------------------------------
Blogger: NGHIATQ
Thời gian đăng: 09/11/2011
Blog:
------------------------------


Mới đây Chính phủ ban hành nghị định giảm/hoãn thuế cho một số loại thu nhập, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, thuế không giảm đối với thu nhập cổ tức được chi trả từ các DN tài chính, ngân hàng,…Trước khi miễn giảm/hoãn, Thuế thu nhập đối với nhận cổ tức là 5%, đối với các khoản lãi thu được từ tiền gửi NH thì không có chịu thuế. Đối với lãi đầu tư chứng khoán, thuế là 25%.Việc miễn, giảm này được thực hiện trong môi trường lạm phát rất cao nên tác động sẽ khác:


1. Môi trường lạm phát, sức mua của đồng tiền bị bào mòn, nó như một loại thuế đánh vào thu nhập thực tế của người có thu nhập (inflation tax). Điều này ai cũng biết, như, trước đây, 10 nghìn mua được một kg gạo, hiện tại mua được ½ kg thôi.


2. Thêm một điều nữa, liên hệ giữa thuế thu nhập và lạm phát, thì lạm phát cũng như là một đòn bẩy vào chính mức thuế thu nhập của người có thu nhập. Cụ thể môi trường lạm phát cao thì làm cho các khoản mất đi từ thuế có tác động lớn hơn rất nhiều so với môi trường lạm phát thấp (thuế trên thuế). Kiểu này cũng như là, cùng chi tiêu một tỷ lệ % số thu nhập có được, người thu nhập thấp sẽ thấy khó khăn hơn rất nhiều so với người có thu nhập cao. Chính vì vậy, giảm thuế trong môi trường lạm phát cao có tác dụng tích cực hơn nhiều về hỗ trợ mức sống, vừa hỗ trợ vốn cho việc tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đối với thị trường CK, với cùng một kỳ vọng sinh lợi, sẽ kích thích người ta đầu tư nhiều hơn hơn trước.


Tôi ví dụ, cùng với một mức kỳ vọng về tỷ lệ lợi nhuận (danh nghĩa) là 18% với lạm phát cao và 8% với lạm phát thấp (giả sử kỳ vọng dựa trên lãi suất thực bằng 0 trước thuế). Trong hai môi trường, lạm phát 8% và lạm phát 18%. Thuế suất thuế thu nhập là 10%, thì thu nhập thực trên 100 đồng bỏ ra như sau:


Trường hợp 1 Trường hợp 2
LS danh nghĩa (1)
8
18
Lạm phát (2)
8
18
Thuế (3)
1,6
3,6
Sau thuế (4)
6,4
14,4
Thu nhập thực (5)
-1,6
-3,6
(3) = (1)*Tax rate; (4) = (1) – (3); (5) = (4) – (2)


Vì thu nhập thực của nhà đầu tư giảm xuống mạnh hơn, đây chính là điều đầu tiên xem xét để đầu tư, nên sẽ hạn chế đầu tư. Đối với tiền gửi vào NH để lấy lãi cũng vậy, tác động của lạm phát đến dòng tiền gửi vào NH có yếu tố rất quan trọng là thuế, cũng may, hiện tại, chúng ta chưa thu thuế này, nếu không thì lãi suất danh nghĩa yêu cầu phải cao hơn nữa để đảm bảo được thu nhập như cũ. Đây cũng chính là tác động của thuế đối với cung tiền trong từng môi trường lạm phát khác nhau, gây nên những khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.


Tiền gửi NH, vì VND, USD chưa có thu thuế thu nhập (thuộc vào tiền gửi) nên chỉ có tác động tax inflation như trên, chứ chưa có tác động từ chính sách thu thuế. Riêng vàng (chứng chỉ tiền gửi – đầu tư vốn) theo thông tư 22 thì “thuộc diện” chịu thuế 5%, nhưng với Thông tư 12/2011/TT-BTC hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân ban hành sau đó, thu nhập từ lãi gửi vàng (chứng chỉ) không thuộc diện chịu thuế. Như vậy, nhân “cơ hội” lạm phát cao, có thể nghiên cứu tăng thuế đối với ngoại tệ và vàng để hạn chế một số tác động tiêu cực?