Hybrid View
-
26-10-2011 05:55 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Các cựu Thống đốc và câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng
Các cựu Thống đốc và câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng
“Tại sao chúng ta cho thành lập quá nhiều ngân hàng như vậy?” là nỗi bức xúc của nhiều đại biểu Quốc hội tuần qua, khi điểm về những vấn đề nóng của nền kinh tế.
Nỗi bức xúc này nhiều khả năng sẽ còn dấy lên một bầu không khí “nóng” ở nghị trường trong hai ngày 27 và 28/10 tới.
Từ trái sang phải: các cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm và Lê Đức Thúy.
Thủ tướng, ngay trong phiên khai mạc Quốc hội đã khẳng định về một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012 trong điều hành kinh tế là “tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính”.
Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã trở thành một sự kiện tất yếu, nó không hoàn toàn là thành quả của câu chuyện “náo động” cả hệ thống ngân hàng hồi tháng 9 vừa qua khi tân Thống đốc siết trần huy động 14%, mà là một sự kế thừa đã có chuẩn bị từ nhiều năm trước.
Dù vậy, đồng thời với câu chuyện tái cơ cấu, là dấu hỏi vì sao lại phải “tái” như vậy, và câu trả lời đang được nhiều lựa chọn, như cách nói của đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội): “Một nền kinh tế “đẻ” ra quá nhiều tổ chức tín dụng như của chúng ta là một hiện tượng bất bình thường”.
Cũng theo ông Quyền, cách đây nhiều năm đã xảy ra đổ vỡ hàng loạt tổ chức tín dụng nhân dân, đó là bài học đắt giá và bài học này đang có nguy cơ lặp lại. Ẩn ý sau nhận định đó, là câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai trong việc để xảy ra “hiện tượng bất bình thường” như vậy.
Muốn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, một hệ thống mà có đại biểu Quốc hội đã nhận xét “giống như chiếc bình pha lê mà bất kỳ một quyết định sai lầm nào cũng có thể khiến nó vỡ”, có lẽ cũng cần lắng nghe “tiếng lòng” của các cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, những người đã từng trực tiếp gắn bó với sự phát triển và sự sống còn của ngành này.
Là Thống đốc của hơn 20 năm trước, cựu Thống đốc Cao Sỹ Kiêm nói rằng thời của ông có mấy ngân hàng đâu, số ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ có khoảng 5 thôi. Nhưng hệ thống ngân hàng trong 20 năm qua sinh sôi nảy nở, là do thực tế khách quan, chứ cũng không nên coi đó là một sai lầm có chứa đựng sự “khác thường” nào trong đó cả. Và cũng như mọi quy luật của sự phát triển, bao giờ cũng có được, có mất, không thể nào tất cả đều là “toàn bích”.
Theo cựu Thống đốc, vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đặt ra cấp bách cũng không phải vì hệ thống này “đổ vỡ” đến nơi rồi, mà bởi vì đã đến thời điểm cần phải tái cơ cấu, vì tác động của kinh tế thế giới cùng thực tế phát triển và hội nhập của đất nước, và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nằm trong cả tổng thể tái cấu trúc của nền kinh tế, chứ có lạc lõng, khác thường gì đâu?
Ông Kiêm còn cho rằng tái cơ cấu, không có nghĩa là thực hiện phép “trảm” cơ học số lượng các ngân hàng. Sắp xếp, tái cấu trúc nhưng phải đảm bảo an toàn cả hệ thống, tránh để đổ vỡ dây chuyền. Các phương án cơ cấu phải dựa trên tính tự nguyện, tự giác và cùng tham gia của cả hệ thống. Dù các ngân hàng có được sản sinh ồ ạt từ “ngày hôm qua”, thì ngày hôm nay, cũng không thể cơ cấu, sắp xếp lại các ngân hàng một cách ồ ạt.
Là Thống đốc tạo nên thời kỳ “hưng thịnh” nhất về sự ra đời của các ngân hàng, cựu Thống đốc Lê Đức Thuý có lẽ nhiều ưu tư hơn cả mỗi khi dư luận nhắc đến câu chuyện của “ngày hôm qua”.
Bởi, như ngay tại thời điểm chuyển giao vị trí Thống đốc của ông vào khoảng giữa năm 2007, thì vẫn còn tiếp tục hơn 20 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng được gửi tới Ngân hàng Nhà nước, người kế nhiệm của ông, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã có quyết định cho dừng sự “thăng hoa” này lại.
Nhìn lại câu chuyện của ngày hôm qua để bàn đến câu chuyện tái cơ cấu của ngày hôm nay, ông Thuý khẳng định đây là quyết định cần thiết. Nhưng cũng như ông Cao Sỹ Kiêm, ông Lê Đức Thuý nói rằng đây là một công việc nhạy cảm và “cần những bước đi khôn ngoan”, chưa thể ngay lập tức giải thể hay sáp nhập các ngân hàng ngay.
Ông Thúy nói, không nên coi việc có quá nhiều ngân hàng nhỏ là một “tỳ vết” của quá khứ để tái cơ cấu với “ảo tưởng” rằng có tái cơ cấu mới tạo ra được các ngân hàng lớn mạnh hơn. Vấn đề quan trọng trước mắt là đặt lên “bàn cân” để cân độ yếu mạnh, xấu tốt của từng ngân hàng, giải quyết sự lành mạnh về tài chính, ngăn chặn tình trạng nợ xấu đang diễn ra trong hệ thống để nó không đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát, rồi sau đó mới tính đến chuyện tái cơ cấu.
“Tôi biết có người nói sở dĩ số lượng ngân hàng nhiều như hiện nay và nhiều ngân hàng có chất lượng yếu là do từ thời ông Thúy cho nhiều ngân hàng cổ phần nông thôn lên đô thị. Đúng là tôi đã yêu cầu các vụ, cục của Ngân hàng Nhà nước phải có một đề án để đưa lên đô thị”, ông Thúy giãi bày với báo giới.
“Nhưng thử nhìn lại thực tế của thời kỳ đó, có quy định ngân hàng nông thôn có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, một ngân hàng cổ phần đô thị vốn điều lệ tối thiểu là 70 tỷ đồng. Có một thực tế là lãi suất cho vay nông thôn bao giờ cũng cao hơn, các ngân hàng đô thị lại “tuồn” vốn về nông thôn, đó là một sự vênh về lãi suất. Trong khi đó, phân biệt hoạt động cho vay nông thôn hay là nông nghiệp nông thôn lúc đó là không có. Nếu không chuyển đổi như vậy, thì sẽ giải quyết những bất cập đó thế nào?”, cựu Thống đốc nói.
Lê Châu
tbktvn
Xem bài viết: Các cựu Thống đốc và câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng
-
26-10-2011 05:55 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Stock&Life (26/10/2011 17:32)
Chuyện đã rồi, moi móc thêm để làm gì. Trạng chết thì chúa cũng băng hà. Bây giờ toàn hệ thống phải đoàn kết và gấp rút để tái cơ cấu, đặt lợi ích chung lên lần đầu.
Hoàn tất xong thì cũng nên rút kinh nghiệm sâu sắc, làm chính sách thì phải vì lợi ích chung, toàn cục, xứng đáng là công bộc của dân.
Xem bài viết: Các cựu Thống đốc và câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng
-
26-10-2011 10:09 PM #3
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
trần văn đệ (26/10/2011 20:42)
2 cựu Thống đốc đều là những người giỏi cả. ko thể có kiểu CON trách BỐ MẸ là tại sao đẻ ra nhiều con cái thế, trong khi 1 MẸ NUÔI ĐƯỢC 10 CON - NHƯNG 10 CON KO NUÔI ĐƯỢC 1 MẸ. Hãy nghĩ lại mình là phận con đã làm được gì để hoàn thiện cho chính bản thân mình - có hiếu với BỐ MẸ - có ích cho xã hội. thử nghĩ lại xem :
1. trước năm 2007 VN ntn ? - ổn định tiền tệ - dự trữ ngoại tệ cao - nợ nước ngoai và nợ xấu ít - ko có vàng và usd hóa - tỉ giá ổn định (< 16000vnd/1usd) - đầu tư và nợ công ít (bây giờ thì vẽ ra quá nhiều tràn lan - thất thoát lãng phí - tham nhũng - kém hiệu quả) - vnd ko mất giá - v.v...và v.v...
2. từ năm 2007 đến nay thì hoàn toàn ngược lại 180 độ. thế thì tại sao lại trách các bậc tiền bối được, họ có gì sai đâu, họ có quản lý điều hành NHNN trong thời gian này đâu, thời nào cũng vậy ai làm người đó chịu (đều được pháp luật trao quyền hạn - trách nhiệm - nghĩa vụ - chức trách - v.v...hẳn hoi, mà lại quản lý điều hành quá kém để cả đất nước phải tụt hậu. tại sao lại đổ vạ cho khách quan, cho quá khứ, cho người khác - thật là quá kém về khả năng PHẢN BIỆN )
Xem bài viết: Các cựu Thống đốc và câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém: Sáp nhập hay bơm vốn để “giải cứu”?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 20-10-2011, 06:13 PM -
Câu chuyện sàng lọc ngân hàng đang bắt đầu?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 11-10-2011, 08:17 AM
Bookmarks