Threaded View
-
28-10-2011 09:26 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Nâng cao hiệu quả DNNN: Đổi mới theo hướng nào?
Nâng cao hiệu quả DNNN: Đổi mới theo hướng nào?
Từ nước Mỹ, chủ nghĩa khủng bố đã lan ra hầu khắp các khu vực trên thế giới, gieo nỗi âu lo cho cả nhân loại bằng những cuộc tấn công đẫm máu.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, doanh thu của toàn bộ DNNN tăng bình quân 15,3%/năm, tạo ra 25% doanh thu thuần của cả khu vực doanh nghiệp Việt Nam năm 2009. Tổng lợi nhuận trước thuế của DNNN tăng trung bình 15-18%, duy trì tỷ lệ 35-40% tổng lợi nhuận hàng năm của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu của DNNN ở mức 18,8% (năm 2007), 13,1% (năm 2008), 15,1% (năm 2009).Bộ Tài chính cho biết hiện cả nước có hơn 500 DNNN công ích, còn lại DNNN sản xuất kinh doanh. Hiện Chính phủ giao Bộ Tài chính xây dựng Dự thảo Nghị định đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, ước tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của riêng Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 13,1%. Năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2007 -2009 tính theo doanh thu có xu hướng tăng, mức bình quân là 483 – 668 triệu đồng/lao động/năm. Trong đó, có DNNN dẫn đầu về lợi nhuận như Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Vietcombank, Vietinbank…. Đặc biệt, kể từ ngày 1/7/2010 việc chuyển đổi toàn bộ DNNN thành công ty cổ phần, Công ty TNHH hoạt động theo Luật DN đã cải thiện môi trường kinh doanh, tạo lập môi trường kinh bình đẳng, thống nhất giữa DNNN với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Về mặt quản trị doanh nghiệp, đã tách bạch được giữa chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng khác của Nhà nước, giảm đặc lợi từ phía Nhà nước với tư cách người điều tiết thị trường.
Tuy nhiên, tỷ lệ DNNN bị lỗ năm 2007 là 12,2%, năm 2008 là 12,8% và năm 2009 là 12,3%. Việc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước cắt giảm, đình hoãn tiến độ 1.445 dự án với tổng số vốn bằng 12,7% kế hoạch. Năm 2011 đã cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ tới 31,01% tổng số dự án đầu tư với tổng số 10,72% tổng vốn đầu tư theo kế hoạch ban đầu. Điều này cho thấy, việc xây dựng kế hoạch và xét duyệt kế hoạch đầu tư của không ít DNNN chưa chặt chẽ, dàn trải. Đơn cử, không hiếm dự án chưa đủ điều kiện đầu tư như thiếu vốn, thủ tục cấp đất đai… nhưng vẫn quyết định đầu tư. Đơn cử, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy trong hai năm 2007-2008 đã phê duyệt tới 8 dự án đầu tư có quy mô từ 1.240 – 8284 tỉ đồng với tổng mức đầu tư của các dự án này lên tới hơn 22.000 tỷ đồng, bằng 176,3% vốn điều lệ và bằng 338,5% vốn nhà nước tại Tập đoàn này.
Chưa hết, theo Báo cáo Kết quả tình hình thực hiện rà soát, điều chỉnh vốn kế hoạch năm 2011 của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước năm 2008 và năm 2011 của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, nhiều Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước còn ham đầu tư và quá nóng, biểu hiện ở việc năm 2008.
Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước đã xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển với tổng giá trị bằng 24,8% tổng giá trị tài sản và 89,5% tổng vốn điều lệ; năm 2011 bằng khoảng 26% tổng giá trị tài sản và 72% vốn điều lệ. Trong khi đầu tư đổi mới công nghệ của DNNN, thời gian qua, một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước quy mô lớn đã sử dụng công nghệ khá hiệu đại nhưng tỷ trọng chi đầu tư cho đổi mới công nghệ ở DNNN vẫn còn thấp (chỉ ở mức 0,2-0,3% doanh thu) trong khi Ấn Độ và Trung Quốc là 5-10%.
Theo Dự thảo, các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, cụ thể như: giảm bớt số lượng ngành nghề liên quan của các công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng quyết định, theo lộ trình: Nhà nước sở hữu trên 75% tổng số cổ phần tại Công ty mẹ của Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Còn lại, ở các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế khác nhà nước chỉ nên sở hữu 35-65% tổng số cổ phần. Đồng thời, các DNNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và mô hình tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, đặc biệt là cần tăng cường quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN./.
VOV
Xem bài viết: Nâng cao hiệu quả DNNN: Đổi mới theo hướng nào?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks