Chủ đề: PVC - Tại sao không có sóng?
Threaded View
-
22-09-2009 10:40 AM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2009
- Bài viết
- 133
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
PVC - Tại sao không có sóng?
Tiềm năng cổ phiếu ngành dầu khí
Cổ phiếu các DN thuộc ngành dầu khí lâu nay đã giành được vị trí nhất định của giới đầu tư không đơn giản vì kết quả kinh doanh mà còn vì bản thân ngành dầu khí đã có một vị thế quan trọng với tiềm năng phát triển lâu dài
Tiềm năng phát triển lâu dài của ngành dầu khí
Cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí lâu nay đã giành được sự “nể trọng” nhất định của giới đầu tư không đơn giản chỉ vì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, mà còn vì bản thân ngành dầu khí đã có một vị thế quan trọng với tiềm năng phát triển lâu dài.
Ngành dầu khí Việt Nam hiện hoạt động tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu dầu thô lọc dầu, cung cấp các dịch vụ khai thác và chế biến sản phẩm dầu khí như gas, hoá chất, phân đạm, phục vụ cho sản xuất điện và vận tải. Có nhiều lý do để ngành dầu khí sẽ phát huy tốt hơn nữa trong những năm tới.
Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhờ sự gia tăng cả về khối lượng xuất khẩu và giá. Với 5 mỏ được phát hiện năm 2008, trữ lượng dầu khí của Việt Nam đã tăng lên 127 triệu tấn.
Xuất khấu dầu mỏ đang đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước (trên 20% thu ngân sách nhà nước là từ xuất khẩu dầu thô). Trong giai đoạn 2009 - 2015, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sẽ đầu tư 19 tỷ USD để mở rộng các hoạt động lọc và chế biến dầu, nhằm dần đáp ứng được nhu cầu dầu trong nước.
Thứ hai, nhu cầu về dầu thành phẩm ước tính tăng khoảng 8% và các nhà máy tại Việt Nam đã và đang dần đáp ứng được nhu cầu này. Với việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiếp đó là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Nhà máy số 3 Long Sơn mới vào hoạt động, Việt Nam sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu về dầu thành phẩm, khoảng 40% trong 1 - 2 năm gần đây và 70% trong 6 - 7 năm tới.
Thứ ba, thị trường gas và khí hoá lỏng vẫn rất tiềm năng; các sản phẩm gas, hoá chất và phân đạm ngày càng tăng, đặc biệt là trong các khu công nghiệp và dân dụng, với mức tăng ước tính khoảng 10%/năm.
Thứ tư, các dịch vụ kỹ thuật (khoan và giàn khoan), dịch vụ vận chuyển, tài chính, bảo hiểm dầu khí phục vụ ngành dầu khí cũng tăng lên, với việc mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác dầu cả ở trong nước và quốc tế. Tất nhiên, khả năng tăng trưởng của ngành dầu khí vẫn phải đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới.
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ vẫn phải nhập khẩu dầu thô, chịu ảnh hướng từ biến động của giá dầu thế giới. Trong bối cảnh khó khăn, sự sụt giảm tiêu thụ xăng dầu toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu dầu của Việt Nam (giá trị xuất khẩu dầu vừa qua vẫn tăng là do giá dầu thế thế giới tăng).
Mặt khác, Việt Nam đang là nước nhập siêu xăng dầu, nên chi phí xăng dầu tăng, cùng với nhu cầu xăng dầu tăng 14 - 15%/năm sẽ là thách thức cho ngành dầu khí trong ngắn hạn. Hơn nữa, khai thác dầu khí là khai thác tài nguyên, mà tài nguyên thì sẽ dần cạn kiệt, một số mỏ dầu lớn như Bạch Hổ trữ lượng đã cạn đần.
Do vậy, tiềm năng của ngành dầu khí còn phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm những mỏ mới; khả năng hợp tác với các nước khác ở khu vực châu Mỹ và Trung Đông để thăm dò và khai thác; khả năng phát triển các sản phẩm phái sinh từ dầu mỏ, như điện, đạm, khí đốt hóa dầu...
Hậu quả đầu tư của nhóm cổ phiếu ngành dầu khí
Trở lại với các cổ phiếu của doanh nghiệp ngành dầu khí hiện tại, trên các sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội (HOSE và HNX) có 23 công ty thuộc ngành dầu khí niêm yết, bao gồm các công ty sản xuất và kinh doanh dầu khí, khí hóa lỏng, xăng dầu, hóa chất (DPM, PET, PGC...); doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về giàn khoan, kỹ thuật dầu khí (PVD, PVC, PVS); doanh nghiệp vận tải dầu khí (VSP, PVT) hay cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm (PVFC, PVI). Đây là nhóm cổ phiếu có vị trí quan trọng trong danh mục của nhiều nhà đầu tư.
Theo tính toán, ngành dầu khí đem lại hiệu suất trung bình cho nhà đầu tư khoảng 17%, trong đó hiệu suất sử dụng tài sản là 10%, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 20%. Một số công ty có hiệu suất sinh lợi và đầu tư tốt là Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn (PSC), Công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí (PVC) hay Công ty Tài chính cổ phần dầu khí (PVFC), Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (DMP)...
Đến thời điểm này, PVD và PVC đem lại thu nhập cao cho nhà đầu tư gần 6.000 đồng/cổ phiếu (EPS). Những công ty này còn cho thấy tốc độ tăng trưởng về quy mô và thị phần khá ổn định, với mức tăng khoảng 14%/năm. Cổ phiếu ngành dầu khí sẽ còn tiếp tục được bổ sung cùng với lộ trình cổ phần hóa các công ty thuộc ngành dầu khí.
Trong 5 tổng công ty do PVN nắm giữ 100% vốn, Tổng công ty Khí gas Việt Nam (PV Gas) và Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) sẽ tiến hành cổ phần hóa cho các cổ đông đại chúng, trong khi PVN vẫn nắm giữ trên 50% cổ phần cho đến hết năm 2009.
Ngoài ra, Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC), Công ty cổ phần Du lịch dầu khí Phương Đông (PTC) dự kiến sẽ niêm yết tại HNX vào quý IV năm nay.
Cùng với triển vọng tăng trưởng lâu dài do nhu cầu về các sản phẩm, chế phẩm từ xăng dầu, khí đốt, hóa chất càng ngày càng tăng, các doanh nghiệp trong ngành dầu khí cũng ngày càng chuyên môn hóa trong hoạt động đầu tư, để đón đầu nhu cầu thị trường và tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Vì vậy, nhà đầu tư biết chọn lọc các doanh nghiệp có thế mạnh về sản phẩm theo từng thời kỳ, đón được nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm đó, thì đầu tư vào cổ phiếu ngành dầu khí hoàn toàn có thể đem lại hiệu suất tốt trong trung và dài hạn.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks