Thời điểm hợp lý để tích lũy cổ phiếu?

Trước hiện tượng chững giá (không còn giảm mạnh) của phần lớn cổ phiếu (CP) trên thị trường trong thời gian qua, không ít nhà phân tích cho rằng, giai đoạn từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 10 sẽ là thời điểm tốt nhất để mua CP.

Giá CP khó giảm sâu

Có thể nói, rủi ro mà các NĐT chứng khoán lo ngại hiện nay là chính sách siết chặt tiền tệ, lãi suất cao, hoạt động của các doanh nghiệp bị đình trệ... Điều này sẽ khiến từ các chỉ số kinh tế vĩ mô đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường “không được đẹp” trong một, hai quý tới. Thế nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, một khi đã xác định rõ các rủi ro đối với TTCK thì đồng nghĩa các kịch bản xấu nhất cũng đã được các nhà đầu tư (NĐT) định hình. Ví dụ như khi kinh tế vĩ mô tiếp tục có những tin tức bất lợi sẽ khiến thị trường phản ứng đến đâu? Khi thị trường vào mùa công bố báo cáo quý, nhiều DN công bố kết quả tồi sẽ khiến giá CP giảm thêm bao nhiêu phần trăm?

Với các rủi ro đã xác định như trên, trong trường hợp rủi ro có xảy ra thì giá CP cũng chỉ giảm thêm khoảng 10% bởi với hiện trạng hiện nay, giá CP khó có thể giảm thêm. Thống kê giá trị CP trên TTCK Việt Nam của một quỹ đầu tư cho biết, chỉ số P/B (giá trị sổ sách) của CP trên sàn Hà Nội (HNX) đang ở mức 0.75 lần, thấp nhất trong lịch sử TTCK. Chỉ số này vào lúc TTCK bị tác động mạnh nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới (tháng 2/2009) cũng chỉ là 1,2-1,3 lần. Cũng chỉ số này của CP trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) là 1,3 lần. Tổng hợp trên 2 sàn hiện có 339 doanh nghiệp có CP với P/B nhỏ hơn 1, chiếm ½ số DN niêm yết. Chưa hết, nhiều mã CP đang ở mức giá dưới 10.000 đồng/CP nhưng tỉ lệ cổ tức là hơn 10%/năm thậm chí 15%/năm.

Đó là các nhóm CP ngành ngân hàng, thủy điện, khai thác đá, vật liệu xây dựng và các DN sản xuất hàng tiêu dùng có hoạt động SXKD ổn định và dòng tiền tốt với thị giá thấp quanh 10.000 đồng/CP. “Giá CP ở mức hiện tại sẽ khó có thể giảm nhiều và giảm lâu nữa!”. Về CPI, đạt đỉnh trong tháng 4 và giảm dần trong tháng 10. Các tháng sau đó nhiều khả năng sẽ về mức % thấp hơn. Do đó, nếu nhìn về tương lai 12 tháng (từ 11/2011 – 11/2012), CPI có thể chỉ tăng dưới 10%. Đây là cơ sở quan trọng để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất VND, hỗ trợ kinh tế vĩ mô khởi sắc.

Tỉ giá sẽ ổn định trong những tháng tới. Trên thực tế, tỷ giá thị trường tự do đã bình ổn trở lại về dưới 21.500 VND/USD sau khi tăng lên mức 22.500 VND/USD cách đây vài tuần. Điều này bước đầu cho thấy hiệu quả của những chính sách của Chính phủ đã đưa ra và đang thực hiện. Về lãi suất huy động USD sẽ giảm trong thời gian tới do nhu cầu cho vay USD của Ngân hàng (NH) giảm xuống theo quy định mới về hạn chế cho vay USD đối với các doanh nghiệp (DN) không có nguồn thu ngoại tệ. Cạnh đó, với các chính sách điều tiết lãi suất của NH, việc giữ USD và gửi vào NH sẽ kém hấp dẫn hơn. Việc kiểm soát chặt kênh USD và vàng tự do cũng sẽ khiến dòng tiền trong nước hạn chế chảy vào các kênh này làm bớt đi căng thẳng về tỷ giá và dự trữ ngoại hối.

Thị trường đã an toàn?

Theo các môi giới của một số CTCK chiếm thị phần lớn, tỷ lệ vay/tiền mặt đang có hoặc tỷ lệ vay/hạn mức cấp tối đa của các NĐT đều đang ở mức rất thấp từ khi sản phẩm margin (đòn bẩy) xuất hiện từ giữa năm 2010. Điều này phản ánh, sức mua hiện có là thực và lớn, trong khi áp lực bán giải chấp nếu có sẽ không đáng ngại. Một tín hiệu nữa là dòng tiền bắt đầu nộp ròng vào tài khoản.

Hiện tượng này thường xảy ra khi thị trường suy giảm mạnh và tạo đáy. So sánh 2 kênh đầu tư ở thời điểm này thì chứng khoán có lợi thế hơn BĐS vì đã trải qua đợt suy giảm rất mạnh và kéo dài, giá CP đã xuống mức khá thấp. Theo đó, chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trong số ước tính khoảng 40 tỷ USD găm giữ vàng và ngoại tệ trong dân quay lại nền kinh tế và đổ vào TTCK cũng sẽ tạo ra lực đẩy mạnh. Một hiện tượng đáng tin cậy mỗi khi thị trường tạo đáy hay giá CP đã giảm xuống mức hấp dẫn là cổ đông nội bộ, cổ đông lớn


Xem bài viết: Nhịp đập Thị trường 27/10: VN-Index vượt 415 điểm, HNX-Index lình xình