Hybrid View
-
25-11-2011 09:18 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Có không “lợi ích nhóm” trong chính sách tiền tệ?
Có không “lợi ích nhóm” trong chính sách tiền tệ?
Đây là nội dung được đại biểu Quốc hội đặt ra tại phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, chiều 24/11.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Trong nội dung chất vấn của mình, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đặt vấn đề: “Có dư luận cho rằng trong điều hành chính sách tiền tệ 4 tháng qua, nhiều chính sách của Thống đốc có xu hướng tạo thuận lợi cho nhóm lợi ích thắng lợi hơn, như chính sách siết trần lãi suất 14%/năm lợi cho ngân hàng lớn, khổ cho ngân hàng nhỏ; hay những sáng kiến trong lĩnh vực kinh doanh vàng...”.
Đại biểu Vinh yêu cầu Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho ý kiến về dư luận trên. Một điểm đáng chú ý là thời gian 4 tháng đó khớp với thời điểm ông Bình chính thức tiếp nhận vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho đến nay.
Một vấn đề khác mà đại biểu Vinh cũng đề nghị được Thống đốc giải thích rõ là lợi ích của các ngân hàng thương mại trong cơ chế điều hành lãi suất hiện nay.
Cụ thể, chủ trương hạ lãi suất cho vay xuống 17% - 19%/năm từ cuối tháng 9/2011 đã được triển khai, nhưng theo đại biểu này, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được những mức lãi suất đó, vẫn phải vay cao hơn nhiều. Trong khi đó, trần lãi suất huy động 14%/năm được duy trì và làm nghiêm, lợi ích của người dân trước lạm phát tăng cao được đảm bảo ra sao và ngân hàng đứng giữa hưởng lợi?
Cũng liên quan đến trần lãi suất huy động, phần lớn các ý kiến chất vấn đều tập trung ở cơ sở kinh tế, căn cứ cụ thể để đưa ra cơ chế trần đó, cũng như mức 14%/năm áp dụng thời gian qua. Có đại biểu nói, nghe Thống đốc lý giải thì hợp lý, nhưng trên thực tế thị trường lại có tình trạng vượt trần, hay khi làm nghiêm thì có hiện tượng người dân rút tiền gửi ở ngân hàng... “Vậy tính hợp lý của nó ở đâu khi xã hội không chấp nhận?”, đại biểu này đưa ra phản biện.
Ở một vấn đề khác, đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An) đưa ra một câu hỏi gọn: “Trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nếu xảy ra các xung đột lợi ích thì Thống đốc sẽ giải quyết thế nào?”. Đây cũng là một vấn đề được một số chuyên gia đặt ra trong các dòng chảy bình luận vừa qua, xem đó như một khó khăn, thử thách đối với việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
Nhiều câu hỏi khác liên quan đến việc giữ giá trị tiền Việt Nam, về tình trạng của tín dụng đen, về cơ chế quản lý kinh doanh vàng, khó khăn trong tiếp cận vốn của các doanh nghiệp… được các đại biểu đặt ra. Tuy nhiên, do thời lượng của phần chất vấn tại hội trường chiều 24/11 có hạn, nên phần trả lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ được chuyển tiếp vào sáng ngày mai (25/11).
Tuy nhiên, trong thời lượng ít ỏi của chiều 24/11, ông Bình cũng đã có những giải đáp nhất định liên quan đến cơ chế điều hành lãi suất và thực tế hiện nay.
Ông lý giải: cơ chế trần lãi suất với quy định 14%/năm được áp dụng vào cuối năm 2010. Quốc hội đã thông qua định hướng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2011 ở thời điểm đó là 7%. “Kỳ vọng lạm phát của chúng ta là 7%, mà lãi suất huy động những 14%. Tôi cho rằng trần lãi suất đó là quá tích cực, quá có lãi đối với người gửi tiền”.
Tuy nhiên, cái không tích cực mà tân Thống đốc đưa ra là trần lãi suất đó đã để quá lâu. “Đến khi bước vào năm 2011, lạm phát tăng liên tục trong những tháng đầu năm. Đến tháng 6, tháng 7 chúng ta vẫn để trần lãi suất như vậy. Tính chất linh hoạt của lãi suất đã bị mất đi, nó không phản ánh đúng quan hệ cung - cầu tiền tệ trên thị trường. Cho nên giai đoạn đó, tôi khẳng định rằng nếu bà con có bị thiệt thì cũng bị thiệt trong giai đoạn đó”, Thống đốc nói.
Nhưng kể từ tháng 8 trở lại đây, lạm phát có chiều hướng giảm tốc. Và, việc kiểm soát kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế theo Thống đốc là rất quan trọng: “Đến tháng 8 thì trần lãi suất đó là tích cực. Vì đến tháng 8 là chúng ta trả lãi suất cho một năm tiếp theo, chứ không phải trả cho một năm đã qua. Do đó từ tháng 8 đến nay chúng tôi khẳng định trần lãi suất đó là ý nghĩa, cả về lý luận khoa học lẫn thực tiễn”.
Cùng với khẳng định trên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước còn nói rằng hiện nay tuyệt đại đa số các doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, hiệu quả đều tiếp cận được vốn với lãi suất cho vay từ 17% - 19%, thậm chí thấp hơn. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận là do phải kiềm chế tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng không có nhiều vốn nên một bộ phận doanh nghiệp chưa tiếp cận được.
Đáng chú ý là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết định hướng, với lạm phát tăng thấp trong tháng 11 này thì nhà điều hành có điều kiện để xem xét lại việc giảm trần lãi suất huy động, cũng như lãi suất điều hành.
Minh Đức
tbktvn
Xem bài viết: Có không “lợi ích nhóm” trong chính sách tiền tệ?
-
25-11-2011 09:18 AM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Hoàng Văn Thành (25/11/2011 9:8)
Thời điểm này giảm lãi suất là quá sớm. NHNN cần tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt. Giúp cho việc tái cơ cấu nến kinh tế, nới thời điểm này chắc chắn để lại những hệ lụy cho những năm tới. Hãy để cho những quả bóng (BĐS, Chứng khoán) về đúng giá trị thực của nó.
Xem bài viết: Có không “lợi ích nhóm” trong chính sách tiền tệ?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tái cấu trúc và lực cản nhóm lợi ích
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-10-2011, 09:11 AM -
Ông Bùi Kiến Thành: Chính sách tiền tệ không thể "gánh" hết lỗi gây lạm phát
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 30-09-2011, 10:48 PM -
Siêu bão vàng và... "nhóm lợi ích"!
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 25-09-2011, 09:28 PM -
Cú đánh vào 'nhóm lợi ích' xăng dầu
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 23-09-2011, 08:09 AM
Bookmarks