Hybrid View
-
29-10-2011 08:15 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Bài toán "gả" EVN Telecom về đâu cho có lợi nhất?
Bài toán "gả" EVN Telecom về đâu cho có lợi nhất?
Trước động thái của HanoiTelecom, thì người bất ngờ không chỉ là Viettel mà là cả Chính phủ. Có lẽ, không có việc bất ngờ có kẻ ngáng đường, thì ông bố cũng đã thỏa hiệp kha khá trong việc miễn và giảm lễ sính hỏi của "chú rể Viettel," mà "gả phứt" EVN Telecom đi cho rảnh.
Và như thế, thì các chủ nợ của nàng xem ra sẽ rơi vào thế bí. Chả thế mà mới đây, trong cuộc họp thông báo kế hoạch kinh doanh của mình, FPT đã phải sớm "gióng trống khua chiêng" với báo giới về món nợ 708 tỷ đồng tiền cọc- một trong những chiêu xử lý món nợ khó đòi- của doanh nghiệp này.
Bây giờ, khi đã được quyền chọn lựa, thì lại khác. Phải xem rằng, với "chàng rể" nào thì EVN Telecom sẽ có một tương lai khả dĩ, không chỉ là để cứu vãn công nuôi nấng nàng bấy lâu, mà còn là cho cả đám con cháu, dâu rể trong nhánh "viễn thông" của mình.
Vậy EVN Telecom thuộc về ai thì có lợi?
Đứng về phía vĩ mô, bản chất EVN Telecom là một doanh nghiệp của Nhà nước. Như vậy, bài toán vốn/tài sản/lỗ là liên quan đến thiệt/lợi của hơn 86 triệu người dân.
Do vậy, nếu luân chuyển từ doanh nghiệp nhà nước này sang doanh nghiệp nhà nước khác thì xem ra lại là chuyển cái gánh từ vai trái sang vai phải.
Nhưng chuyển sang các doanh nghiệp cổ phần hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, cũng cần xem xét trên bình diện, họ có "lực" hay không, nếu họ có tiền mua nhưng lại không có lực làm thì cũng sẽ làm cho thị trường lao đao thêm.
Nhìn trên khía cạnh thị trường, nếu "gả" EVN Telecom về tay Viettel, cũng đồng nghĩa là giao "quyền lực tối ưu" cho mạng này. Viettel sẽ như "rồng thêm vây, hổ thêm cánh" và có lẽ sẽ là "thiên hạ vô địch" bất chấp cả việc anh em nhà VNPT là MobiFone và Vinaphone có hợp nhất.
Cùng đó, cũng là "khai tử" các mạng di động còn lại.
Nhận định vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng: Khi không thể kinh doanh có lãi, việc tiếp tục giải thể, sáp nhập trong ngành viễn thông phải diễn ra theo đúng quy luật của nó. Bài toán ở đây là, Chính phủ có quyết "dứt bỏ" các mạng viễn thông hiện đang hoạt động cầm chừng để tập trung cho các mạng đang ưu thế hay không? Nếu quyết thì có thể chọn Viettel, tuy nhiên sẽ phải đối đầu với giải quyết hệ lụy của các giấy phép viễn thông đã cấp trước đó cho các nhà mạng " sẽ chết" nhất là những nhà mạng nhỏ lại đều là có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó cũng cần tính thêm đến nguy cơ tình trạng độc quyền trên lĩnh vực viễn thông hoàn toàn có khả năng "tái xuất!"
Về phía các doanh nghiệp chủ nợ, thì hẳn là họ chỉ mong muốn có được sự trả nợ nhanh và đủ từ phía người chủ mới, mà như vậy thì họ sẽ ủng hộ Hanoi Telecom bởi doanh nghiệp này đã tuyên bố sẽ "thanh toán tiền mặt" và "chấp nhận trả hết nợ nần của EVN Telecom."
Với tiềm lực của Huschison Telecom đằng sau, tuyên bố này của Hanoi Telecom cũng không phải là không có cơ sở.
Theo giới phân tích, nếu bán EVN Telecom cho các doanh nghiệp khác mà thu lại được tiền ngay để trả nợ ngân hàng, để tiền lỗ không cộng thêm vào giá điện xem ra tối ưu hơn cả. Thêm vào đó, nó sẽ làm cho thị trường viễn thông phát triển đúng theo quy hoạch trước đó, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và bền vững.
Trả lời phóng viên Vietnam+ chiều nay, một quan chức Hanoi Telecom cho biết, hiện bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Hội đồng thi tuyển 3G đều cho rằng" băng tần 3G về với Hanoi Telecom" là hợp lẽ. Quyết định cuối cùng, đang nằm trong tay Chính phủ.
Thương vụ EVN Teleocom đang hứa hẹn còn nhiều điều bất ngờ.../.
Vietnam+
Xem bài viết: Bài toán "gả" EVN Telecom về đâu cho có lợi nhất?
-
29-10-2011 08:15 AM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Đào Vân Anh (29/10/2011 7:27)
Tập đoàn Viettel tiếp nhận Công ty EVNTelecom theo phương án tiếp nhận toàn bộ tài sản hiện có của EVNTelecom, tiếp nhận nợ của EVNTelecom và vốn chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Viettel tăng thêm 1.586 tỷ. Tập đoàn Viettel chỉ giải cứu được EVNTelecom còn các Tổng công ty Truyền tải, Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực cũng phải chôn vùi số tiền đầu tư vào viễn thông khoảng 10.000 tỷ. Tuy nhiên giải cứu được EVNTelecom là quá tốt.
EVNTelecom là công ty viễn thông hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đáng lý ra cũng nên chỉ để một mình EVNTelecom kinh doanh viễn thông, nếu xảy ra trường hợp EVNTelecom phá sản Tập đoàn EVN sẽ tổn thất ít hơn.
Phục vụ cho công tác viễn thông ngoài EVNTelecom, Tập đoàn EVN đã huy động thêm Tổng công ty Truyền tải, Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tham gia vào công tác viễn thông.
Kinh doanh dịch vụ CDMA, EVNTelecom đã đầu tư tổng đài CDMA, BTS CDMA, thiết bị truyền dẫn metro 1000, thiết bị truyền dẫn đường trục SDA-64 với số tiền khoảng 5.000 tỷ, hạ tầng cáp quang, nhà trạm, cột anten thuộc dự án CDMA giai đoạn 3 là do EVNTelecom đầu tư khoảng 500 vị trí với số tiền 500 tỷ, thiết bị đầu cuối do EVNTelecom đầu tư 55% của 4.500 tỷ ứng với số tiền 2.500 tỷ. Bên cạnh đó Tổng công ty Truyền tải đã bàn giao 358 tỷ tiền cáp quang dự án ORET và đang treo nợ cho EVNTelecom, các Tổng công ty Điện lực cũng đã bàn tuyến cáp quang dự án nội hạt, tuyến cáp quang dự án nông thôn cho EVNTelecom nhưng đang còn treo nợ. Vậy chưa tính tài sản 3G thì tài sản của EVNTelecom đã lên con số 10.000 tỷ.
Tổng công ty, Công ty Điện lực đầu tư kinh doanh dịch vụ CDMA riêng thiết bị đầu cuối do Điện lực tự mua là 1.500 tỷ và cộng với 45% của 4.500 tỷ chi phí thiết bị đầu cuối do EVNTelecom chuyển qua thì tiền thiết bị đầu cuối do Điện lực đầu tư là 3.500 tỷ. Hạ tầng cáp quang, cột anten, phòng máy do Điện lực đầu tư phục vụ cho kinh doanh dịch vụ CDMA khoảng 2.500 tỷ. Ngoài ra phục vụ cho kinh doanh viễn thông Điện lực đổ vào số tiền không nhỏ xây dựng các showroom, mua dụng cụ máy tính, máy in...Vậy chưa tính hạ tầng 3G số tiền Điện lực đã đầu tư vào viễn thông không ít hơn 6.000 tỷ.
Tổng công ty Truyền tải được giao nhiệm vụ đầu tư tuyến cáp quang OPGW trên đường dây 500KV, 220KV với số tiền lên tới gần 2.000 tỷ. Tuy nhiên Tổng công ty Truyền tải đang treo nợ 182 tỷ tiền thuê hạ tầng năm 2010 của EVNTelecom.
Dự án 3G giai đoạn 1, EVNTelecom đã đầu tư 3.000 tỷ lắp đặt 2.500 trạm 3G với 80% là vốn vay, bên cạnh đó Điện lực cũng phải đầu tư hạ tầng 3G với số tiền 500 tỷ. Tuy nhiên vùng phủ sóng hẹp và trạm 3G bố trí không hợp lý nên EVNTelecom cứ loay hoay không biết kinh doanh thế nào.
Đối với kinh doanh viễn thông Tập đoàn EVN đang bị dồn vào thế chân tường. Năm 2010 thiếu nước, không có tiền đổ dầu dẫn đến tình trạng thiếu điện tràn lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân nhưng Tập đoàn EVN vẫn làm liều tiếp tục đầu tư thêm 5.000 trạm 3G. Điện lực được giao nhiệm vụ đầu tư hạ tầng 3G gồm cáp quang, nhà trạm, cột anten của hơn 4.000 vị trí xây mới với số tiền đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và hoàn thành trước 30/9/2010. Bên cạnh đó EVNTelecom được giao nhiệm vụ đầu tư thiết bị 3G và lắp đặt đưa vào hoạt động quý I/2011. Nhà thầu đã bàn giao 90% thiết bị cho EVNTelecom vào đầu năm 2011, Tập đoàn EVN phải chuyển tạm cho nhà thầu 2.100 tỷ tiền thiết bị, cộng với 700 tỷ tiền đặt cọc của FPT cũng đã trả tiền mua thiết bị, bên cạnh đó Tập đoàn EVN đang tìm nguồn vốn bảo lãnh cho EVNTelecom vay để trả phần thiết bị còn lại. Tuy nhiên đến nay thiết bị 3G cũng không được lắp đặt nhưng Điện lực phải mất tiền thuê mặt bằng lắp đặt trạm 200 tỷ/năm.
Điện lực mong muốn cho thuê hạ tầng để thu hồi vốn đã đầu tư. Tuy nhiên Trung tâm TVTK EVNTelecom và nhân viên điện lực quy hoạch trạm 3G đa số đều nằm ở vị trí có địa hình thấp hoặc thưa dân cư, bên cạnh đó cột anten xây dựng quá thấp nên cuối cùng cũng không có nhà mạng nào thuê. Các hợp đồng thuê lắp đ
Xem bài viết: Bài toán "gả" EVN Telecom về đâu cho có lợi nhất?
-
31-10-2011 10:31 AM #3
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Quán Thu Hằng (31/10/2011 10:32)
Lãnh đạo Tổng Công ty CPC cho biết ước tính doanh thu viễn thông công cộng năm 2011 của 13 PC trực thuộc vào khoảng 150 tỷ, doanh thu viễn thông công cộng chỉ bằng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông và doanh thu này còn thấp hơn doanh thu của Viettel tại các tỉnh nghèo như Hà Giang, Quảng Trị. Tuy nhiên chỉ tính riêng tài sản viễn thông do EVNTelecom và Điện lực đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế còn hơn tài sản Viettel đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Tổng Công ty CPC riêng đầu tư xây mới hạ tầng viễn thông của gần 800 trạm 3G đã mất hết 500 tỷ. Đơn giản chỉ tính lãi suất 18%/năm thì tiền lãi hàng năm đã là 90 tỷ. Tổng Công ty CPC xây dựng hoàn thành hạ tầng dự án 3G giai đoạn 2 vào 31/11/2010 nhưng sau gần một năm EVNTelecom vẫn không lắp đặt thiết bị và cũng không trả tiền thuê mặt bằng lắp đặt trạm 3G. Tiền cho thuê mặt bằng lắp đặt trạm 3G đã mất 40 tỷ/năm. Năm 2010 để bù lỗ cho EVNTelecom, Tổng Công ty CPC phải yêu cầu các PC cộng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông vào doanh thu viễn thông, nếu vẫn tính như năm 2010 Điện lực chỉ được hưởng 30% doanh thu viễn thông thì năm 2011 hoa hồng Tổng Công ty CPC được hưởng tính cả doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông chỉ là 90 tỷ và số tiền này chỉ đủ trả lãi ngân hàng cho số tiền vay đầu tư hạ tầng 3G.
Lãnh đạo Tổng Công ty CPC yêu cầu truy tố trách nhiệm lãnh đạo Tập đoàn EVN. Lãnh đạo EVN thừa biết kinh doanh CDMA đang thua lỗ và EVNTelecom có khả năng phá sản, bên cạnh đó dự án 3G giai đoạn 1 đã đầu tư 2.500 trạm 3G chỉ tính riêng số tiền EVNTelecom đầu tư cho thiết bị đã hơn 3.000 tỷ nhưng không biết kinh doanh như thế nào.
Năm 2010 doanh thu 3G chỉ đạt 5,6 tỷ, Tập đoàn EVN lại chuyển sang hướng kinh doanh khác là chiến lược internet cáp quang FTTH. EVNTelecom có các cổng kết nối Quốc tế với số tiền đầu tư hơn 1.000 tỷ, tuy nhiên mạng lõi trong nước chưa được nâng cấp, cổng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có chất lượng kém. Do vậy khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ internet cáp quang FTTH của EVNTelecom trong một thời gian ngắn đã cắt dịch vụ. Tổng Công ty CPC riêng số tiền đầu tư switch quang, cáp quang FTTH, modem quang, converter khoảng vài chục tỷ và đang phải chôn vùi số tiền này.
Lãnh đạo Tổng Công ty CPC kiến nghị trước khi sáp nhập EVNTelecom vào Viettel hay bán EVNTelecom cho VietNammobile phải xác định thua lỗ viễn thông của Tập đoàn EVN là bao nhiêu, cá nhân và tập thể nào phải chịu trách nhiệm này.
Xem bài viết: Bài toán "gả" EVN Telecom về đâu cho có lợi nhất?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 15-10-2011, 11:36 PM -
Tìm lời giải cho bài toán "thừa điện vẫn phải đi mua"
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 09-07-2011, 11:20 AM
Bookmarks