Threaded View
-
11-11-2011 09:17 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Vietstock Weekly 14 - 18/11: Thận trọng trong vùng giao dịch “nhạy cảm”
Vietstock Weekly 14 - 18/11: Thận trọng trong vùng giao dịch “nhạy cảm”
(Vietstock) – Chúng ta đang ở giai đoạn rủi ro rất cao và việc đầu tư (cả mua lẫn bán) mạnh đều có thể tạo sai lầm.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN QUA
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tiếp tục đà sụt giảm khi mất thêm 3.48% lùi sâu xuống khỏi 400, dừng ở mức 396.40 điểm; HNX-Index giảm mạnh 3.59% đứng tại 63.6 điểm; trong khi chỉ số VS 100 cũng tuột mất 4.03%.
Như vậy, HNX đã xuyên thủng mức đáy 65 điểm và vẫn đang trên đường ”tìm kiếm” kỷ lục mới; trong khi đó VN-Index cũng đã chính thức rơi vào vùng nhạy cảm 380-400 điểm.
Các chỉ số Market Cap đều sụt giảm mạnh trong tuần qua. VS-Large Cap giảm điểm ít nhất nhưng cũng mất 2.1%, tiếp theo là VS-Micro Cap giảm 3.70%, VS-Small Cap giảm 5.07% và VS-Mid Cap giảm mạnh nhất 5.33%.
Thanh khoản thị trường sụt giảm khá mạnh so với tuần giao dịch trước khi tổng khối lượng khớp lệnh trên HOSE giảm 17.8%, trong khi giảm mạnh 33.4% trên HNX.
Diễn biến giao dịch thị trường cho thấy thấy tâm lý thận trọng đang ngày một gia tăng và chiếm ưu thế. Thị trường đã xuyên thủng một cách khá dễ dàng mức đáy 65 điểm trên HNX- Index và VN-Index cũng đã rơi vào vùng nhạy cảm 380-400 điểm trước bối cảnh trống vắng các thông tin hỗ trợ, trong khi diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng phức tạp.
Trong một vài phiên đã xuất hiện lực cầu nhắm vào các cổ phiếu là động lực (như Chứng khoán) nhằm thúc đẩy thị trường nhưng đã không thành công. Thị trường trong ngày cuối tuần khởi sắc đến tận 10h nhưng sau đó đã phải lùi xa trước áp lực bán giá sàn rất mạnh, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu Bất động sản.
Đáng lưu ý là giao dịch thỏa thuận diễn ra khá sôi động, trong đó STB tiếp tục có giao dịch tăng đột biến với gần 12 triệu đơn vị được sang tay. Nhiều khả năng đây là giao dịch nằm trong kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ của Sacombank.
Các cổ phiếu có giao dịch thỏa thuận lớn tiếp theo là VIC với hơn 3.1 triệu cổ phiếu (giao dịch mua của khối ngoại), SHB với 2 triệu đơn vị và YBC 1.2 triệu đơn vị.
Thanh khoản của HQC khá tốt trong thời gian qua, nhưng những thông tin về việc các cổ đông nội bộ đăng ký bán với số lượng lớn liên tục trong những ngày gần đây đã khiến giao dịch bị chững lãi. Một loạt câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này, đặc biệt là việc giao dịch trái chiều của Chủ tịch HĐQT đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu, trong khi vợ lại đăng ký mua vào tới 7 triệu cổ phiếu.
Trong tuần qua, chỉ có duy nhất ngành Dược phẩm tăng điểm nhẹ 0.03%. Các ngành nóng như Bất động sản, Xây dựng, Chứng khoán và Ngân hàng giảm mạnh lần lượt 8.40%, 7.62%, 4.88% và 1.59%.
Khối ngoại đã mua ròng 307 tỷ đồng trên cả hai sàn, bao gồm mua ròng 311 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 4 tỷ đồng trên HNX. Trên HOSE, khối ngoại mua ròng mạnh nhất VIC với giá trị 280 tỷ đồng tương ứng với hơn 3.1 triệu cổ phiếu, trong khi bán ròng mạnh nhất HAG với giá trị 25.8 tỷ đồng. Trên HNX, PGS bị bán ròng mạnh nhất với 2.6 tỷ đồng, trong khi PVX được mua ròng mạnh nhất cũng chỉ có 2.2 tỷ đồng.
