Hybrid View
-
30-09-2009 03:07 PM #1
- Ngày tham gia
- Jun 2009
- Bài viết
- 30
- Được cám ơn 24 lần trong 10 bài gởi
BÀI 7: KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH (tiếp theo)
KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ
- GIÁ ỔN ĐỊNH:
- Khi giá cả ổn định với khối lượng lớn:
·Người mua bắt đầu mua tại điểm kết thúc xu hướng xuống
·Người bán bắt đầu bán mạnh tại điểm kết thúc giá lên
Những động thái trên khiến cho thị trường sẽ đảo chiều.
- Khi giá cả ổn định với khối lượng nhỏ:
·Xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn
- GIÁ BIẾN ĐỘNG:
- Giá cả không bao giờ tăng giảm một cách tính cờ:
-Khối lượng tăng và giá tăng theo: các tổ chức lớn đang tích cực mua vào.
-Khối lượng tăng và giá giảm: các tổ chức bán ra.
·Nếu khối lượng rất nhỏ: chứng tỏ người bán đông hơn người mua. Vì vậy khối lượng giao dịch khi giá lên thường lớn hơn lượng giao dịch khi giá xuống.
- Khi khối lượng tăng và giá cũng tăng:
- Khi khối lượng thấp kèm theo giá tăng nhẹ:
- Khi giá cả tăng với khối lượng nhỏ:
-Khi có đủ điều kiện bán, bên bán sẽ bán ra và bên mua cũng sẽ mua vào khiến cho lượng giao dịch lớn
-Tới khi bên mua ngừng mua (vì giá đã khá cao) làm cho lượng giao dịch thành công không thể tăng đột biến.
- Khi giá cả giảm với khối lượng nhỏ:
-Khi đủ điều kiện mua, người mua bắt đầu mua vào nên lượng giao dịch cao khiến cho tốc độ giảm giá chậm lại hoặc giá sẽ tăng.
-Tới khi bên bán ngừng bán (sợ bản thân bị hớ) làm cho lượng cung giảm khiến cho lượng giao dịch thành công cũng không thể tăng đột biến được.
- Khi khối lượng và giá cả tăng giảm đột ngột:
Phải tìm hiểu kỹ thị trường mạnh hay yếu
·Nếu giá cả đột ngột tăng mạnh
Khi giá cả đột ngột tăng mạnh kèm theo khối lượng lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình thì giá thường tiếp tục biến động theo hướng đó. Sau một thời gian tăng sẽ có một ngày khối lượng đạt tới đỉnh điểm. Sau đó, giá sẽ đổi chiều, đi xuống vì khối lượng không còn đủ lớn để giá tiếp tục theo hướng cũ.
- Tóm tắt:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHỐI LƯỢNG
1. Khối lượng giao dịch của chính công ty phát hành:
Hiện tượng mua lại cổ phiếu của chính các công ty phát hành (khoảng 10%) có ảnh hưởng tích cực.
-Giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành nên lợi tức tăng
-Giá cổ phiếu sẽ tăng
2. Công ty phát hành thêm cổ phiếu:
Thường có ảnh hưởng tiêu cực:
-Cổ phiếu bị “pha loãng”
-Giá cổ phiếu sẽ giảm (theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào số lượng phát hành thêm)
3. Hiện tượng mua bán trong nội bộ công ty:
- Mua: hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai
- Bán: chúng ta nên xem xét và tìm hiểu thêm về sức mạnh của cổ phiếu tất nhiên chưa phải là tín hiệu để bán ra.
Chúng ta chỉ cần nắm những đặc điểm đại cương như trên là đủ vì nếu giải thích rõ ràng thì buộc phải trình bày một cách đầy đủ ngọn ngành vì những nội dung trên còn có nhiều điều khá phức tạp thậm chí mâu thuẫn với nhau. Nhưng làm như vậy e rằng chúng ta đã lấn sân sang nhà anh bạn hàng xóm – “Phân tích cơ bản”.
§ 3. PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG
NGUYÊN LÍ:
-Các phương pháp phân tích khối lượng đều dựa vào sự biến đổi khối lượng giao dịch cụ thể trên thị trường.
-Dựa theo xu hướng đồ thị, phương pháp phân tích khối lượng căn cứ vào hai yếu tố cơ bản:
- Sự xuất hiện phân kỳ âm và phân kỳ dương (Bài 6: “Hội tụ và phân kỳ”)
- Tốc độ thay đổi đột biến về khối lượng giao dịch trên thị trường.
-Khi xuất hiện phân kỳ dương: dự đoán xu hướng tăng
-Khi xuất hiện phân kỳ âm: dự đoán xu hướng giảm
-Khi khối lượng thay đổi đột biến: dự đoán xu hướng thị trường sẽ thay đổi
Vì vậy, thường dùng đồ thị giá và các chỉ số để phát hiện các hiện tượng trên.
SỬ DỤNG ĐỒ THỊ GIÁ
Khi phân tích Bài 6: “Đồ thị giá”, chúng ta đã hiểu những khái niệm cơ bản nhất của đồ thị giá:
-Đồ thị giá cho ta một cái nhìn tổng thể về sự thay đổi: giá cả và khối lượng trong một khoảng thời gian nhất định.
-Đồ thị giá là sự minh hoạ bằng hình ảnh về giá cả - khối lượng trong quá khứ và sự biến động của chúng là những manh mối về xu thế thị trường trong tương lai
Những dự đoán qua đồ thị giá:
-Khối lượng giao dịch tăng thường diễn ra trước khi giá tăng
-Giá tăng đột ngột thường tuân theo quy luật đồng thời tạo ra các mô hình đặc biệt trên đồ thị giá.
-Những mô hình trên thường xuất hiện khi thị trường có điều chỉnh. Chúng được tạo ra ngay trước khi cổ phiếu phá vỡ những mức giá cũ để bắt đầu tạo ra những mức giá mới cao hơn nhiều.
Tóm lại:
-Khi cổ phiếu phá vỡ mức giá cũ, khối lượng sẽ tăng (tối thiểu 50%) trên khối lượng giao dịch trung bình.
-Khối lượng ngày hôm trước tăng và giá tăng: tín hiệu tốt
-Khối lượng ngày hôm trước tăng và giá giảm: tín hiệu xấu
-Nếu cả hai, khối lượng và giá cả đều giảm: không có hiện tượng bán tháo.
SỬ DỤNG CHỈ SỐ:
Thường dùng các chỉ số cân bằng khối lượng (OBV) và chỉ số lưu lượng tiền (MFI) để phân tích một cách cụ thể
- Chỉ số cân bằng khối lượng (OBV)
- Chỉ số lưu lượng tiền (MFI)
Phần 2: “Phân tích các chỉ số” sẽ giới thiệu đầy đủ và kỹ càng hơn về các chỉ số kể trên
Chu Xuân Lượng
Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock
-
Có 4 thành viên đã cám ơn nguyenquangminh :
anhtran0226 (05-04-2016), minhduy1512 (18-08-2012), phnhuong (11-02-2018), tronghoangfi (07-04-2012)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks