Theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam thì chênh lệch định giá lại tài sản góp vốn liên doanh sẽ được hạch toán vào TK 711 (lãi khác) hoặc 811 (lỗ khác). Vì vậy việc GMD ghi lợi nhuận một lần này hoàn toàn theo đúng chuẩn kế toán Việt Nam.

Xem xét vấn đề này ở khía cạnh khác có thể thấy việc này có thể tạo ra trào lưu bóp méo lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Trong một thị trường BĐS thiếu minh bạch và thiếu active như tại Việt Nam, hai bên góp vốn có thể thỏa thuận với nhau và với một đơn vị định giá thứ 3 để cùng nâng giá tài sản góp vốn của nhau, từ đó tạo ra lợi nhuận đột biến của cả hai bên.

Về mặt định giá cổ phiếu, luồng tiền một lần này sẽ chỉ làm gia tăng giá trị cổ phiếu đúng bằng phần chênh lệch giá trị tài sản định giá lại (dòng tiền này xuất hiện ở thời điểm hiện tại nên không bị chiết khấu). Tuy nhiên NĐT Việt nam nhìn chung có xu hướng chỉ nhìn EPS tức thời và các CTCK cũng cố tình định hướng NĐT theo hướng trên nên TTCK Việt Nam, tương tự như các thị trường mới nổi khác, giá ck biến động nhiều hơn vài lần so với các thị trường phát triển, nơi NĐT hiểu rõ bản chất dòng tiền hơn.