Bài 6: Hội tụ và phân kỳ
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 4 của 4

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      30
      Được cám ơn 24 lần trong 10 bài gởi

      Mặc định Bài 6: Hội tụ và phân kỳ

      §1. KHÁI NIỆM

      Hội tụ và phân kỳ là những kiến thức quan trọng trong PTKT vì chúng có mặt ở hầu hết các chỉ số thông dụng: Chỉ số xung lượng (Momentum), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), chỉ số trung bình động (MA), trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD), phương pháp phân tích khối lượng…
      Nắm vững các khái niệm hội tụ và phân kỳ, chúng ta dễ dàng phát hiện được:
      -Những tín hiệu cảnh báo khi thị trường thay đổi xu thế
      -Các tín hiệu giao dịch, tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường

      HÌNH THÁI
      Khi đường biểu diễn các chỉ số (Momentum, RSI, MACD…) di chuyển cùng chiều (tăng, giảm) với đường giá: hiện tượng hội tụ.
      Khi các đường chỉ số kể trên di chuyển ngược chiều với đường giá: hiện tượng phân kỳ.
      Hiện tượng phân kỳ chia ra:
      -Phân kỳ dương: đường chỉ số tăng – đường giá giảm
      -Phân kỳ âm: đường chỉ số giảm – đường giá tăng

      TỔNG QUÁT


      Chúng ta hãy theo dõi và phân tích hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số RSI và đường giá trong ví dụ dưới đây.

      Hình 1: Hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số RSI và đường giá


      §2. SỬ DỤNG

      1. NGUYÊN LÍ:
      Phát hiện được hiện tượng hội tụ, chúng ta sẽ: Duy trì được xu hướng tốt để thu lời bằng cách để cho tiền lãi tiếp tục tăng trưởng.
      Phát hiện được hiện tượng phân kỳ, chúng ta sẽ: có những quyết định hợp lý (cắt lỗ, chốt lời) một cách kịp thời vì phân kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc:
      -Phát sinh các tín hiệu mua bán
      -Cảnh báo thị trường sẽ đổi chiều
      Phân kỳ dương báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu hướng sang tăng
      Phân kỳ âm báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu thế sang giảm

      2. GIAO DỊCH VỚI HỘI TỤ
      Đường chỉ số và khuynh hướng giá hội tụ xác nhận xu hướng thị trường không thay đổi. Khi đó, chúng ta sẽ duy trì được vị thế giao dịch (giữ cổ phiếu) để giá cổ phiếu tiếp tục tăng.
      Ở trạng thái hội tụ, giá tăng đột ngột là hợp lý. Khi đó có thể bắt đầu tiến hành giao dịch. Cụ thể, bắt đầu mua vào mỗi khi có hiện tượng điều chỉnh giá.
      Lưu ý: chỉ bắt đầu giao dịch khi cả hai đường chỉ số và đường giá đồng thời tạo ra các điểm cao mới. Dứt khoát không tham gia thị trường khi chỉ có một trong hai đường kể trên tạo nên các điểm cao mới vì nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm.

      3. GIAO DỊCH VỚI PHÂN KỲ:
      Thị trường trong xu hướng tăng:
      Phân kỳ là tín hiệu thoát khỏi vị thế của các nhà đầu tư đã tồn tại khá lâu rồi. Khi đó hành động tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng mọi tư thế để kịp thời đối phó với xu hướng sắp xẩy ra.
      Thị trường trong xu hướng giảm:
      -Phân kỳ là dấu hiệu tiên đoán giá sẽ ổn định, điều chỉnh hoặc đảo chiều. Do đó, hành động tốt nhất lúc này là chốt lời khi đường giá phá vỡ mức ổn định hiện tại để mở đầu một xu hướng mới.
      -Tóm lại, khi xuất hiện phân kỳ, giá cổ phiếu thường thay đổi. Nếu giá giảm cần hành động ngay (cắt lỗ hoặc chốt lời)

      Mặc dầu người viết cố gắng diễn đạt thật đơn giản và dễ hiểu nhưng rõ ràng những khái niệm trên vẫn có vẻ trừu tượng. Điều này dễ hiểu vì bài này nằm trong loạt bài “Phần 1: Những khái niệm mở đầu” và chúng ta đã tiếp thu chúng trong khi chưa được trang bị đầy đủ những công cụ phân tích cụ thể. Hy vọng sau khi tìm hiểu các bài tiếp theo (Phần 2), những khái niệm trên sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn.

      Chu Xuân Lượng
      Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock
      Last edited by nguyenquangminh; 30-09-2009 at 02:45 PM.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình