Bài 7: Khối lượng giao dịch
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      30
      Được cám ơn 24 lần trong 10 bài gởi

      Mặc định Bài 7: Khối lượng giao dịch

      § 1. KHÁI NIỆM

      I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

      -Khối lượng giao dịch (gọi tắt là khối lượng) là một trong những công cụ quan trọng trong PTKT để:
      ·Xác định hướng di chuyển của đường giá
      ·Đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư
      -Việc phân tích khối lượng giao dịch là một công việc cần thiết vì chức năng cơ bản nhất của phương pháp phân tích khối lượng là nhằm khẳng định các tín hiệu về giá cả. Việc dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai không chỉ đơn thuần dựa vào sự biến động giá mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không thể thiếu được khối lượng giao dịch hàng ngày.
      -Khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư, khối lượng giao dịch hàng ngày là mục tiêu đầu tiên để xem xét nhu cầu về loại cổ phiếu đó.
      -Khối lượng giao dịch được tính chung cho toàn thị trường và cũng được tính riêng cho từng loại cổ phiếu.
      -Trên đồ thị giá (Bài 6): trục tung biểu thị giá, trục hoành – khối lượng. Do đó, giá cả và khối lượng là hai chủ thể liên quan chặt chẽ với nhau. Diễn biến giá cả và khối lượng phải trùng khớp với nhau và sự biến thiên của chúng cho ta một bức tranh đa dạng về TTCK.

      II. KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH VÀ GIÁ TRỊ GIAO DỊCH

      -Để đánh giá thị trường, chúng ta thường sử dụng khái niệm “Quy mô giao dịch”. Quy mô giao dịch bao gồm khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch.
      -Giá trị dao dịch:
      ·là tổng giá trị của cổ phiếu đã được giao dịch thành công
      ·tính toàn bằng cách nhân khối lượng giao dịch với giá giao dịch
      ·quy mô giao dịch được các cơ quan thông tin kinh tế - tài chính - chứng khoán thông báo hàng ngày. Các chuyên gia phân tích kinh tế và thị trường thường quan tâm tới quy mô giao dịch còn khối lượng giao dịch là địa hạt của PTKT.



      § 2. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM

      I. KHỐI LƯỢNG VÀ HÌNH THÁI THỊ TRƯỜNG:

      -Chúng ta đều biết rằng: “Quan hệ cung cầu xác định giá cả trên thị trường”. Khi cả hai bên mua bán đều có thái độ tích cực với xu hướng thị trường thì khối lượng sẽ tăng khi giá chuyển động theo xu hướng và sẽ giảm khi giá vận động ngược chiều xu hướng.
      -Có thể tìm hiểu quan hệ cung cầu liên quan tới khối lượng giao dịch theo các hình thái thị trường cụ thể như sau:
      • Không ai mua – chẳng ai bán:
      Thị trường đóng băng, không giao dịch hoặc giao dịch với khối lượng rất nhỏ.
      • Có người mua – không ai bán (cầu lớn hơn cung):
      Khối lượng mua vào lớn nhưng lượng bán ra không có hoặc rất nhỏ khiến cho khối lượng giao dịch thành công thấp.
      • Có người bán – không ai mua (cung lớn hơn cầu):
      Khối lượng bán ra lớn nhưng không có lượng mua vào hoặc rất nhỏ khiến cho khối lượng giao dịch thành công cũng thấp.
      • Có người mua, người bán (cung cầu cân bằng):
      Khối lượng giao dịch thành công rất lớn.
      Tóm tắt:



      KHỐI LƯỢNG VÀ XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG:

      • THỊ TRƯỜNG KHÔNG XU HƯỚNG
      Dú khối lượng giao dịch lớn hay nhỏ cũng rất khó xác định được xu hướng thị trường. khi đó cần theo dõi chặt chẽ mọi biến động của thị trường đồng thời kết hợp với các phương pháp PTKT khác.
      • THỊ TRƯỜNG CÓ XU HƯỚNG
      • Khối lượng xác nhận hướng di chuyển của đường giá:
      ·Khi giá cả tăng giảm kèm theo khối lượng lớn: đường giá được xác định
      ·Khi giá tăng giảm với khối lượng nhỏ: đường giá di chuyển quá yếu hoặc chưa rõ ràng
      • Tầm quan trọng của khối lượng khi phân tích hướng đi của đường giá:
      Khi khối lượng tăng đột ngột và đủ lâu đồng thời giá cũng tăng – giảm đột ngột thường dẫn tới hai trạng thái trái ngược nhau:
      • Nếu giá tăng và khối lượng tăng:
      Thị trường đang ở trạng thái tăng nhưng sau đó sẽ giảm vì bên mua đã mua đủ trong khi không ai bán.
      • Nếu giá giảm và khối lượng tăng:
      Mọi người đều không muốn giữ cổ phiếu, đồng loạt bán ra khiến cho bên bán áp đảo bên mua.
      • Khối lượng xác nhận tương quan mua bán:
      -Khi giá cả biến động có xu hướng, có thể căn cứ vào khối lượng phán đoán xem ai làm chủ thị trường:
      • Nếu giá cả tăng và khối lượng tăng:
      Bên mua làm chủ thị trường. xu hướng tăng giá tiếp tục
      • Nếu giá cả giảm và khối lượng tăng:
      Bên bán làm chủ thị trường. Xu hướng giảm giá tiếp tục.
      -Mặt khác, có thể căn cứ vào khối lượng để phát hiện bên chi phối thị trường không còn quan tâm tới xu hướng giá cả:
      • Nếu giá cả tăng và khối lượng giảm:
      Người mua không còn quan tâm tới thị trường khiến cho xu hướng tăng đã tới lúc suy giảm
      • Nếu giá cả giảm và khối lượng giảm:
      Người bán không còn quan tâm tới thị trường và xu hướng xuống giá sẽ sớm chấm dứt.
      • Tóm tắt:

    2. Có 5 thành viên đã cám ơn nguyenquangminh :
      anhtran0226 (05-04-2016), hoanguyen3890 (01-03-2012), phnhuong (11-02-2018), tronghoangfi (07-04-2012), trunghieuffb (10-08-2012)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình