Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 07 - 11/11/2011
(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index, HNX-Index, VS 100), chứng khoán Mỹ (Dow Jones), Châu Á (Nikkei 225) và Châu Âu (FTSE 100).
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VN-Index – Tiếp tục giằng co. Đã 2 phiên trôi qua kể từ khi runaway gap xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 02/11/2011 (tương đương vùng 410 – 415 điểm) mà khoảng trống này vẫn chưa bị lấp đầy. Điều này cho thấy khả năng suy giảm tiếp tục của VN-Index đang rất lớn.
Sự thoái lùi trong tuần vừa qua của VN-Index một lần nữa lại chứng tỏ sức mạnh kháng cự của SMA 100 và SMA 50. Hai đường này đã báo hiệu chính xác sự thoái lùi của VN-Index trong đợt đảo chiều vừa qua.
Một tín hiệu khác cũng được giới phân tích kỹ thuật chú ý là Stochastic Oscillator trung hạn cũng bắt đầu cho tín hiệu bán. Đây có thể là dấu hiệu báo trước cho sự mạnh lên của đà giảm giá.
Thanh khoản vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sau nhiều phiên liên tục sụt giảm. Như chúng tôi đã từng đề cập, sự tăng trưởng của khối lượng cần phải kéo dài từ 4 – 6 phiên mới có thể tạo ra được những bước ngoặt đáng kể.
Nếu như thanh khoản không thể duy trì trên 30 triệu đơn vị/phiên trong những phiên kế tiếp thì việc bắt đáy sớm vẫn chưa nên thực hiện.

HNX-Index – Nguy cơ thủng đáy cũ. Lo ngại về việc đáy cũ 65 – 66 điểm có thể thủng đang lên rất cao khi mà khối lượng liên tục sụt giảm trong các phiên vừa qua.
Tín hiệu bán của RMO Trade Mode trong phiên giao dịch ngày 03/11/2011 đã làm tăng thêm mối lo ngại này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần thận trọng và không nên bắt đáy sớm nếu HNX-Index không tăng trưởng mạnh trở lại trong các phiên tới.

VIETSTOCK INDEX
VS 100: Tiếp tục điều chỉnh (-0.19%) trong phiên giao dịch ngày 04/11/2011, VS 100 tiếp tục gây lo ngại về khả năng thủng vùng đáy cũ. Khối lượng cũng không hề có cải thiện và thậm chí còn giảm sút về cuối tuần.
Cần thận trọng và thậm chí vẫn có thể cắt lỗ trong những phiên giao dịch đầu tuần sau nếu mức thua lỗ không quá lớn.

VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 04/11/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 0.61, tức số mã tăng giá bằng 0.61 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.25, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 0.25 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 0.57 lần và VS-U/D HNX bằng 0.32 lần. Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 2.08.
Chỉ số VS-Thrust VN tiếp tục dịch chuyển xuống vùng thấp nhưng vẫn đang ở mức trung bình nên chưa thể có đột biến được.

II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ
Mô hình tiếp tục duy trì thái độ thận trọng
Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần là -21.02 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 1.269 lệnh. Trung bình lệnh mua (3.175 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (3.483 đơn vị/lệnh).
Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là -23.06 triệu đơn vị, với số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 2.332 lệnh. Trung bình lệnh mua (2.771 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (3.115 đơn vị/lệnh).
Các thống kê cho thấy lực cầu vẫn chưa thực sự tích cực và chiếm ưu thế. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục trong thời gian tới thì khả năng hồi phục sẽ không cao.
HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX là: 51.73% cash/ 48.27% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu của mô hình trên HNX vẫn duy trì ở mức khá thấp. Điều này cho thấy mô hình tiếp tục thận trọng với tình hình hiện nay.
Việc mua vào vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi mà thanh khoản của thị trường tiếp tục xuống thấp.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 80.49% cash/ 19.51% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE tiếp tục giảm. Điều này chứng tỏ mô hình vẫn tiếp tục duy trì sự thận trọng cao độ trên HOSE.

III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, FTSE 100, NIKKEI 225
Dow Jones: Ngắn hạn – Tiếp tục tăng trưởng. Dài hạn – Liệu RMO Trade Mode có cho tín hiệu nhiễu?
Lại thêm một mẫu hình nến xanh, dài đã xuất hiện trên DJIA trong phiên giao dịch ngày 03/11/2011. Điều này thể hiện tâm lý nhà đầu tư bắt đầu trở nên lạc quan hơn với triển vọng của thị trường Mỹ.
Những nghi ngờ về khả năng pullback kỹ thuật của giới phân tích đã giảm bớt nhưng các chỉ số dao động đều đã cho tín hiệu bán trong vùng overbought nên khả năng thoái lùi mạnh vẫn rất lớn.

Dài hạn: Sau hai phiên bứt phá mạnh của DJIA người ta đang đặt câu hỏi rằng liệu RMO Trade Mode có đang cho tín hiệu nhiễu hay không?
Swing Trd 2 đã hãm lại bớt đà giảm điểm trong những phiên vừa qua nhưng khả năng cho tín hiệu bán vẫn rất lớn. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng khả năng cho tín hiệu bán thành công vẫn rất lớn do những phân kỳ giá xuống (bearish divergence) đang hình thành.

Nikkei 225: MACD Histogram đã cho tín hiệu bán
Những khoảng trống giá xuống xuất hiện liên tục trong các phiên giao dịch gần đây cho thấy khả năng có đột biến lớn là rất cao. Điều này lại càng được ủng hộ khi mà MACD Histogram đã cho tín hiệu bán khá mạnh sau một thời gian dài điều chỉnh.
Vùng 8,500 – 8,650 điểm sẽ tiếp tục là vùng chống đỡ mạnh của giá trong thời gian tới nếu giá tiếp tục thoái lùi.

FTSE 100: Điều chỉnh mạnh sau khi test midterm trendline
Như chúng tôi đã từng đề cập, midterm trendline đóng một vai trò kháng cự hết sức quan trọng đối với FTSE 100. Sự đột biến tăng khi đến gần ngưỡng này là rất khó do khối lượng mắc kẹt ở đây quá nhiều.
Chỉ số Stochastic Oscillator cũng như các chỉ số thuộc nhóm dao động khác đã duy trì rất lâu trong vùng overbought và đang dần hình thành nên một phân kỳ giá xuống (bearish divergence).
Tuy nhiên, vùng chống đỡ 4,780 – 4,950 điểm đã rất tốt vai trò hỗ trợ trong nhiều tháng qua nên khả năng giảm quá sâu là không lớn.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock



Xem bài viết: Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 07 - 11/11/2011