Theo thống kê của ngân hàng, 6 tháng đầu năm 2011 dư nợ tín dụng bất động sản là 245 nghìn tỷ đồng, tương đương 10% tổng dư nợ. Và thực tế sẽ cao hơn nhiều con số 245 nghìn tỷ đồng.
Trong 245 nghìn tỷ đồng nợ xấu chiếm bao nhiều phần trăm?
Nếu theo thống kê của ngân hàng dư nợ BĐS chiếm khoản 10% tổng dư nợ! liệu con số 245 nghìn tỷ đồng có phản ánh đúng hết chưa?, theo đại biểu QH Nguyễn Bá Thanh:”MộtNH có vốn khoảng nghìn tỷ, huy động thêm khoảng 10 nghìn tỷ nữa sau đó rút tiền của mình ra rồi lấy 10 nghìn tỷ của thiên hạ đi buôn BĐS...”. Cứ tạm tính đúng dư nợ BĐS chiếm 10% tổng dư nợ.
Trong
Bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm. với LS cao hiện nay, nếu doanh nghiệp nào kinh doanh tốt gần như tất cả lợi nhuận làm ra chỉ đủ để chi trả chi phí lãi vay(trừ 1 số ít đếm trên đầu ngón tay là có lợi nhuận khả quan). Còn lại gần như thua lỗ và không ít doanh nghiệp đang ngấp nghé bờ vực phá sản, nếu thị trường BĐS tiếp tục đóng băng như hiện nay kéo dài thêm 6 tháng đến 1 năm nữa thì áp lực sẽ đè nặng trên toàn hệ thống tài chính VN. Nợ xấu sẽ gia tăng theo hiệu ứng domino, như nợ xấu BĐS 6 tháng đầu năm khong 8-12% dư n
trong các báo cáo tài chính của hầu hết các NH trong quý III năm nay tỉ lệ nợ xấu đều tăng lên,.
Đến thời điểm này, 8 ngân hàng niêm yết đã công bố BCTC riêng lẻ quý III năm 2011. Các BCTC này cho thấy, nợ xấu của các ngân hàng đã tăng khá mạnh sau 9 tháng đầu năm nay. Trong số 8 ngân hàng niêm yết là VCB, CTG, STB, ACB, EIB, SHB, HBB và NVB, chỉ duy nhất HBB là giảm nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5), còn lại đều tăng.
Vậy trong 245 nghìn tỷ của BĐS và 2 450 nghìn tỷ tổng dư nợ, theo ước chừng của người viết thì nợ xấu khoản gần 100 nghìn tỷ/2 450 nghìn tỷ tổng dư nợ.(riêng BĐS khó lòng dưới 45 nghìn tỷ). Nếu thị trường BĐS không được cải thiện thì nợ xấu BĐS sẽ tiếp tục gia tăng. Cũng sẽ kéo theo nợ xấu trên toàn hệ thống tăng theo, do tình trạng SX đình đốn,…
Đành rằng chủ trương của nhà nước kéo BĐS thấp về với giá trị thực tại của nền kinh tế, là điều cần làm, cần phải phân khúc thị trường: bình dân, hạng vừa, hạng sang…đặc biệt thị trường phân khúc bình dân, nhà nước cần có kế hoạch cấp bách để kích thích phân khúc thị trường này. Mà nhà nước thì không thể bơm tiền mạnh ra thị trường dễ gây hậu quả tiêu cực, gây bất ổn lên chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Nên theo người viết, để cần có khoản tiền tương đối đủ lớn và không gây sốc lên thị trường BĐS, cũng như trên toàn hệ thống tài chính. Thì nhà nước cần phát triễn mạnh và cần có các biện pháp khẩn cấp để vực dậy thị trường chứng khoán, nhưng bền vững là ưu tiên số 1, tránh tình trạng thái quá. Lúc này hơn bao giờ hết cần có bàn tay vô hình của nhà tạo lập thị trường, phát triễn thị trường ck theo mô hình bậc thang, lũy tiến(nên cần có các khoảng thời gian tỉnh lặng thị trường).
Khi thị trường CK phát triễn, tăng bền vững lúc này sẽ có không ít bộ phận nhà đầu cơ. Sẽ chốt lời tìm kênh đầu tư mới (nếu BĐS thật sự khó có thể giảm nữa, thì chắc chắn dòng vốn không nhỏ sẽ dịch chuyển vào), nếu nhà nước có biện pháp cho nhà đầu tư thấy thị trường BĐS đã chạm đáy và cần mạnh dạn loại bỏ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư trái ngành nghề, nhà nước vẫn cần phải tiếp tục điều tiết thị trường BĐS, nhưng cần phải thật sự minh bạch công khai và đặt dưới sự giám sát nhiều thành phần xã hội. Khi thị trường BĐS phát triễn ổn định, thì ắt 2 kênh từ vàng và ngoại tệ cũng sẽ theo một guồng máy chung xã hội. Lúc này chắc chắn vị thế và niềm tin đồng VN sẽ được nâng lên.

Tóm lại
: nhà nước không thể hy sinh tăng trưởng kinh tế sẽ là tai họa cho toàn bộ hệ thống xã hội và kinh tế, thay vào đó là tăng tưởng có kiểm soát. Thị trường CK sẽ là nhân tố cũng như động lực cho kinh tế VN thoát khỏi sự ì ạch, rối như tơ vò hiện nay.