Blog: Nợ xấu VCB
Threaded View
-
28-10-2011 08:59 AM #1
Nợ xấu VCB
-----------------------------
Blogger: NGHIATQ
Blog: http://nghiatq.wordpress.com/
Thời gian đăng: 26/10/2011
-----------------------------
NPL
VCB: Đọc sơ qua bài này cùng với xem BCTC thấy có một số vấn đề như sau: hoạt động thận trọng nếu không nói là phòng thủ, cơ cấu lại, dư nợ tăng chậm trong khi thu nhập lãi tăng mạnh (đặc biệt là thu từ tiền gửi và cả cho vay), dòng tiền thuần dành cho hoạt động kinh doanh thu hẹp. Nhưng nỗi bật nhất vấn là nợ xấu (NPL, từ nhóm 3 đến 5, đặc biệt nhóm 5)
* Phòng thủ:
Dòng tiền hoạt động cải thiện mạnh so với cùng kỳ năm trước khi dòng tiền hoạt động kinh doanh ròng (vào tài sản) ở mức 6.173 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước sử dụng lên tới 19.026 tỷ (chú ý là huy động từ TCKT & Dân cư giảm (xem báo cao dòng tiền C/S, mục dòng tiền hoạt động), tiền gửi NHNN tăng mạnh, thực hiện các hoạt động an toàn nhờ nguồn vốn nhận từ vốn tài trợ, ủy thác (8.218 tỷ), trong khi vốn huy động giảm nhẹ, khoản vốn nhận tài trợ, ủy thác thực giải ngân là lớn gần bằng 2/3 dư nợ thực tế tăng lên, suy ra giảm tỷ lệ cho vay dựa vào nguồn huy động. Các khoản cho vay/gửi đối với TCTD khác giảm mạnh,…cùng với các khoản Nợ khác tăng mạnh có thể là do tăng cường các khoản cho vay liên NH bằng cách buộc thế chấp GTCG (Nợ khác tăng mạnh có thể cho vay thế chấp/giữ hộ hoặc đối ứng – nhận tiền gửi từ TCTD gia tăng) ! (–>Nguyên nhân Ls LNH tăng?! ) (xem B/S)
* Thu nhập từ lãi tăng mạnh trên môi trường Ls quá cao:
Hiện tượng Ls cao làm tăng biên độ, quy mô không thay đổi/thay đổi ít (TTS và cho vay tăng nhẹ, huy động giảm nhẹ) nhưng thu nhập lãi tăng mạnh (xem báo cáo P/L, C/S, dòng tiền thực thu từ lãi và chi lãi đều tăng, nhưng net tăng rất mạnh so với quy mô sử dụng tài sản, nhìn chung, lãi thực thu và dự thu là của nhóm 1, là chủ yếu (các nhóm khác chỉ tính thực thu) nhưng dư nợ nhóm một có sự sụt giảm nhẹ, nên yếu tố Ls cao có thể đã làm tăng thu nhập lãi mạnh).
Thu nhập lãi: 24.205 tỷ (cùng kỳ năm trước: 14.383 tỷ), chi phí lãi: 15.228 (cùng kỳ 8.420), thu nhập NII: 8.977 tỷ (cùng kỳ 5.964) tăng 51%. Trong đó, điểm nổi bật là thu nhập lãi tiền gửi (tức gửi TCTD) tăng rất mạnh trong khi số dư giảm xuống (xem F/S, mục thu nhập lãi và chi phí lãi, thu lãi tiền gửi ở mức 3.597 tỷ so với cùng kỳ năm trước chỉ là 613 tỷ!) (như nói ở trên: môi trường chung: thanh khoản kém + lãi suất liên NH tăng cao) đóng góp một phần lợi nhuận rất lớn vào tổng lợi nhuận (cùng với cho vay TCKT và dân cư): đây là một xu hướng khác (NHTM nhỏ chỉ tập trung vào cho vay TCKT và dân cư).
Cũng nói thêm, trạng thái rủi ro Ls đang hỗ trợ (thuận lợi) nếu ls thị trường giảm mạnh (ie. giảm xuống 14% như vừa rồi, trong khi càng tốt khi Ls cho vay chưa giảm theo) khi chênh lệch GAP lên đến hơn 37 nghìn tỷ trong vòng 1 tháng tới. (Xem RRLS). Tuy nhiên, chênh lệch thanh khoản (liquidity GAP) là không tốt khi dòng tiền quay vòng quá lớn trong thời gian ngắn (đến 1 tháng và từ 1 đến 3 tháng, lên đến 69 nghìn tỷ!) làm giảm sức mạnh thỏa thuận với KH cũng như phải giữ vốn (đó là lý do VCB giảm huy động trong năm nay và giảm mạnh so với mức tăng trong cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước là huy động tăng thêm hơn 21 nghìn tỷ) khi thị trường lao vào cuộc đua lãi suất. (Nếu tất cả Ls đều về 14% thì VCB có khả năng “hồi phục” )
* Hiệu quả sử dụng vốn và tiền tăng lên, khi dòng tiền thuần sử dụng giảm mạnh quy mô mở rộng (xem báo cáo dòng tiền) nhưng thu nhập tăng lên rất mạnh. Dòng tiền này về cơ bản được sử dụng từ tăng vốn (xem C/S, mục dòng tiền tài trợ) và tiền mặt sẵn có trong kỳ. So với tổng nợ tăng lên, hầu như không sử dụng (net)! Đây là một lãng phí nhưng tránh được rủi ro. Không phải ngân hàng nào cũng làm được! Tức là cân đối dòng tiền rất tốt. Trong khi đó hoạt động đầu tư không thay đổi đáng kể! (xem C/S, mục dòng tiền đầu tư)
* Quản lý chi phí hoạt động rất tốt, chi phí hoạt động tăng không đáng kể trong khi các khoản thu nhập (đặc biệt lãi thuần tăng mạnh) (xem F/S, mục chi phí hoạt động)
* Điểm xấu nhất vẫn là…chất lượng nợ! (Xem F/S, mục phân loại nợ và trích lập dự phòng)
Dư nợ tăng ít (tăng 12.870 tỷ, khoảng 7%), nhưng nợ xấu tăng với gia tốc rất nhanh, đặc biệt, chỉ riêng quý III đã ghi nhận món trích lập 700 tỷ (provision for loans loss – PLL), chiếm tới hơn 41% tổng chi phí trích lập (cùng kỳ năm trước chỉ 35%)Tổng nợ xấu (NPL) tăng lên thêm 2470 tỷ, ở mức 7.380 tỷ, tức tăng thêm…50%.
Tổng trích lập PLL lên đến 1.687 tỷ, trong khi tăng lên của các khoản dự phòng (reserves, chung và cụ thể) là 1.340 tỷ, trong đó chung tăng nhẹ do dư nợ tăng nhẹ, còn dự phòng cụ thể tăng hơn 1.210 tỷ! do nợ nhóm 5 (dự phòng 100%) tăng lên thêm 1.339 tỷ (tăng 37%), trong đó thu hồi (recoveries) 198.7 tỷ, các khoản mất vốn lên tới 546 tỷ (đã trừ thu hồi, = 1.687 – 1.340 + 198.7 = 546 tỷ.)
Như vậy, giảm nguồn dự phòng chỉ có 198.7 tỷ, trong khi năm trước là 205.8 tỷ. Trong khi đó, hoàn nhập 160.83, năm trước ở mức 123.58.
* Mặt bằng chung?
Đây là một NH thuộc loại lớn nhất và tốt nhất có những biểu hiện (phòng thủ tăng, giảm tiền vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, có thu nhập từ lãi cao nhờ các khoản tiền gửi liên NH, cho vay dựa trên nguồn thanh khoản dồi dào, nguồn vốn giá rẽ hơn (mặc dù chi phí lãi vẫn tăng tương đương) và nguồn tiền từ hoạt động tài chính mạnh, nhưng nợ xấu và nợ mất vốn tăng.
Thì cũng nhận thấy rằng, đây là môi trường chung: thanh khoản khan hiếm, lãi suất cao, nợ xấu gia tăng, tác động rất xấu đến những NHTM quy mô nhỏ hơn quản trị yếu hơn, lệ thuộc vào NHTM lớn,…Tình hình phân hóa ngày càng gia tăng!
Một điểm chú ý là NH này có báo cáo theo vùng/miền (xem F/S, thu nhập theo thành phần)! Thu nhập lãi từ khu vực Miền nam lớn nhất, trong khi các khoản chi phí Miền Bắc (Hội sở) chịu rất lớn, đây là cơ chế điều hóa vốn và giá vốn nội bộ, tập trung vào Miền Nam (huy động Miền Bắc). Có thể thấy, tỷ lệ thu nhập từ Miền Nam chiếm gần 2/3 nhưng thu nhập lãi chưa tới ½, có khả năng giá vốn được hỗ trợ vào khoảng 1/3! (VCB có lợi thế từ nguồn ngắn hạn và không kỳ hạn với các tập đoàn lớn)
Notes: B/S: Bảng CĐKT, P/L: Báo cáo KQKD, F/S: Thuyết minh BCTC, C/S: Báo cáo dòng tiền. RRLS: Báo cáo Rủi ro Lãi suất, RRTK: Báo cáo Rủi ro Thanh khoản. NPL là nợ xấu (VN là từ nhóm 3 đến nhóm 5). Ttrích lập dự phòng chung thì ở mức 0.75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, đối với dự phòng cụ thể thì trích theo phân loại nhóm nợ (xem QĐ 493, nhóm 1 không trích, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Tâm Sự Gái Xấu
By Gai Xau in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 35Bài viết cuối: 09-10-2011, 06:57 PM -
'Cháy nhà' ra... nợ xấu
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 09-10-2011, 01:53 PM -
Nợ xấu, xấu đến đâu?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 08-10-2011, 09:12 AM -
Nợ xấu ngân hàng và 1 số giải pháp
By 1000percent in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-10-2011, 10:38 PM -
REE xấu chơi?
By 1000percent in forum BlogTrả lời: 2Bài viết cuối: 18-07-2011, 10:30 AM
Bookmarks