Threaded View
-
23-11-2011 02:40 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
'Lãi suất cho vay nên kéo về 15%'
'Lãi suất cho vay nên kéo về 15%'
Theo Chủ tịch Saigon Co.op Nguyễn Ngọc Hòa, vốn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, ông dự định chất vấn về vấn đề này khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đăng đàn ngày 25/11.
Đại biểu doanh nhân Nguyễn Ngọc Hòa trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội trước phiên chất vấn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa. Ảnh: Saigon Co.op
- Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng tuyên bố đưa lãi suất cho vay về 17-19% ngay cuối tháng 9. Là một doanh nghiệp, ông đã yên tâm với mặt bằng lãi suất này?
- Các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khó tiếp cận nguồn vốn. Điều này cũng dễ giải thích, bởi chính sách tiền tệ thắt chặt nên nguồn cung về vốn bị hạn chế. Vốn đã ít, nhưng trước đây đã bị phân tán nhiều sang lĩnh vực phi sản xuất, nay cần có thời gian để chuyển đổi và tập trung cho hoạt động sản xuất. Mặt khác, lãi suất vay của thị trường, trung bình hiện khoảng 18-19% là quá cao, không ít trường hợp phải vay 20% một năm, vượt quá khả năng chịu đựng chung của nền kinh tế.
Điều quan trọng lúc này là phải có thông điệp gửi ra cho cộng đồng doanh nghiệp, cho thấy quyết tâm cao của Chính phủ trong việc thúc đẩy và có lộ trình giảm lãi suất. Lãi suất có giảm xuống mới tạo cơ hội cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.
- Theo ông lãi suất nên ở mức bao nhiêu thì hợp lý với doanh nghiệp lúc này?
- Nếu mà kéo được xuống khoảng trên dưới 15% mới tạo được sự tự tin cho doanh nghiệp. Với lãi suất đó, doanh nghiệp mới có khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Nhưng mức đó có khả thi không khi mà lạm phát theo năm còn cao và lãi suất đầu vào cũng đã là 14%?
- Ngay lập tức không thể đòi hỏi lãi suất 15%, nhưng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm lãi suất. Thứ nhất là giải pháp về tạo nguồn vốn, thứ hai là chuyển đổi nguồn vốn. Chúng ta cần có giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, để thị trường chứng khoán chia sẻ áp lực về vốn với ngân hàng, các doanh nghiệp lớn, những tập đoàn của nhà nước sẽ tập trung huy động vốn qua thị trường chứng khoán.
Hiện nay 70-80% thậm chí 90% vốn cung cấp cho doanh nghiệp vẫn lệ thuộc vào ngân hàng. Một khi các doanh nghiệp lớn đi vay ngân hàng thì đâu còn dư địa cho doanh nghiệp nhỏ. Cũng không trách được ngân hàng, vì họ thích cho vay doanh nghiệp lớn hơn, đầu mối gọn hơn, doanh nghiệp lớn lại có tài sản thế chấp, có tiềm lực. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô cũng như uy tín thương hiệu chưa đủ sức hấp dẫn để có thể tự huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Chúng ta cũng phải có giải pháp chuyển dòng vốn từ các hoạt động phi sản xuất sang cho các doanh nghiệp sản xuất. Các giải pháp này cần đồng bộ với giải pháp kiềm chế lạm phát. Có như vậy mới kéo được lạm phát kỳ vọng xuống thấp. Và khi lạm phát kỳ vọng xuống cũng là điều kiện giảm lãi suất huy động.
- Thực tế thời gian qua Saigon Co.op đã gặp phải những khó khăn nào khi tiếp cận vốn ngân hàng?
- Các doanh nghiệp hiện nay gặp 2 dạng khó khăn điển hình. Một là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Vì quy mô doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã không có tài sản thế chấp. Dạng thứ hai là có điều kiện tiếp cận nguồn vốn nhưng không dám vay vì lãi suất quá cao bởi tỷ suất sinh lời của các dự án không bù được lãi suất cao. Thực tế lúc này không có dự án, kế hoạch sản xuất nào có thể tạo ra lợi nhuận đủ bù đắp cho lãi suất đi vay cao như vậy. Doanh nghiệp của tôi cũng vướng cả hai khó khăn này.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ông đã bị ảnh hưởng thế nào khi lượng vốn đi vay không thể đáp ứng nhu cầu?
- Các doanh nghiệp hiện nay đều có tư tưởng hoạt động cầm chừng, không dám bung ra đầu tư cho các dự án dài hạn. Họ phải cân nhắc kỹ vòng đời của một dự án và phải chờ. Tình hình khó khăn, các ngân hàng cũng ngần ngại cho vay những dự án trung và dài hạn, chủ yếu cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Vốn lưu động không thể giải quyết nhu cầu đầu tư dài hạn. Doanh nghiệp muốn đầu tư cho một nhà xưởng mới, họ phải nhìn 8 năm 10 năm. Và phải có nguồn vốn trung hạn 8 năm 10 năm người ta mới dám xây. Còn bây giờ tất cả đều cầm cự trong vòng xoay ngắn hạn như vậy thì chỉ giải quyết phần ngọn thôi chứ không tạo ra được năng lực sản xuất mới.
Thực tế chúng tôi đã phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh của 2011, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và rà soát lại tổng thể các dự án đầu tư, có những dự án phải cắt hoặc có dự án hoãn lại tới 2012. Theo kế hoạch ban đầu mỗi năm chúng tôi dự kiến phát triển 10 siêu thị mới, nhưng kế hoạch mới cho tới Tết cũng chỉ mở được 6 cái, phải giãn lại một số sang năm.
- Vậy kế hoạch kinh doanh sang năm của doanh nghiệp ông sẽ thế nào?
- Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch nhưng còn phải chờ tín hiệu rõ ràng hơn về các chính sách vĩ mô, môi trường kinh tế trong nước và thế giới.
Song Linh thực hiện
Vnexpress
Xem bài viết: 'Lãi suất cho vay nên kéo về 15%'
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Ông Cao Sỹ Kiêm: Nên có chính sách giảm thuế, lãi suất vay ngân hàng
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 16-08-2011, 08:33 AM -
Hạ lãi suất bằng áp trần lãi suất cho vay?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 13-08-2011, 07:21 AM -
Lãi suất cho vay thỏa thuận giảm chậm
By thienchien in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 25-12-2010, 09:00 AM
Bookmarks