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 14 – 18/11/2011
Thông tin “đình đám” vào cuối tuần là báo cáo sử sụng vốn phát hành tăng thêm của KLS. CTCK này cho biết đến ngày 07/11, họ đã giải ngân toàn bộ 1,026.5 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn lên 2,025 tỷ đồng. Số tiền này được giải ngân cho hoạt động tự doanh, chủ yếu là tham gia góp vốn, mua cổ phiếu của các công ty tiềm năng.
Và tính đến 07/11, tổng doanh số đầu tư kể từ thời điểm hoàn tất việc thu tiền trong đợt phát hành là 1,161.5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, KLS cũng dành một phần vốn thu được để chuẩn bị triển khai giải ngân cho nghiệp vụ giao dịch ký quỹ vừa được UBCK chấp thuận.
Theo BCTC quý 3, KLS có số dư tiền và tương đương tiền 1,609 tỷ đồng tại ngày 30/9. Như vậy, KLS đã giải ngân đầu tư khá mạnh trong vòng 5 tuần vừa qua, nhưng chưa có thông tin chi tiết về việc đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, OTC hay góp vốn đầu tư dài hạn.
Với việc giải ngân mạnh trong giai đoạn thị trường giảm điểm, có vẻ như KLS đang thể hiện quan điểm “chạm đáy” của thị trường cũng như triển vọng kinh tế vĩ mô. Đây là một quyết định kinh doanh. Điều này có thể đúng hoặc sai, và sẽ sáng tỏ khi công ty công bố BCTC quý 2 trong hơn 1.5 tháng nữa.
Như các thị trường khác, quan điểm của nhà đầu tư tổ chức dù không phải lúc nào cũng chính xác, luôn được theo dõi sát sao tại TTCK Việt Nam. Với thực tế đã là một chỉ dấu gây chú ý cho toàn thị trường, giao dịch tại KLS sẽ càng được chú ý hơn trong thời gian tới sau khi công bố thông trên. Một trạng thái giao dịch lạc quan sẽ phát đi tín hiệu đám đông đang kỳ vọng triển vọng kinh tế vĩ mô tích cực hơn, chứng khoán sẽ tăng điểm; và ngược lại.
Tuần giao dịch tới, thông tin về các giải pháp đối với thị trường bất động sản, theo chúng tôi sẽ là chủ đề cần được theo dõi. Chính phủ đã chính thức yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với NHNN rà soát lại tình hình thị trường bất động sản và đề xuất các giải pháp cụ thể với hạn chót là ngày 15/11 (Thứ Ba).
Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng thị trường chỉ nên kỳ vọng vào một đợt “giải cứu” quy mô nhỏ, từng phần khi chính sách tài chính tiền tệ chính yếu vẫn nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định hơn là tăng trưởng kinh tế. Dù gì thì đây cũng là một tin tích cực và có thể giúp cổ phiếu ngành này tăng giá trở lại trong ngắn hạn.
Trong khi đó, hệ thống ngân hàng vẫn chưa tìm lại được sự ổn định cần thiết khi lãi suất thị trường liên ngân hàng vẫn đang ở mức cao và biến động bất thường. Trong tháng 11, NHNN sẽ phải trình đề án tái cấu trúc ngành ngân hàng với Chính phủ, nhưng rõ ràng đây là một công việc không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai.
Sẽ là lạc quan tếu nếu nói rằng bên bán vẫn chưa muốn bán tháo và bên mua có nhiều động lực để mua vào, trong bối cảnh quá thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại. Chúng tôi vẫn đang chờ đợi một vài tín hiệu như đã nêu ở trên để có thể khẳng định về một đợt hồi phục của thị trường.
Cần phải để ý rằng HNX -Index đã liên tục xác lập đáy mới và VN-Index đang nằm trong vùng nhạy cảm về giao dịch. Điều này có nghĩa là chúng ta đang ở giai đoạn rủi ro rất cao và việc đầu tư (cả mua lẫn bán) mạnh đều có thể tạo sai lầm.
Mô hình Đinh lượng của chúng tôi dù có cải thiện nhưng vẫn chưa thoát khỏi dấu hiệu cảnh báo. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm thận trọng, hạn chế giao dịch và chờ đợi các tín hiệu trong giai đoạn nhạy cảm này.
Trong khi đó, khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục có thêm nhiều diễn biến phức tạp, và có dấu hiệu lan rộng sang Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 ở eurozone. Chúng tôi sẽ có bình luận riêng về chủ đề này trong báo cáo Macro View.
Phân tích kỹ thuật: VN-Index – Test lại vùng 380 – 400 điểm. Chỉ số VN-Index đang đứng trước một thời điểm hết sức quan trọng. Trong vòng 7 tháng qua, giá chưa hề phá vỡ được vùng 380 – 400 điểm và đây có thể coi là tâm điểm kỹ thuật của thị trường tại thời điểm hiện nay.
Nếu như vùng đáy cũ trung hạn bị phá vỡ thì có thể sẽ có thêm một đợt thoái lùi mới mạnh hơn. Khi đó mục tiêu của đợt điều chỉnh mới có thể là vùng 325 – 340 điểm.
Kịch bản ngược lại, nếu nhưng vùng 380 – 400 điểm trụ vững và VN-Index hồi phục mạnh trở lại thì khả năng sẽ hình thành nên Triple Bottom. Đây là dạng mẫu hình có độ tin cậy rất cao và mức biến động lớn (target price dự kiến có thể lên đến 530 – 550 điểm).
Vì vậy, việc chờ đợi và quan sát phản ứng của VN-Index trong các phiên tới khi test vùng 380 – 400 điểm là hết sức quan trọng. Nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch mạnh trong giai đoạn hiện nay.
HNX-Index – Khối lượng vẫn duy trì mức thấp. Sau phiên đột biến ngày 10/11/2011, khối lượng trên HNX lại sụt giảm mạnh và lui về mức dưới 25 triệu đơn vị/phiên. Đây là tín hiệu khá xấu vì nó cho thấy hoạt động mua vào bắt đáy của các nhà đầu tư chưa thực sự mạnh mẽ.
Một điểm đáng chú ý khác là phân kỳ giá lên (bullish divergence) của Stochastic Oscillator vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Tuy nhiên, để hoàn thành được phân kỳ này cần có một sự đột biến của giá để tạo tín hiệu mua mạnh nhằm kết thúc đoạn phân kỳ thứ hai.
Thị trường vẫn đang tiềm ẩn rủi ro lớn nếu như thanh khoản không được cải thiện trong những phiên đầu tuần sau. Hiện tại, vẫn còn quá sớm để khẳng định sự thay đổi của xu hướng bi quan.
VIETSTOCK INDEX
VS 100: Tiếp tục điều chỉnh mạnh (-0.92%) trong phiên giao dịch ngày 11/11/2011, VS 100 tiếp tục gây lo ngại về khả năng thủng vùng đáy cũ.
Khối lượng suy giảm trở lại làm cho sự thận trọng vẫn đang rất cao.
VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 11/11/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 0.23, tức số mã tăng giá bằng 0.23 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.24, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 0.24 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 0.57 lần và VS-U/D HNX bằng 0.23 lần. Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 1.56.
Chỉ số VS-Thrust VN tiếp tục duy trì ở vùng thấp. Điều này chứng tỏ thị trường có thể đang tích lũy cho một đợt hồi phục mới.
THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 07/11– 11/11/2011
Phòng Nghiên cứu Vietstock
Xem bài viết: Vietstock Weekly 14 - 18/11: Thận trọng trong vùng giao dịch “nhạy cảm”
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Vietstock Weekly 24 - 28/10: Chờ đợi tín hiệu từ khối lượng giao dịch
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 9Bài viết cuối: 23-10-2011, 11:57 PM -
Vietstock Weekly 01 - 05/08: “Sống lại” từ khối lượng giao dịch được cải thiện?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 6Bài viết cuối: 31-07-2011, 04:43 PM -
Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 24-07-2011, 10:57 PM -
Vietstock Daily 19/07: Nhạy cảm trong vùng “dày đặc”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 19-07-2011, 08:39 AM -
Vietstock Weekly 20 – 24/06: Thận trọng với xu hướng điều chỉnh
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 43Bài viết cuối: 20-06-2011, 08:51 AM
Bookmarks