Chủ đề: Bài 8: TÍCH LUỸ VÀ PHÂN PHỐI
Threaded View
-
30-09-2009 03:12 PM #1
- Ngày tham gia
- Jun 2009
- Bài viết
- 30
- Được cám ơn 24 lần trong 10 bài gởi
Bài 8: TÍCH LUỸ VÀ PHÂN PHỐI
§ 1. KHÁI NIỆM
Khi tìm hiểu “Khối lượng giao dịch” (Bài 7), chúng ta đã làm quen với các mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch với hình thái thị trường, xu hướng thị trường và sự biến động giá cả.
Bài này giới thiệu một khía cạnh khác của sự liên quan giữa khối lượng và giá cả qua chủ đề “Tích luỹ và phân phối”. Đó là những kiến thức cơ bản giúp ta tìm hiểu thêm thị trường, đồng thời hiểu được sâu sắc một số chỉ số rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật – chỉ số lưu lượng tiền (MFI), chỉ số cân bằng khối lượng (OBV).
I. NGÀY TÍCH LUỸ VÀ NGÀY PHÂN PHỐI
Trong xu thế tăng/giảm của thị trường sẽ có ngày tích luỹ và ngày phân phối thể hiện qua khối lượng và giá cả.
- Khi thị trường tăng giá:
-Giá tăng mạnh
-Khối lượng giao dịch nhỏ
Ngày phân phối:
-Giá tăng yếu (hoặc đứng giá)
-Khối lượng giao dịch lớn
- Khi thị trường giảm giá:
-Giá giảm mạnh
-Khối lượng giao dịch nhỏ
Ngày phân phối:
-Giá giảm chậm (hoặc đứng giá)
-Khối lượng giao dịch lớn
- Tóm tắt:
II. GIẢI THÍCH
- Khi thị trường trong xu thế tăng giá:
-Người chưa có cổ phiếu mua vào
Tình trạng trên khiến cho cổ phiếu trở nên khan hiếm, lượng cầu cao hơn cung làm cho giá tăng mạnh nhưng khối lượng không cao: đó là ngày tích luỹ.
-Tới khi được giá, người có cổ phiếu bắt đầu bán ra
-Các nhà đầu tư khác được dịp mua vào.
Tình trạng trên khiến cho khối lượng giao dịch tăng mạng nhưng giá cả tăng chậm hoặc đứng giá (thậm chí giá giảm): đó là ngày phân phối.
- Khi thị trường trong xu thế giảm giá:
-Hiện tượng tích luỹ đã trôi qua vài ba ngày vì giá cả bây giờ rất hấp dẫn (do quá rẻ) các nhà đầu tư bắt đầu mua vào khiến cho giá giảm chậm lại hoặc đứng giá (thậm chí có khi tăng giá) với khối lượng giao dịch khá lớn: đó là ngày phân phối.
- Chú ý:
-Thông thường sau 3 tới 5 ngày phân phối xu thế tăng/giảm của giá sẽ kết thúc
§ 2. SỬ DỤNG
Khái niệm “Tích luỹ và phân phối” cũng như “Hội tụ và phân kỳ” (Bài 7) có mặt tại rất nhiều nơi trong lĩnh vực PTKT. Vì vậy chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi. Một trong những ứng dụng khá gần gũi với chúng ta là: “Phát hiện thị trường chạm đỉnh căn cứ vào hiện tượng phân phối”
PHÁT HIỆN THỊ TRƯỜNG CHẠM ĐỈNH
- Nguyên lí:
-Sau khi thị trường chạm đỉnh, giá sẽ giảm
-Phân tích sự biến động giá cả và khối lượng giao dịch có thể giúp chúng ta phát hiện thời điểm chạm đỉnh để tiến hành bán ra ngay vì khi giá cả và khối lượng đã nói lên rằng chúng đang ở tình trạng phân phối lớn (do các tổ chức đang đổ ra ồ ạt) thì hành động tốt nhất là nên bán ngay mà không cần tới các chuyên gia phân tích (cơ bản hay kỹ thuật) nói gì
- Phát hiện:
Giá đóng cửa thấp hơn phiên trước
Khối lượng giao dịch tăng
Hoặc:
Giá đứng hoặc thay đổi rất nhỏ
Khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm trước
-Nên theo dõi chặt chẽ hai thông số giá cả và khối lượng hàng ngày vì các tín hiệu của hiện tượng phân phối thường xuất hiện bất chợt mà không hề có cảnh báo
-Nếu “bốn ngày phân phối” kéo dài ra hai, ba tuần xu hướng thị trường sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm
-Sau “bốn ngày phân phối” nên rà soát lại toàn bộ danh mục đầu tư và nghĩ ngay đến việc loại bỏ các cổ phiếu không mạnh vì sau bốn, năm ngày phân phối, thông thường giá sẽ giảm.
- Chú ý:
SỬ DỤNG TỶ LỆ TÍCH LUỸ/PHÂN PHỐI
- Nguyên lý
- Phát hiện
Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối xuống tới mức a, b: cồ phiếu đang được mua vào
Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối ở mức c: mua bán cân bằng
Khi tỷ lệ tích luỹ/phân phối ở mức d, e: cồ phiếu đang được bán ra
Tra cứu các số liệu cụ thể kể trên ở bất kỳ giáo trình nào về PTCB hay PTKT
-Nếu chỉ chú ý tới mối liên hệ khối lượng và giá cả (Bài 7), về mặt trực quan chúng ta đã rõ:
Khi khối lượng tăng và giá tăng: các tổ chức lớn đang mua vào
Khi khối lượng tăng và giá giảm: các tổ chức lớn đang bán ra
Tới đây chúng ta đã chấm dứt việc làm quen với những khái niệm cơ bản của Phần I: “Mở đầu” trong “Những kiến thức cơ bản trong PTKT”, bao gồm:
Bài 1: Đại cương về PTKT
Bài 2: Vấn đề xu hướng thị trường
Bài 3: Khái niệm chống đỡ và kháng cự
Bài 4: Đại cương về các chỉ số
Bài 5: Đồ thị giá
Bài 6: Khái niệm về hội tụ và phân kỳ
Bài 7: Khối lượng giao dịch
Bài 8: Tích luỹ và phân phối
Tới Phần II: “Các chỉ số trong PTKT”, chúng ta sẽ làm quen với các chỉ số cụ thể thông qua một đề cương tổng quát:
- Tính chất và đặc điểm
- Sử dụng
- Tổng kết
Chu Xuân Lượng
Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock
-
Có 5 thành viên đã cám ơn nguyenquangminh :
daianh280793 (23-02-2021), Hidenseek (04-10-2013), minhduy1512 (18-08-2012), theson27692 (28-08-2013), trunghieuvs (12-08-2012)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks