-
31-10-2009 09:25 AM #1
- Ngày tham gia
- Aug 2008
- Bài viết
- 19
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Phân tích thị trường tuần tới 2-6/11
Phân tích thị trường tuần tới 2-6/11
Vào ngày thứ 2 mời các bạn đón đọc bài phân tích tháng trên báo Sài Gòn đầu tư tài chính ( tờ báo của báo Sài Gòn Giải Phóng)
Với thị trường CK mỹ vào tối thứ 6 là mộc ác mộng với nhà đầu tư, một ngày GDP tăng 3,5% một ngày lo ngại của các chuyên gia về tiêu dùng. Làm thị trường này giảm quá mạnh, mức giảm mạnh đến nổi không ai dự đóan nổi ngày trước đó. ””Điều này sẽ giúp thị trường CKVN tăng tốc vào phiên đầu tuần””
Từ cách đây hơn một tuần cái nốc nhà 30% là một trong những điều lo lắng khá quan trọng của dieucai, hôm nay thông tin này được công bố như sau:
Dư nợ tín dụng đã lên tới trên 33%
Theo thống kê, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 10/2009 ước đạt 1.690.450 tỷ đồng, tăng 1,85% so với cuối tháng trước; tăng 25,72% so với tháng 12/2008.Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày 30/10/2009 đã tăng 2,04% so với tháng trước và tăng 33,29% so với ngày 31/12/2008. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng VND tăng 2,03% so với tháng trước và tăng 39,46% so với tháng 12/2008, còn dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước tăng 2,06% so với tháng trước và tăng 10,18% so với cuối năm ngoái.Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán (M2) tính đến ngày 30/10/2009 ước tăng 1,52% so với tháng trước và tăng 23,99% so với tháng 12/2008. Còn tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng lại giảm 0,34% so với tháng trước và tăng 14,88% so với 31/12/2008.Cũng theo số liệu thống kê, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 10 năm 2009 ước đạt 1.690.450 tỷ đồng, tăng 1,85% so với cuối tháng trước; tăng 25,72% so với tháng 12/2008. Trong đó, huy động vốn VND ước đạt 1.342.500 tỷ đồng, tăng 2,07% so với tháng trước, tăng 30,51% so với tháng 12/2008; huy động vốn bằng ngoại tệ ước đạt 347.950 tỷ đồng, tăng 1,0% so với tháng trước và tăng 10,14% so với 31/12/2008.Như vậy, cho tới tới điểm này, tổng dư nợ tín dụng đã vượt trên ngưỡng 30% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra trong năm nay. Thậm chí, nhiều khả năng còn có thể vượt cả mức dự báo 34-35% mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra hồi tháng trước.Dư nợ tín dụng tăng cao khiến không ít chuyên gia kinh tế băn khoăn lo ngại về khả năng tái lạm phát. Bởi vậy, đã có những đề xuất về việc nên cân nhắc thắt chặt chính sách tiền tệ.Tuy nhiên, theo khẳng định mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, khả năng thắt chặt tiền tệ trong năm nay sẽ không xảy ra. Hiện nay, lãi suất cơ bản vẫn được áp dụng ở mức 7%.
Theo Hà Nguyễn
Đầu tư
Tiếp theo việc xử lý dư nợ tăng quá nhanh hiện nay như thế nào là một câu hỏi còn bổ ngõ, đối với các bạn, các nhà đầu tư có nghiên cứu sâu hơn về kinh tế vĩ mô sẽ hiểu được cần phải làm gì để giữ ổn định và phát triển kinh tế bền vững, dieucai tin rằng những gì mà ngân hàng nhà nước đang làm và sẽ làm trong thời gian tới là điều hành chính sách tiền tệ đúng hướng.
Tôi nghĩ trước nhưng lời kêu gọi liên tục trong các phiên vừa qua việc hạn chế dùng đòn bẩy nhằm tránh cho việc rủi ro và thua lỗ năng, mất đi cơ hội hiếm có cho nhà đầu tư. Trong đầu tư chứng khóan luôn có những niềm tin và việc kêu gọi này gặp phải xự phản đối kịch liệt của một số nhà đầu tư là hết sức bình thường, tuy nhiên thị trường sẽ trả lời cho chúng ta biết, diễn biến của thị trường phức tạp thế nào…
Hiện nay điều đáng lo ngại kế tiếp là việc dùng đòn bẩy tài chính, một khi công cụ này hạ thấp sẽ làm thanh khỏan sụt giảm. trong khi đó nguồn cung niêm yết mới tăng cao, làm sức hấp dẫn trên thị trường giảm xuống. việc nhà đầu tư thận trọng cũng không phải là thừa.
Các nhà đầu tư CK hãy suy nghĩ rõ ràng hơn. Trong đầu tư CK lãi suốt 8 tháng qua, nếu giờ có bị thủng một tí trên TK cũang không sao, quan trọng là xử lý làm sao để tt đến đáy mà KL CP nhiều nhất với khỏan lỗ thấp nhất.
Một trong những chiến lược hiện nay phù hợp nhất đó là: ( ngày xưa ông cha ta đào hầm chống mỹ, nay chúng ta chỉ giăng mùng chống muỗi mà thôi. Hãy nghĩ công sức này tất sẽ rõ đâu có gì khó khăn)
1. Đối nhà đầu tư dùng đòn bẩy tc hãy kìm chế, xử lý nhằm đưa mình về thế an tòan, tránh thua lỗ lớn
2. Đối với nhà đầu tư tòan, nhiều cp, cố chấp thì không có ý kiến nào cả
3. Đối với nhà đầu tư rủng tỉnh tiền:
Nhà đầu tư nên mua theo hình kim tự tháp trong trường hợp thị trường tích lũy và đi xuống càng mua phải càng mua lớn, với sức mua có thể tính đến mốc 540. Trong đó những đợt bulltrap vài phiên thì tính chuyện bán cổ phiếu có sẵn đã mua trước đó. Kết quả là tìm thấy đáy với một lượng cp khá lớn trong tại khỏan. Nhà đầu tư được cái lớn lớn nhất là có chân trong thị trường với khỏan lỗ nhỏ nhất, với lượng cổ phiếu lớn nhất khi thị trường tìm thấy đáy. Hiện nay nền kinh tế đang đi lên, xu thế dài hạn vẫn tốt, nhiều tiềm năng, chính vì vậy sự giảm giá của thị trường là ngắn hạn. tóm lại mua theo hình kim tự tháp là chiến lược hòan hảo nhất. trong trường hợp đã mua rồi mà thị trường xuất hiện thông tin tốt đương nhiên cổ phiếu đã mua đã có lãi thì nhà đầu tư xem xét mua thêm nữa nhự vậy chiến lược này thích hợp và khắc phục nhược điểm mà không đứng ngoài thị trường.
Nhà đầu tư mua những cổ phiếu có nhưng tiêu chi như EPS 9 tháng vừa qua cao, thuộc loại tốt nhất, mức giá cũng thuộc loại tốt nhất. BV càng cao càng tốt, cao để đón đầu chia thưởng cổ phiếu. và phải dự đóan được EPS 2 quý tới ra sao. Và tính đến phương án thông tin cp đã sẽ công bố tốt dần dựa trên ngành của doanh nghiệp đó hoạt động tốt dần lên.
Một số CP như: B82, PAC, BMP, NTL, REE, SAM, SSI, VSC, D2D, GMD, PVD, SJS, SDT, NLC, CJC, TS4, DHA, HPG, LGC…là những cổ phiếu nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông tin.
4. Đối với nhà đầu tư còn nhiều cp mà những co này đã giảm nhiều thì tính chuyện cơ cấu sang cổ phiếu tốt hấp dẫn hơn, có tính tăng mạnh trong dài hạn, đồng thời tận dụng tối đa cổ phiếu có sẳn nhằm giao dịch t0. T1, t2.. nhằm hưởng lợi trong những phiên tăng giảm bất thường.
5. Các nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu với mọi giá, nhằm tránh bán đáy, tạo nên tâm lý không tốt cho thị trường, cần linh hoạt và tim hiểu cách mua bán sao cho có lợi nhất về phía mình.
Nền kinh tế xét về dài hạn vẫn diễn biến tốt, ttck trong xu hướng dài hạn vẫn tiến triển tốt, trong ngắn hạn có một số khó khăn, những khó khăn này cũng không đáng lo ngại, có gì thì để cp đầu tư dài hạn luôn, có sao đâu. Chỉ mất có chút đỉnh lời, k sao cả, đâu tư từ 8 tháng qua lãi đến hàng trăm %, nay tt mới giảm đôi % k có gì đáng lo.
Ngay cả các quỹ đầu tư lớn như VFM, hãy các quỹ lớn trong nước như quỹ của SSI, lại bán cổ phiếu ra khi vni dần đi vào vùng 580 trở lên, điều này có gì làm chúng ta suy nghĩ không.
Về thông tin gói kích cầu 2 đã rõ, ở đây dieucai nhấn mạnh gói này là không đủ làm tt đi lên, mà có thông tin gói này là giúp người ta bán cổ phiếu đi, người ta chờ gói này ra để bán cp với giá tốt hơn, nhà đầu tư hãy cẩn thận, còn xét về kinh tế thì đương nhiên tốt, chỉ không tốt cho chứng khóan trong ngắn hạn. tuần tới sẽ rõ tất cả. ở đây không có gì liên quan mà ngoài chứng khóan
Vấn đền đòn bẩy tài chính: không phải là chuyện nhỏ, nói vậy là đủ hiểu rồi..
Nhà đầu tư nói chuyện thông qua chat: dieucai@ymail.com. Ép nguyên cả níc, chúc đầu tư thành công.
-
31-10-2009 10:16 AM #2
Junior Member- Ngày tham gia
- Apr 2009
- Bài viết
- 78
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thú thực là em thấy mấy bài bác viết cứ củ chuối làm sao ấy. Không thể đọc hết được. Nhìn thôi đã thấy nhức mắt vì chữ chi chít dày đặc.
Theo em, gói kích cầu 2 là ổn. Hiện giờ là thời kì phục hồi ko phải là khủng hoảng, khói thứ 2 chỉ mang tính chất hỗ trợ nền kinh tế sau khủng hoảng, là một liều thuốc bổ, ko phải kháng sinh. Kháng sinh thì giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật, còn thuốc bổ chỉ dùng để hồi phục sức khỏe thôi. Nhiều quá dùng ko hết nó phí đi.
Thêm nữa khi gói 2 tập trung vào dn xk và doanh nghiệp nhiều lao động sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, mà vấn đề quan trọng nhất là minh bạch hóa nguồn vốn được sử dụng. Thế thôi, đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng em comment trong topic của bác, vì nó cứ củ chuối thế nào ấy
-
31-10-2009 10:47 AM #3
Member- Ngày tham gia
- Dec 2005
- Bài viết
- 407
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
Đúng thế, giờ là giai đoạn bồi bổ thêm nên chỉ có ngoooon mà thui.
-
31-10-2009 11:26 AM #4
Member- Ngày tham gia
- Sep 2009
- Bài viết
- 310
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
31-10-2009 11:56 AM #5
Bác không đọc hết (không hiểu hết) được nội dung thì đừng phê bình (có đọc hết, hiểu hết đâu mà phê bình)... chữ khó đọc thì bỏ tiền ra chọn mua báo viết in màu, chữ to mà đọc cho nó rõ mà đọc (vào đây đọc miễn phí mà lị). Sao comments của bác sao không liên quan gì bài viết vậy? hay là 4room nào cũng cứ pót mấy các comments này lên?
-
31-10-2009 12:07 PM #6
Tuần tới từ 02/11 đến 06/11 là tuần của Sóng tăng họ nhà GAS
.....Khát vọng làm giàu chính đáng từ TTCK.
-
31-10-2009 01:14 PM #7
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Bất ổn trên thị trường Mỹ tăng cao
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu,chỉ số biến động giao dịch quyền chọn hay còn gọi là chỉ số VIX tăng mạnh nhất trong 1 năm.
Nhà đầu tư trên thị trường Mỹ lo lắng sau khi tiêu dùng cá nhân giảm trong tháng 9/2009 và nhà đầu tư nổi tiếng Carl Icahn hỗ trợ việc xin bảo hộ phá sản của ngân hàng CIT.
Phiên ngày thứ Sáu, chỉ số VIX tăng 24% lên mức 30,59 điểm và ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ ngày 22/10/2008.
Chỉ số VIX đã hồi phục từ ngày 22/10 khi chỉ số này đóng cửa mức thấp của năm 2009, mức 20,69. Chỉ số này đã đứng ở mức trung bình 20,27 trong lịch sử 19 năm của chí số.
Đầu tháng này, chỉ số giảm 10 phiên liên tiếp bởi dự đoán kế hoạch kích cầu của chính phủ và đảm bảo các khoản vay sẽ có thể chấm dứt thời kỳ suy thoái tệ hại nhất trong 7 thập kỷ.
Chỉ số VIX tương lai cũng tăng điểm. Chỉ số VIX của tháng 11/2009 tăng 11% lên mức 27,85 điểm. Chỉ số VIX của tháng 1/2010 tăng 5,1% lên mức 27,95 điểm.
Chỉ số VIX là dấu hiệu về sự bất ổn. Chỉ số ở mức thấp là một tín hiệu tốt. Chỉ số ở mức cao là tín hiệu không mấy tốt đẹp về thị trường.
Chỉ số biến động giao dịch quyền chọn (CBOE) hay còn gọi là VIX đã biến động mạnh trong năm qua. Khi thị trường biến động mạnh, chỉ số này lên mức 80, thông thường chỉ số này duy trì ở mức 20.
Xét ở một phương diện nhất định, đó là chỉ số đo biến động của thị trường, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chỉ số trên đo về nỗi sợ nhiều hơn là biến động của thị trường.
Chỉ số VIX quan trọng đối với nhà đầu tư bởi đây là dấu hiệu về sự bất ổn. Chỉ số ở mức thấp là một tín hiệu tốt. Chỉ số ở mức cao là tín hiệu không mấy tốt đẹp về thị trường.
Chỉ số lên mức đỉnh cao 80,86 điểm vào tháng 11/2008 và vào tháng 5/2009 rơi xuống dưới mức 30 lần đầu tiên trong 8 tháng. Chỉ số lên mức đỉnh cao trong ngày giao dịch vào ngày 24/10/2008 là 89,53 điểm.
Chỉ số VIX đo biến động của S&P 500 trong 30 phiên giao dịch tới bằng việc sử dụng dữ liệu về quyền chọn từ 500 cổ phiếu công ty thuộc chỉ số này. VIX đo biến động trung bình từ một giỏ quyền chọn.
Giá của một quyền chọn cho phép nhà đầu tư quyền bán hay mua một cổ phiếu ở một mức giá đã được chấp thuận phụ thuộc vào biến động của cổ phiếu đó. Nếu cổ phiếu biến động mạnh, tăng giá hay giảm giá quá mạnh, quyền chọn càng trở nên có giá trị hơn.
Khi thị trường chứng khoán mất điểm mạnh trong năm 2008, nhà đầu tư đã sử dụng quyền chọn bán rất nhiều để bảo vệ cho danh mục đầu tư của họ khỏi sự suy giảm quá sâu của thị trường.
Bởi chỉ số VIX được dùng để tính toán biến động ngắn hạn của thị trường, việc tính toán chỉ số này chỉ có giá trị trong 2 tháng. Chỉ số đo nỗi sợ trong khoảng thời gian ngắn hạn. Dù nhiều nhà đầu tư coi VIX như chỉ báo về đáy của thị trường, chỉ số này không có nhiều ý nghĩa trong dài hạn.
Chỉ số VIX phụ thuộc vào sự lo sợ của nhà đầu tư về khả năng giá chứng khoán tiếp tục hạ.
Theo Time, Bloomberg
http://.vn/20091031100440414CA32/bat...y-tang-cao.chn.
Theo như phân tích và các thông tin ở .vn về TT Mỹ thì quả thật là sang đầu tuần này thứ 2/11 thì không biết thị trường chứng của VN sẽ đi đâu về đâu.
Hjc đen cho em quá mới tập đi buôn chứng đã gặp chứng sắp unggggg
-
31-10-2009 01:15 PM #8
MÌnh có thắc mắc là cái vụ "cân đối giảm" của Pác . Theo lí thuyết "kim tự tháp" của Jessi Livermore thì chúng ta cần thiết "cân đối tăng " giá mua và "cân đối giảm" giá bán .
Thứ 2 , nói ra có ji đụng hàng thì thông cảm ! Tôi nhận định tuần sau VNI hướng tới mốc dứoi 560 , nhưng ngày thứ 2 sẽ tăng nhẹ . Chính xác thì tui cho rằng VN sẽ trải qua đợt điều chỉnh trung bình ; đáy tôi ước tính sẽ là 540-550 .
Mua vào khi có tin xấu và bán ra khi có tin tốt là 1 trong những thủ thuật xảo trá tài tình nhất của các BBS trên TTCK , đặc biệt là BBS của các penny . Vì vậy với các NDT lướt sóng , bạn chỉ nên đt khi biết mình làm ji và rủi ro như thế nào trong giai đoạn này , đừng để lòng tham làm mờ mắt , để rồi bị các BBS "vặt lông" , "bóc lột" .Tôi chỉ có 1 ham muốn , 1 ham muốn tột bậc là được thấy nụ cười mãn nguyện , vui vẻ hạnh phúc của tất cả mọi người trên thế giới . Niềm vui của mọi người là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi .
Số ĐT của tôi : 0949732398 .
-
31-10-2009 01:17 PM #9
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
9 ngân hàng Mỹ đóng cửa trong 1 ngày
9 ngân hàng tại bang California, Illinois, Texas, và Arizona thuộc tập đoàn ngân hàng FBOP đã đóng cửa. Tổng số ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm nay vọt lên con số 115.
9 chi nhánh của tập đoàn ngân hàng FBOP, một tập đoàn ngân hàng trong đó bao gồm ngân hàng National Bank of Los Angeles, đã sụp đổ trong ngày thứ Sáu. Khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ chưa chấm dứt.
Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) cho biết 9 ngân hàng trên có tổng tài sản 19,4 tỷ USD và tổng tiền gửi 15,4 tỷ USD. 9 ngân hàng trên sẽ thuộc về sở hữu của US Bankcorp of Minneapolis và mở cửa hoạt động trở lại trong ngày hôm nay trong vai trò chi nhánh của U.S Bank.
Người gửi tiền tại 9 ngân hàng đều được bảo hiểm với mức trần mỗi tài khoản là 250 nghìn USD.
Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi cho biết họ đã thực hiện thỏa thuận với U.S Bank về việc mua lại tài sản, theo đó hai bên sẽ cùng chia sẻ thiệt hại trong nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận thu được từ tài sản bằng việc duy trì số tài sản trên trong lĩnh vực tư nhân.
Tập đoàn ngân hàng FBOP bắt đầu hoạt động năm 1981 và sau đó phát triển thành ngân hàng lớn thứ 46 của nước Mỹ với hơn 18 tỷ USD tài sản.
Tập đoàn ngân hàng FBOP bị tác động tiêu cực từ việc Bộ Tài chính Mỹ tiếp quản hai tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac. Quyết định của Bộ Tài chính trong việc loại bỏ cổ phiếu ưu đãi tại 2 tập đoàn trên khiến nhiều ngân hàng và tổ chức bảo hiểm khác thua lỗ.
FBOP cũng chịu tác động nặng nề bởi sự đi xuống của thị trường bất động sản thương mại.
Theo CNNMoney
-
31-10-2009 01:18 PM #10
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2009
- Bài viết
- 162
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
31-10-2009 01:18 PM #11
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thu nhập người Mỹ không tăng, lạm phát “nhích” chậm, tiêu dùng giảm trong tháng 9
Thu nhập người dân đi ngang trong tháng 9/2009 cho thấy tiêu dùng người Mỹ sắp tới sẽ đi xuống, người ta lo ngại về mùa mua sắm u ám và triển vọng kinh tế trì trệ.
Ông Sung Won Sohn, chuyên gia kinh tế tại California State University's Smith School of Business, cho rằng đà phục hồi kinh tế sẽ rất yếu. Người tiêu dùng không thể có nhiều khả năng chi tiêu, lương của họ đang giảm, cùng lúc đó không tiếp cận được với tín dụng.
Lo ngại về nền kinh tế bắt nguồn từ những số liệu kinh tế mới công bố của chính phủ khiến thị trường Mỹ giảm điểm trong ngày thứ Sáu, mức tăng ấn tượng trong ngày trước đó chấm dứt. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 250 điểm, các chỉ số khác cũng giảm điểm sâu.
Bộ Thương mại Mỹ công bố thu nhập người Mỹ tháng 9 không thay đổi trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Tiêu dùng người dân, đóng góp 70% vào kinh tế Mỹ, giảm 0,5% trong tháng 9, ghi nhận mức giảm đầu tiên trong 5 tháng và mức giảm sâu nhất từ tháng 12/2008.
Ông David Wyss, chuyên gia kinh tế trưởng tại Standard & Poor's ở New York, cho biết việc giá năng lượng và nhiều vấn đề phát sinh trong những tuần tới sẽ khiến doanh số tăng cao, các hãng bán lẻ sẽ phải gánh chịu mùa mua sắm ảm đảm.
Giá xăng tại Mỹ liên tiếp lập kỷ lục trong thời gian gần đây. Mỗi người Mỹ như vậy sẽ phải chi thêm khoảng 50USD/tháng cho tiền năng lượng và vì thế họ sẽ buộc phải giảm chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Việc chi tiêu giảm trong tháng 9 dẫn dến tỷ lệ tiết kiệm leo lên mức 3,3% thu nhập sau thuế từ mức 2,8% của tháng 8/2009. Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng các hộ gia đình sẽ tiếp tục phải tăng tiết kiệm và khôi phục lại khả năng tài chính sau thời kỳ thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm ngoái.
Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ chưa tăng cao, chỉ số lạm phát có liên quan trực tiếp đến tiêu dùng người dân chỉ tăng 0,1% trong tháng 9/2009 sau khi tăng 0,3% trong tháng 8/2009. Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số tăng 1,3% trong năm qua, vẫn ở trong giới hạn an toàn của FED.
Theo AP
-
31-10-2009 01:20 PM #12
Platinum Member- Ngày tham gia
- Nov 2008
- Bài viết
- 2,515
- Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi
TTCK như biển khơi không lúc nào là không có sóng tuy nhiên nhà đầu tư sẽ không lướt được bởi sóng sẽ không hoàn chỉnh T+4, mà chỉ là sóng T+ vậy hãy lướt những cổ tốt mà mình đang giữ, có thể ngay trong phiên cũng làm được 5 -10%. Số CP không đổi mà TK vẫn tăng.ok
-
31-10-2009 01:20 PM #13
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Đồng đô la mất giá: chấp nhận hay phản kháng?
Đồng đôla mất giá gây nhiều xáo trộn tại những quốc gia áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.
Xét về mặt nào đó, đồng đô la suy yếu lại là tin tốt cho thế giới. Theo sau sự hồi phục kinh tế là sự trỗi dậy của các hoạt động đầu tư rủi ro cao như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp.
Trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà đầu tư chỉ tìm đến những tài sản an toàn và có tính thanh khoản lớn như trái phiếu chính phủ Mỹ.
Lượng cầu lớn đổ vào các tài sản an toàn đã đẩy đồng đô la tăng giá sau sự sụp đổ của Lehman Brothers tháng 9 năm ngoái.
Giờ đây, khi nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán đang bật lên thì đồng bạc xanh lại quay về xu hướng giảm giá, gây không ít khó khăn cho những quốc gia áp dụng tỷ giá thả nổi.
Họ có ba lựa chọn để phản ứng lại quá trình này: can thiệp trực tiếp ngăn không cho đồng nội tệ tăng giá, gián tiếp làm giảm giá bản tệ bằng các tuyên bố, hoặc là phải chấp nhận điều này.
Brazil đã chọn cách thứ nhất. Bị hấp dẫn bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế và lãi suất ngắn hạn cao, các dòng vốn nước ngoài ào ạt đổ vào nước này, đẩy cổ phiếu trong nước và đồng real (bản tệ của Brazil) lên giá.
Để ngăn chặn làn sóng này, tuần qua chính phủ Brazil đã áp đặt lại thuế đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu và trái phiếu.
Dù còn nhiều nghi ngờ về kết quả dài hạn của biện pháp này, nhưng thực sự chúng đã có tác dụng tức thời: đồng real đã giảm 2% sau khi đã tăng hơn 1/3 giá trị kể từ tháng 3. Thị trường chứng khoán Brazil cũng giảm gần 3%.
Một số quốc gia khác sử dụng phương pháp gián tiếp.
Trong bản tuyên bố đưa ra sau hội nghị bàn về chính sách tiền tệ vào ngày 20/10, ngân hàng trung ương Canada cho rằng đồng đô la Canada quá mạnh sẽ cuốn phăng tất cả những tin tức tốt lành từ nền kinh tế trong ba tháng qua.
NHTW Canada lập luận rằng đồng nội tệ tăng giá sẽ gây áp lực làm giảm xuất khẩu và khiến lạm phát quay lại mục tiêu 2% muộn hơn dự tính.
Thị trường ngoại hối đã phản ứng nhanh chóng trước tuyên bố này: đồng đô la Canada giảm 2% so với đô la Mỹ.
Nỗ lực của châu Âu để kiềm chế đồng USD suy giảm lại tỏ ra ít tác dụng hơn.
Ông Henri Guaino, cố vấn của tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đã miêu tả tỷ giá 1,5 USD đổi 1 euro vừa được thiết lập tuần qua như là một “thảm họa”. Ngài Sarkozy cũng thường xuyên than vãn về khó khăn của những nhà xuất khẩu khi euro tăng giá.
Tuy nhiên, những quốc gia khác trong khu vực đồng euro tỏ ra ít lo lắng hơn.
Bộ trưởng tài chính Hà Lan Walter Bos nói đơn giản: ”Đồng euro lên giá phản ánh sức mạnh của nền kinh tế châu Âu”. Đối với các công ty của Đức, nước xuất khẩu hàng đầu châu Âu, thì mức 1 euro đối 1,5 USD vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng.
Mặc dù đồng euro tăng đột ngột, nhưng những nhà xuất khẩu Đức vẫn làm ăn tốt nhờ lượng cầu về tư liệu sản xuất chuyên biệt từ khu vực châu Á và Trung Đông dường như không bị ảnh hưởng bởi giá cả.
Ngược lại, Pháp đang gặp nhiều khó khăn hơn. Bản báo cáo đầu năm nay của Ủy ban châu Âu cho thấy các nhà xuất khẩu của Pháp đã bị giảm thị phần trong thập niên ra đời đầu tiên của đồng euro.
Các quốc gia khác trong khu vực như Hy Lạp, Ireland, Italia hay Tây Ban Nha ít nhiều được hưởng lợi vì các khoản nợ phải trả giảm giá trị.
Nhưng dù vậy,vẫn còn đó nỗi lo ngại khi nguy cơ đồng đô la sụt giảm có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, ông Jean-Claude Trichet lặp đi lặp lại quan điểm của ông rằng những nhà hoạch định chính sách hai bờ Đại Tây Dương đều nhất trí một đồng đô la mạnh là vì lợi ích của nước Mỹ.
Điều này thể hiện quyết tâm chung trong việc ngăn chặn USD trượt giá. Nhưng trên thực tế, nước Mỹ cần đồng đô la suy yếu để vực dậy nền kinh tế và tái cấu trúc nó theo hướng xuất khẩu, tránh dựa vào tiêu dùng trong nước.
Trung Quốc và một số quốc gia châu Á đã chọn cách đi theo bước suy yếu của USD, vì thế gánh nặng điều chỉnh tỷ giá được dồn cả cho euro.
Các ủy viên hội đồng kinh tế EU, ông Trichet và ông Joaquin Almunia cùng với ngài Jean-Claude Juncker, chủ tịch hội đồng bộ trưởng tài chính các nước châu Âu, sẽ có chuyến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay để gây áp lực buộc đồng nhân dân tệ tăng giá.
Một số người nghĩ rằng giải pháp hoàn toàn nằm trong quyền hạn của ECB: nếu ECB hạ lãi suất thì đồng euro sẽ giảm giá so với USD.
Tuy nhiên, dù lãi suất cơ bản của ECB là 1%, cao hơn của Fed, nhưng cũng đã là quá nới lỏng, bởi các ngân hàng thừa thãi tiền từ những khoản vay dài hạn đã đẩy lãi suất trên thị trường xuống mức ngang bằng với các nước phát triển khác.
Stephen Jen, giám đốc quỹ đầu cơ BlueGold Capital, cho rằng một đồng euro mạnh thậm chí có thể có ích khi cho phép ECB duy trì chính sách nới lỏng lâu dài hơn.
Nhưng rốt cuộc ECB vẫn phải đối mặt với vấn đề cũng đang khiến các ngân hàng trung ương khác đau đầu: chừng nào Mỹ còn giữ lãi suất thấp thì những nỗ lực thắt chặt tiền tệ của họ (thậm chí cả những biện pháp vụng trộm để không làm tăng lãi suất chuẩn) đều khiến đồng nội tệ mạnh hơn.
Dường như đó cũng là cái giá mà ngân hàng trung ương Australia sẽ phải trả. Ngày 6/10, hội nghị bàn về chính sách của ngân hàng này đã quyết định tăng lãi suất cơ bản và bỏ qua vấn đề tỷ giá.
Những người ấn định lãi suất nước này quy cho việc đồng đô la Australia lên giá là do nền kinh tế vững vàng và hàng hóa cơ bản được giá.
Tương tự như vậy, thống đốc ngân hàng trung ương New Zealand Alan Bollard nói với các chính trị gia rằng đồng đô la kiwi lên giá sẽ không cản trở việc nâng lãi suất lên cao hơn.
Vào thời điểm kinh tế thế giới rơi tự do, tất cả các quốc gia đều tìm cách kích thích kinh tế trong nước. “Điều tưởng như là sự phối hợp đó lại là sự trùng hợp” – ông David Woo thuộc Barclays Capital nói.
Thế nhưng sự hồi phục lại không ngang bằng nhau giữa các quốc gia. Những nước có quan hệ chủ yếu với các nền kinh tế mới nổi châu Á như Australia vẫn lạc quan khi đồng bạc xanh mất giá, thậm chí ngay cả Nhật Bản cũng không quá lo lắng.
Tuy nhiên ở bất cứ nơi đâu thì đồng đô la suy yếu cũng sẽ đem lại nhiều thách thức hơn.
Theo Economist
-
31-10-2009 01:23 PM #14
- Ngày tham gia
- Aug 2007
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Vni những ngày tới?
I Nhận xét chung về VNI :
1 Về dài hạn:
VNI đang ở sóng III tăng trưởng.
2 về ngắn hạn :
a,b,c.VNI đang ở thời kỳ kết thúc sóng 5 chuyến sang sóng ĐC
II Nhận xét chung về thị trường:
1 Đáy: 24/2/09 =235
2 Đỉnh: 22/10/09 =624
3 Chênh lệch đáy đỉnh:
624-235=389
4 50% của đáy đỉnh:
389:2 =194
5 Số lợi nhuận các Nhà chuyên nghiệp kỳ vọng là : 194 P
6 VNI các nhà chuyên nghiệp có thể chấp nhận là :
624-194 =430
Con số 430 có thể giao động, và thời gian cũng có thể thay đổi trong quí còn lại của năm tài chính 2009.
III Tình hình thế giới:
Các thì trường châu Mỹ , châu Âu, châu Á đang ở TK điều chỉnh giảm giá,
VI Phân tích FA của VNI : Nói chung là tốt
V Phân tích TA của VNI : Đỉnh 624.
R1 587;R2 550; R3 595; R4 460:
VI Nhìn nhận thực tế cụ thể của thị trường chứng khoán việt nam:
1 Cung cầu :
$ Cầu tăng nhanh do:
Só tài khoản tăng nhanh >30% phần nhiều là người trẻ , giỏi IT, giao dịch trực tuyến, sử dụng đòn bẩy tài chính, tạo nhóm, tạo sóng liên kết Bắc _ Nam, nhanh nhậy, vào ra theo sóng …
Một đặ điểm rất quan trọng là dòng tiền từ G1 đã vào chứng khoán,30% ( bằng chứng tăng trưởng tín dụng 9 tháng >30% nhưng xuất khẩu không tăng… ) chính phủ biết và muốn nó ra từ từ nên có G2 điều chỉnh…
$ Cung thời gian qua cũng có nhiều thay đổi , do chia tách ,niêm yết mới, do cổ đông lớn xả hàng.
( lưu ý cổ đông lớn ở VN có đặc điểm sau : đánh bong doanh nghiệp => lên sàn => làm giá= > xả hàng ,hoặc Đánh lên,đánh xuống bằng cách cho tặng,hoặc bán tay phải mua tay trái như VIC, STB, NTL. FPT, TDH… vô kể )
VII TÌNH HÌNH HIỆN NAY:
Như đã phân tích ở trên chúng tôi thấy thị trường như vậy là phát triển tốt .Nhưng VNI từ nay tới hết năm tài chính khó có thể có tăng mạnh do:
1 Các mã có FA tốt thì đã tăng quá nóng rồi
2 Các ngành tài chính ngân hàng không có khả năng bứt phá .
3 các nhà chuyên nghiệp cần chốt lợi nhuận
4 Chính phủ không muốn tăng quá nóng
5 Các BB đã phát tín hiệu đánh xuống.
6 Xu hướng hiện tại cũng đang xuống …
7 Thê giới đang xuống
8 Các cổ đông lớn đang xả hàng
Có 3 đặc điểm làm cho VNI diễn biến mau lẹ là :
- Do giao dịch trực tuyến
- do đòn bẩy tài chính
- do G1 và G2
Đã lâu không có thời gian, hôm nay ngày nghỉ có vài lời cùng NB,
Xin phép các Đại gia ân xá cho
Chúc mọi người Win- Win.
-
31-10-2009 01:28 PM #15
- Ngày tham gia
- Aug 2007
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
I Nhận xét chung về VNI :
1 Về dài hạn:
VNI đang ở sóng III tăng trưởng.
2 về ngắn hạn :
VNI đang ở thời kỳ kết thúc sóng 5 chuyến sang sóng ĐC a,b,c.
II Nhận xét chung về thị trường:
1 Đáy: 24/2/09=235
2 Đỉnh: 22/10/09=624
3 Chênh lệch đáy đỉnh:
624-235=389
4 50% của đáy đỉnh:
389:2 =194
5 Số lợi nhuận các Nhà chuyên nghiệp kỳ vọng là : 194 P
6 VNI các nhà chuyên nghiệp có thể chấp nhận là :
624-194 =430
Con số 430 có thể giao động, và thời gian cũng có thể thay đổi trong quí còn lại của năm tài chính 2009.
III Tình hình thế giới:
Các thì trường châu Mỹ , châu Âu, châu Á đang ở TK điều chỉnh giảm giá,
VI Phân tích FA của VNI : Nói chung là tốt
V Phân tích TA của VNI : Đỉnh 624.
R1 587;R2 550; R3 595; R4 460:
VI Nhìn nhận thực tế cụ thể của thị trường chứng khoán việt nam:
1 Cung cầu :
$ Cầu tăng nhanh do:
Só tài khoản tăng nhanh >30% phần nhiều là người trẻ , giỏi IT, giao dịch trực tuyến, sử dụng đòn bẩy tài chính, tạo nhóm, tạo sóng liên kết Bắc _ Nam, nhanh nhậy, vào ra theo sóng …
Một đặ điểm rất quan trọng là dòng tiền từ G1 đã vào chứng khoán,30% ( bằng chứng tăng trưởng tín dụng 9 tháng >30% nhưng xuất khẩu không tăng… ) chính phủ biết và muốn nó ra từ từ nên có G2 điều chỉnh…
$ Cung thời gian qua cũng có nhiều thay đổi , do chia tách ,niêm yết mới, do cổ đông lớn xả hàng.
( lưu ý cổ đông lớn ở VN có đặc điểm sau : đánh bong doanh nghiệp => lên sàn => làm giá= > xả hàng ,hoặc Đánh lên,đánh xuống bằng cách cho tặng,hoặc bán tay phải mua tay trái như VIC, STB, NTL. FPT, TDH… vô kể )
VII TÌNH HÌNH HIỆN NAY:
Như đã phân tích ở trên chúng tôi thấy thị trường như vậy là phát triển tốt .Nhưng VNI từ nay tới hết năm tài chính khó có thể có tăng mạnh do:
1 Các mã có FA tốt thì đã tăng quá nóng rồi
2 Các ngành tài chính ngân hàng không có khả năng bứt phá .
3 các nhà chuyên nghiệp cần chốt lợi nhuận
4 Chính phủ không muốn tăng quá nóng
5 Các BB đã phát tín hiệu đánh xuống.
6 Xu hướng hiện tại cũng đang xuống …
7 Thê giới đang xuống
8 Các cổ đông lớn đang xả hàng
Có 3 đặc điểm làm cho VNI diễn biến mau lẹ là :
- Do giao dịch trực tuyến
- do đòn bẩy tài chính
- do G1 và G2
Đã lâu không có thời gian, hôm nay ngày nghỉ có vài lời cùng NB,
Xin phép các Đại gia ân xá cho
Chúc mọi người Win- Win.
-
31-10-2009 08:09 PM #16
Member- Ngày tham gia
- Jun 2006
- Bài viết
- 254
- Được cám ơn 9 lần trong 9 bài gởi
-
01-11-2009 10:48 AM #17
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thông tin kinh tế quan trọng trên thị trường Mỹ tuần tới
Nhà đầu tư sẽ tiếp tục được biết kinh tế Mỹ đã biến chuyển ra sao sau khi tăng trưởng ấn tượng 3,5% trong quý 3/2009.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trong quý 3/2009 thế nhưng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vẫn đương đầu với bất ổn.
Thị trường Mỹ lo lắng với những tuyên bố từ FED và báo cáo về thị trường việc làm trong tuần sau.
Theo các chuyên gia kinh tế, tuyên bố chính sách mới của FED có thể cho thấy việc giảm bớt một số biện pháp thanh khoản cho thị trường, số liệu về thị trường việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp và khảo sát từ Viện quản lý nguồn cung thực hiện trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có thể là chỉ báo đầu tiên về việc kinh tế Mỹ đã biến chuyển ra sao trong quý 4/2009.
Nhà đầu tư lo ngại chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ có thể sẽ được rút đi quá sớm.
Ông Anthony Conroy, trưởng bộ phận kinh doanh tại Bank of New York, nhận xét: “Nếu chính phủ rút đi các kế hoạch kích thích kinh tế quá sớm và không chi tiêu, người tiêu dùng cũng sẽ tiến hàng tương tự và vấn đề không hề nhỏ.”
Việc thị trường Mỹ giảm điểm sâu trong ngày thứ Sáu là lời cảnh báo về việc nhà đầu tư hiện vẫn hết sức nhạy cảm với thông tin kinh tế tiêu cực.
Tháng 10/2009, chỉ số S&P 500 có tháng mất điểm đầu tiên trong 8 tháng bởi nhà đầu tư đặt dấu hỏi lớn về đà phục hồi của nền kinh tế.
Ngày thứ Hai
Báo cáo về tình hình sản xuất Mỹ
Doanh số nhà chờ bán tháng 9/2009
Ford công bố kết quả kinh doanh
Ngày thứ Ba
Doanh số bán ô tô tháng 10
Ngày thứ Tư
Ủy ban thị trường mở của FED kết thúc buổi họp 2 ngày
Ngày thứ Năm
Ngày thứ Sáu
Báo cáo về thị trường việc làm Mỹ tháng 10
Theo Reuters
-
01-11-2009 10:50 AM #18
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Vì sao Chính phủ tiếp tục kích cầu?
Việc Chính phủ thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân.
Một trong những câu hỏi đặt ra là cơ sở nào để Chính phủ quyết định tiếp tục trợ giúp doanh nghiệp, mức độ và phạm vi hỗ trợ cũng như những cam kết của Chính phủ đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô?
Được sự ủy quyền của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà đã trả lời những băn khoăn trên, khi trao đổi với báo giới tại buổi họp báo Chính phủ ngày 30/10.
Ông Hà nói:
- Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, diễn ra trong hai ngày 29 - 30/10, Chính phủ đã quyết định sẽ triển khai gói chính sách hỗ trợ thứ hai đối với doanh nghiệp. Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhưng mức độ, thời gian và đối tượng thụ hưởng sẽ được cắt giảm, thu hẹp.
Cụ thể, đối với gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, Chính phủ thống nhất sẽ tiếp tục triển khai đến 31/3/2010, thay vì 31/12/2009 như kế hoạch.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ kéo dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2010 cho các đối tượng trong các quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn đầu tư mới) và quyết định 497 (hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị).
Tất cả các khoản vay trên sẽ được thay đổi mức lãi suất hỗ trợ, giảm từ 4% xuống còn 2%.
Thủ tướng cũng tán thành đề xuất của Bộ Tài chính là giãn (chậm) nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 1 quý đối với tất cả các doanh nghiệp.
Vậy, cơ sở nào để Chính phủ đưa ra những quyết định trên, bởi trong thời gian qua cũng có một bộ phận ý kiến phản đối việc tiếp tục triển khai kích cầu, thưa ông?
Để đưa ra quyết định trên Chính phủ đã phải dành thời gian gần hai ngày để bàn thảo với nhiều phương án, ý kiến khác nhau.
Việc tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ đưa ra trên cơ sở hai nhân tố quan trọng, đó là hiệu quả của gói kích cầu thứ nhất và đánh giá, tình hình kinh tế và “sức khỏe” của doanh nghiệp sau khi được hỗ trợ.
Chính phủ nhìn nhận, gói kích cầu thứ nhất đã góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; các cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế… được đảm bảo; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất; tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lý và bền vững.
Đặc biệt, trong quá trình triển khai gói kích cầu thứ nhất, những tiêu cực, hạn chế cũng không phải là quá lớn, nên với kinh nghiệm có sẵn, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục hỗ trợ kích thích kinh tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ nhận định, dù nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng và đang phục hồi với tốc độ khá nhanh, nhưng vẫn còn gặp khó khăn. Tăng trưởng trước mắt vẫn chưa bền vững. Tình hình của doanh nghiệp hiện nay có thể xem như một “cơ thể” mới ốm dậy nên cần phải tiếp thêm sức.
Vừa qua, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến rằng, nếu có gói kích cầu tiếp sẽ tốt hơn vì lãi suất cơ bản của chúng ta vẫn còn khá cao. Vậy, tại sao Chính phủ không chọn hạ lãi suất cơ bản mà lại chọn giải pháp tiếp tục kích cầu?
Đúng là các nước hiện nay đang áp dụng cách thức là hạ lãi suất cơ bản nhưng không phải thích hạ thì có thể hạ ngay, mà phải tùy vào tình hình thị trường ở mỗi giai đoạn nhất định.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, giải pháp này không thể thực hiện được vì điều kiện chúng ta không cho phép. Tuy nhiên, Chính phủ cũng khẳng định sẽ chấm dứt các biện pháp hỗ trợ khác về tài chính, đồng thời sẽ quyết định theo lãi suất thị trường, trong thời điểm cụ thể có thể sẽ hạ lãi suất xuống, nhưng không có chuyện bao cấp, bảo hộ.
Nguồn vốn cho gói kích cầu thứ hai sẽ được sử dụng như thế nào, khi mà phần lớn gói thứ nhất vẫn chưa giải ngân hết?
Toàn bộ gói kích cầu năm 2009 (bao gồm cả hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế...) trị giá khoảng 8 tỷ USD, nhưng theo yêu cầu của Quốc hội là loại trừ những khoản chi hàng năm, nên Chính phủ đã tính toán lại và có giảm đi một chút.
Cụ thể, theo thông tin mới nhất, quy mô của gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tức là khoảng 6,9 tỷ USD. Ước thực hiện trong năm 2009 khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng, tương ứng với khoảng 5,7 tỷ USD. Số còn lại sẽ được sử dụng trong thời gian tới.
Với gói hỗ trợ ngắn hạn theo quyết định 131, theo tính toán ban đầu, khoản hỗ trợ lãi suất ngắn hạn này, dự kiến sẽ chi 1 tỷ USD, tức là khoảng 18.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ lãi suất ước tính hết năm nay chỉ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, nghĩa là sẽ còn khoảng 8.000 tỷ để triển khai trong năm tới.
Về thời hạn đối với hỗ trợ lãi suất, Chính phủ quyết định: đối với gói hỗ trợ ngắn hạn chỉ kéo dài thêm 3 tháng đối với các hợp đồng vay vốn mới và giải ngân.
Còn đối với gói trung và dài hạn, hỗ trợ mua máy móc thiết bị của nông dân (theo quyết định 443 và 497), thời điểm hết hiệu lực giải ngân sẽ được kéo dài thêm một năm, tức đến 31/12/2010. Tuy nhiên, việc hỗ trợ lãi suất không chấm dứt ngay mà hạn cuối để các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ lãi suất là 31/12/2011.
Với những ưu đãi đó, tôi tin rằng, các khoản hỗ trợ trong năm 2010 sẽ được giải ngân đúng theo kế hoạch.
Vậy, với việc tiếp tục kích cầu, liệu Chính phủ có đảm bảo giữ vững các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, bội chi ngân sách… trong năm tới?
Chính phủ đã quyết tâm, trong năm 2010, dù đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm nay nhưng vẫn phải ổn định kinh tế vĩ mô, không để tái lạm phát. Đặc biệt, Thủ tướng đã cam kết, lạm phát năm 2010 sẽ không quá hai con số.
Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, nếu tiếp tục tung tiền ra mà không làm được gì thì chắc chắn sẽ lạm phát cao. Tuy nhiên, nếu làm tốt thì hiệu quả sẽ rất lớn. Với kinh nghiệm kích cầu trong thời gian qua, Chính phủ tin chắc sẽ đảm bảo các cân đối vĩ mô ở mức hợp lý, đặc biệt là lạm phát sẽ dưới 7%.
Theo VnEconomy
-
01-11-2009 10:52 AM #19
- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Hai mặt của kinh tế Việt Nam sau giải pháp kích cầu
Nếu so với 9 tháng của năm 2008 thì kinh tế Việt Nam trong 9 tháng của năm 2009 tăng 6,5% và dự kiến cả năm 2009 con số này sẽ tăng 7,2%.
Với những cố gắng của Chính phủ, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến đáng mừng, tuy nhiên vẫn lộ ra những điểm thiếu sót lớn mà nếu không có những giải pháp triệt để thì chắc chắn nguy cơ lạm phát và suy giảm kinh tế cùng những khó khăn mới sẽ xuất hiện... Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ đọc trước kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XII thì gói kích cầu vừa qua đã có năm tác dụng tích cực. Đó là ngăn chặn được suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá trong hoàn cảnh kinh tế các nước trong khu vực và toàn cầu có mức tăng trưởng kém, thậm chí âm (ở nước ta theo dự tính năm 2009 này chỉ số tăng trưởng đặt khoảng trên dưới 5 %- tức là bằng chỉ tiêu đặt ra của quốc hội).
Bảo đảm được những cân đối cơ bản kinh tế vĩ mô. Đảm bảo được an sinh xã hội. Ổn định được tình hình chính trị, xã hội và cải cách hành chính cùng bước tiến mới của công tác phòng chống tham nhũng.
Tính đến ngày 15/10 gói kích cầu này đã giải ngân đạt 410.000 tỉ đồng, hỗ trợ cho 1.110 dự án với tổng mức đầu tư lên đến 8.356 tỉ đồng. Cũng trên đà ngăn chặn suy thoái kinh tế cho 76.000 doanh nghiệp mới thành lập, giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động. Nếu so với 9 tháng của năm 2008 thì kinh tế Việt Nam trong 9 tháng của năm 2009 tăng 6,5% và dự kiến cả năm 2009 con số này sẽ tăng 7,2%.
Một số chỉ tiêu khác để đánh giá sự hồi phục của nền kinh tế nước ta như bội chi ngân sách chỉ đạt 6,9 % GDP, số nợ chính phủ tăng vọt từ 36,5% trong năm 2008 lên 40% năm 2009, nhưng vẫn chưa vượt qua ranh giới cho phép và nhất là tỉ lệ nhập siêu trong năm 2009 chỉ còn 16,5 % thấp hơn hẳn so với tỉ lệ 28,8% của năm 2008 …
Bên cạnh những tác dụng tốt khẳng định được sau khi gói kích cầu của chính phủ tác động đến nền kinh tế thì cũng lộ ra những hạn chế của liệu pháp này. Năm 2009 là năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong mười năm trở lại đây và điều đáng lo ngại hơn là tăng trưởng theo chiều rộng, thiếu chắc chắn vẫn là phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì căn bệnh này nên cơ cấu của nền kinh tế nước ta vẫn thiếu sự hoàn chỉnh, từ đó làm hạn chế nhiều sức cạnh tranh, đồng thời bội chi ngân sách vẫn tăng mạnh.
Thực trạng này đã làm cho chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) đã đạt kỉ lục vào năm 2008, nay lại tạo lập thêm kỉ lục mới với chỉ số 8. Tức là đầu tư 8 đồng thì mới được một đồng tăng trưởng.
Trong khi đó, vốn đầu tư nước ngoài vừa giảm so với các năm trước mà tỉ lệ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm đến 60 %. Nếu tính cụ thể sự giải ngân của gói kích cầu thì trong hơn 330.000 doanh nghiệp của cả nước chỉ có chưa đầy 20% doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi.
Vì vậy làm mất đi rất nhiều sự bình đẳng mang tính thị trường của khối doanh nghiệp, tạo ra những hệ luỵ không đáng có về sức cạnh tranh, sự chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là chưa kể theo Tổng thanh tra chính phủ, trong gói kích cầu này đã có hàng ngàn tỉ đồng cho vay sai đối tượng hoặc trùng với không ít đối tượng đã được hưởng một số chính sách khác.
Hiện trạng đầu tư vốn không đúng chỗ và thiếu hiệu quả này đã là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn cho lạm phát… Cũng cần tính đến sự chậm trễ trong việc cải tiến thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh và đầu tư, thể chế kinh tế thị trường… đã vô hình chung làm mất đi hiệu quả của những giải pháp tích cực của chính phủ trong việc chống lạm phát.
Với những cố gắng của Chính phủ, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến đáng mừng, trong đó điều đáng nói nhất là bước đầu vượt qua được suy giảm kinh tế, tạo dựng được đà phát triển mới.
Nhưng ngay trong bước chuyển cơ bản đó, nền kinh tế nước ta trong quá trình phát triển vẫn lộ ra những điểm thiếu sót lớn nếu không có những giải pháp triệt để thì chắc chắn những nguy cơ lạm phát và suy giảm kinh tế cùng những khó khăn mới sẽ xuất hiện gây trở ngại cho sự tăng trưởng vững chắc trong giai đoạn tiếp theo.
Theo Nguyễn Hiếu
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks