tăng 6,1% so với quý II/2009, nguyên nhân tăng chậm lại chủ yếu do sự sụt giảm lợi nhuận của
các doanh nghiệp khối tài chính (VCB, ACB, STB, SHB, PVF) giảm 18,5%, các doanh nghiệp ngành
điện, DPM có lợi nhuận giảm do tính mùa vụ và các doanh nghiệp đã hoàn nhập dự phòng tài
chính nhiều trong quý II/2009 như REE, SAM… còn đại đa số các doanh nghiệp còn lại đều có lợi
nhuận quý III/2009 tiếp tục tăng trưởng ở mức khá cao. Tổng lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm
nay của toàn thị trường vẫn tăng trưởng 30,7% so với 9 tháng năm 2008, chính điều này là một
trong những nhân tố đưa chỉ số P/E bình quân toàn thị trường tính đến cuối tháng 10/2009 vừa
qua biến động giảm so với tháng trước. Đây được xem là thành công lớn của các doanh nghiệp
niêm yết Việt Nam. Trên nền tảng đã đạt được cùng với chính sách tiếp tục hỗ trợ lãi suất của
Chính phủ và kinh tế thế giới chuyển biến khả quan hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp sớm “tự
lập” và tiếp tục có tăng trưởng trong thời gian tới mặc dù mức tăng có thể khó đột biến như thời
gian vừa qua.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ DN NIÊM YẾT
ĐVT: Tỷ VND QIV/08 QI/09 QII/09 QIII/09
Số DN lỗ 76 29 28 14
Tỷ lệ lỗ 21.8% 7.5% 7.3% 3.9%
Tổng mức lỗ (4,555) (471) (394) (186)
Mức lỗ bình quân/DN (59.9) (16.2) (14.1) (13.3)
Nguồn: VDSC tổng hợp từ BCTC các DN niêm yết
Từ những đánh giá như trên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm khá lạc quan về triển vọng của thị trường
chứng khoán thời gian tới. Trong ngắn hạn, thị trường có thể có những phiên điều chỉnh giảm tất yếu
nhưng xu hướng chung trong trung, dài hạn vẫn là xu hướng đi lên; thị trường sẽ diễn biến theo quy
luật đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Do vậy, thị trường điều chỉnh giảm
mạnh nên được nhìn nhận là cơ hội hơn lớn hơn là rủi ro trong thời điểm hiện nay.
PHÒNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